Thế giới hiện đại, dù tốt hơn hay xấu đi, vẫn khởi dậy từ Châu Âu

Tại sao có có quá nhiều quốc gia trong một không gian tương đối nhỏ như Châu Âu. Bởi vì các con sông không kết nối, chúng hình thành các ranh giới tự nhiên.
Bắc Âu vốn giàu có hơn so với các nước phía nam trong mấy thế kỷ. Bắc Âu công nghiệp hóa sớm hơn so với Nam Âu và vì vậy thành công hơn về mặt kinh tế.
Công giáo Nam Âu đã khiến vùng này trì trệ, trong khi đạo đức lao động của phái Tin Lành góp phần thúc đẩy các quốc gia phía bắc phát triển cao hơn.
Bản đồ các nước Châu Âu
Bản đồ các nước Châu Âu

1. Italy

Miền Nam nước Ý vẫn lạc hậu hơn so với miền Bắc, và mặc dù Ý đã là một nhà nước thống nhất kể từ năm 1871.
Các trung tâm công nghiệp nặng, du lịch và tài chính ở miền Bắc từ lâu đã mang lại sức sống cao hơn.

2. Tây Ban Nha

Tây Ban Nha cũng đang và vẫn luôn phải vật lộn vì địa lý của nó, do vùng đồng bằng hẹp ven biển có đất khô cằn. Thương mại với Tây Âu bị cản trở bởi dãy Pyrenees.
Những nhược điểm về địa lý và tài chính cố hữu tiếp tục kìm giữ Spain lại và làm trầm trọng thêm các vấn đề về bội chi và sự kiểm soát chính sách tài chính công lỏng lẻo.
Tây Ban Nha là 1 trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

3. Hy Lạp

Bờ biển Hy Lạp đa phần là những vách đá dốc đứng và rất ít đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp.
Vùng nội địa cũng là những vách đá dốc đứng hơn.
Địa lý Hy Lạp gây khó khăn cho họ
Địa lý Hy Lạp gây khó khăn cho họ
Đất liền của Hy Lạp được che chắn bởi núi non, khoảng 1400 hòn đảo, chỉ có khoảng 200 đảo có người sống.
Trong chiến tranh lạnh Hoa Kỳ và Anh tài trợ cho Hy Lạp một số nhu cầu quân sự nhằm ngăn chặn Liên Xô khỏi vùng biển Aegea và Địa Trung Hải. Chiến tranh kết thúc, các chi phiếu cũng ngừng lại. Nhưng Hy Lạp vẫn tiếp tục chi tiêu.
2012, các gói tài trợ của EU yêu cầu Hy Lạp thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng để đất nước này không vỡ nợ và vẫn ở trong khu vực đồng euro.
Những quan niệm khuôn mẫu về dân miền Nam lười biếng hoang đàng, và dân miền Bắc cần mẫn chu đáo nhanh chóng xuất hiện trở lại.

4. Ba Lan

Dân số 38 triệu người. Ba Lan cũng là một trong những thành viên lớn về diện tích và nền kinh tế của họ đã tăng trưởng gấp đôi kể từ khi trỗi dậy từ sau Bức Màn Sắt.
Ba Lan được coi là phòng tuyến lý tưởng giữa Nga và kẻ thù nếu chiến tranh có xảy ra.
Cũng như Pháp, Ba Lan muốn Đức bị khóa chặt trong EU và NATO.
Năm 1999, Ba Lan gia nhập NATO, mở rộng tầm với của NATO đến gần Moscow thêm bốn trăm dặm.

5. Đức

Sau khi Đế quốc La Mã Thần Thánh tan rã vào năm 1806, Liên bang Đức gồm 39 tiểu bang sáp nhập lại tại Hội Nghị Vienna năm 1815.
Nước Đức thống nhất vào năm 1871 sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.
Đức luôn có những vấn đề về địa lý lớn hơn so với Pháp. Hai lý do là phía tây của Đức là người láng giềng Pháp hùng mạnh và phía đông là gấu Nga khổng lồ.
EU hiện nay đã được thiết lập sao cho Pháp và Đức có thể ôm ghì nhau trong một vòng tay yêu thương để không bên nào có thể buông tay ra đấm người kia.
Đức là quốc gia đông dân và giàu có nhất châu Âu, với 82 triệu dân và nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.

6. Vương quốc Anh

Kẻ dõi theo tất cả những âm mưu ở lục địa từ ngoài khơi Đại Tây Dương là nước Anh. Họ đứng ngoài cuộc trong thế "cô lập hào nhoáng".
Về địa lý, Anh nằm ở vị trí đắc địa. Đất nông nghiệp màu mỡ, sông ngòi thuận tiện, khả năng tiếp cận tuyệt vời với biển và nguồn thủy sản, đủ gần lục địa châu Âu để buôn bán song lại được che chở nhờ vị thế đảo quốc.
Lý thuyết nước Anh có nhiều tự do và ít chuyên quyền vì họ có ít nhu cầu về các "strong men" hoặc các nhà độc tài.
Bốn mươi năm sau khi gia nhập EU, Vương quốc Anh quyết định rời EU với 2 nguyên nhân chính là chủ quyền lãnh thổ và nhập cư.
Brexit
Brexit

7. Pháp

Pháp có vị trí tốt nhất trong đồng bằng Tây Âu.
Dải đất màu mỡ, lớn nhất và nhiều con sông được kết nối với nhau. Đặc biệt hưng thịnh thời của Napoléon.
Cả Pháp và Đức hiện đang làm tất cả để giữ Liên minh Châu Âu: họ coi nhau như những đối tác tự nhiên. Nhưng chỉ mình Đức có kế hoạch B - nước Nga.
#nguồn: tổng hợp được từ cuốn sách "Prisoners of Geography" cho bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về địa chính trị.