Có bao giờ bạn được bạn bè tìm đến và nhờ đưa ra một lời khuyên cho họ trong một lĩnh vực nào đó mà họ không hề rõ- và họ tin là bạn có thể giúp họ đưa ra lựa chọn đúng đắn?
Từ những việc nhỏ nhặt vụn vặt trong cuộc sống cho đến những quyết định to lớn trong cuộc đời thì hẳn ai cũng có nhu cầu muốn chia sẻ và mong được lắng nghe lời khuyên và ý kiến từ những " tiền bối" " đồng minh" những người thân thiết trước khi họ đưa ra quyết định.
Nên mua nhà ở quận mấy nhỉ? Nên nhảy việc không? Nên chia tay nhỏ đó không? Nên chăm sóc da khi bị mụn như thế nào ta? Nên mua cái đầm đó không?
Việc đứng trước quá nhiều sự lựa chọn đã luôn làm người ta phải lăn tăn suy nghĩ rất nhiều và không phải câu hỏi nào chị Google cũng có thể giúp đỡ chúng ta.
Những lúc như vậy bạn sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào?
Việc đưa ra lời khuyên và áp đặt suy nghĩ là hai khái niệm rất khác nhau nhưng mà chỉ cần thái độ khác môt chút thôi là sẽ thành như nhau.
1. Phân tích mổ xẻ một chút nào.
- Việc đưa ra lời khuyên:là phân tích đúng sai, ưu điểm khuyết điểm, đứng từ góc nhìn-kinh nghiệm của bản thân mình một cách khách quan cho người nghe người nhận để người đó nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc nhìn hơn và dễ dàng đưa ra được lựa chọn cuối cùng. Và quyết định dù đúng hay sai, chọn A hay B vẫn là quyết định của người đó, trách nhiệm của người đó. Đương nhiên đưa lời khuyên ở đây là lời khuyên tốt, ở góc độ hướng người đó chọn được hướng đi đúng nhất và tốt nhất.
- Áp đặt suy nghĩ: đây là cái chỉ khác lời khuyên ở thái độ thể hiện và mindset của bạn. Đến thời điểm mà việc đưa ra lời khuyên không phải là nhằm mục đích phân tích và giúp người kia “lựa chọn” đúng đắn mà thành => nhất định phải theo cái đó, phải chọn hướng đi này này vì tôi nói bạn rồi cái đó mới đúng=> nhất định phải theo lời khuyên của tôi, không theo thì bạn sẽ hối hận, bạn ngu ngốc,...bỏ cái kia đi trời ơi blah..... Khi đó bạn đã cố ép người khác đi theo sự hướng dẫn của bạn, đi theo con đường của bạn...và nó là áp đặt. Đồng ý là mục đích của bạn vẫn là muốn tốt hơn cho người đó nhưng mà lại thành sự ép buộc và phản đối gay gắt. Tóm lại là khi bạn cướp đi cái quyền lựa chọn của người kia và “ép” họ theo ý bạn thì là áp đặt.
Nguồn: cafefcdn.comViệc đi áp đặt suy nghĩ sẽ thường xảy ra ở nhóm người " dày dặn kinh nghiệm, trải đời" và người bị áp đặt suy nghĩ đương nhiên thường là những người "trẻ, còn non và xanh". Nhưng sẽ như thế nào khi hay cả với những người bằng vai phải lứa, bằng tuổi- bằng kinh nghiệm sống nhưng khi nói chuyện với họ bạn cũng thấy rất khó chịu và vô tình nó trở thành cảm giác " lên mặt dạy đời"?Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đa dạng đa chiều. Cùng một vấn đề mà với mỗi một con mắt lại là một góc nhìn khác nhau rồi. Ngoại trừ những thứ cứng nhắc và có quy tắc, định luật thì còn lại đều là 10 người 10 ý rồi. Giống như câu chuyện về cái bút trong cuốn
“ Nghiệp tình yêu” của Kesha Michael Roach vậy.Một người bước vào căn phòng họ thấy một cái bút..với họ đó là cái bút để trên bàn..nhưng cùng lúc đó một chú chó chạy vào phòng thì với nó cái bút đó không phải là cái bút..nó chỉ coi đó là đồ chơi thôi. Bởi vậy, cái bút có là cái bút hay không là do chủ thể khác nhau, cách suy nghĩ khác nhau. Bạn không thể nào bắt con chó nghĩ rằng đó là cái bút được đúng không? Bạn ép nó bảo nó đó là cái bút thì nó đâu có hiểu ?/! "Động vật cũng có quyền mà".
Nếu cái bút đến từ phía của nó thì khi đó, con chó sẽ phải coi nó là cái bút...thậm chí có khi vồ lấy nó rồi viết một bài thơ cũng nên - một bài thơ dành cho người bạn gái của nó chẳng hạn, 'Em có cái đuôi thật đẹp!"- Trích từ " Karma of love" Nguồn ảnh: InternetLấy một ví dụ thực tế thì: Khi mình đi shopping, lúc nào cũng sẽ có những nhân viên sale xinh xắn đi bên cạnh để hỏi xem mình cần tìm gì để tư vấn. Ví dụ người đó ban đầu vs mục đích tốt muốn chọn cho mình một bộ đồ hợp với dáng người mình nên họ khuyên mình nên thử sét đồ này bên họ. Mình thử đồ-bước ra và thấy không hợp nên mình trả lại. Câu chuyện kết thúcNhưng ngược lại nếu người ta cứ kè kè đi bên cạnh và bắt mình phải mua bộ đồ này vì nó quá đẹp và thời thượng (đối với họ) thì mình sẽ chạy ra khỏi cửa hàng đó luôn và chắc là sẽ không quay lại lần 2. Cùng chung mục đích là giúp người khác có được quyết định đúng đắn nhất nhưng mà cách thể hiện và việc tránh để từ đưa lời khuyên thành áp đặt suy nghĩ lên người khác thì mình nghĩ không phải ai cũng làm được.Việc cứ bắt ép họ làm theo cái ý tốt đó bằng được mà chẳng hề quan tâm xem họ có muốn hay không, có thích hay không, có đồng ý quan điểm đó hay không thì vô tình làm họ ngột ngạt, khó chịu và cảm giác đang bị kiểm soát, không được tôn trọng. Đây là thế kỷ 21 rồi, ai cũng có quyền tự do, tự do về mọi thứ mà bản thân họ có thể kiểm soát được sự tự do đó không làm hại đến ai. Tự do ngôn luận, tự do thân thể, tự do suy nghĩ, tự do quyết định, tự do tinh thần, tự do vật chất. Hãy đưa là lời khuyên một cách khéo léo đừng cướp đi sự tự do của người khác và để người nhận lời khuyên của bạn không phải khó xử nhé!