Võ biền phục 武弁服 là một loại áo được hoàng đế mặc cho dịp tế lễ trước khi xuất chinh. Võ biền phục xuất hiện lần đầu vào thời Hồng Vũ, nhưng khi đó nó vẫn chưa có quy chế cụ thể. Minh thực lục《明实录》chép:
诏定《军礼》,中书省臣会诸儒臣议:「古者天子亲征,所以顺天应人、除残去暴以安天下,自皇帝习用干戈以征不享,此其始也。周制天子亲征,则类于上帝,宜于大社,造于祖庙,祃于所征之地及祭所过山川,师还则奏凯,献俘于庙社。又有『宣露布』之,若遣将出师,则授以节钺,亦告于庙社,祃祭而旗纛后行。宋又有祭告武成王之礼,归则奏凯献俘,然后天子论功行赏。」于是,历考旧章,定为《...亲征...》、《遣将...》诸礼仪奏上,诏并从之。
“Hồng Vũ nguyên niên,… vua ra chiếu, muốn định rõ về quân lễ; các quan thuộc trung thư tỉnh hợp lại ý của các nho quan và thưa rằng:  'Ngày xưa, khi bậc thiên tử xuất chinh, họ trừ tàn diệt bạo cho thiên hạ được bình an, như vậy mới có thể thuận ý trời, hợp lòng người; nhưng khi đó, chỉ có tự vua cầm vũ khí đánh trận, mà lại không có cúng tế gì cả. Từ đó, (việc cúng tế) bắt đầu xuất hiện. Theo định chế thời Chu, thiên tử khi thân chinh phải làm lễ tế Loại (类) cho Thượng đế, tế Nghi (宜) ở đại xã, tế Tạo (造) ở tổ miếu, tế Mã (祃) ở chỗ đất đóng quân và làm lễ cúng ở các dòng sông, ngọn núi đã băng qua. Đoàn quân khi trở về thì tấu khúc khải hoàn, hiến tù binh cho miếu xã. Lại theo Tuyên lộ bố (宣露布), khi khiển tướng xuất quân, (vua) trao phù tiết, rìu lễ cho tướng quân, rồi bố cáo tại miếu xã, sau đó tiến hành tế Mạ và cúng bái, rồi cuối cùng mới dựng cờ đạo mà khởi hành. Thời Tống, lại có lễ tế cáo Võ Thành vương (1): khi trờ về thì tấu khúc khải hoàn, hiến dâng tù binh; sau đó thiên tử sẽ luận công để ban thưởng.' Như vậy, khảo lại các điển chương, (quần thần) định ra các quy tắc lễ nghi như thân chinh, khiển tướng..., rồi tâu lên vua. Vua ban chiếu, tỏ ý đồng thuận.”
1.     tức Khương Tử Nha.
Tử Sản 子产 - môn đệ của Khổng Tử - mặc áo võ biền.
Tử Sản 子产 - môn đệ của Khổng Tử - mặc áo võ biền.
Theo Đại Minh hội điển, năm Hồng Vũ thứ ba, cách tổ chức lễ tế cáo trước khi thân chinh là như sau:
《皇帝亲征告祭天地庙社仪》:一祭告天地, 前期,择日祭告天地、宗庙、大社,皇帝服武弁,乘革辂,备六军,具牲、币,作乐,行三献礼。
 [Hoàng đế thân chinh cáo tế thiên địa miếu xã nghi]"Khi tế cáo trời đất, trước đó, chọn ngày để tế cáo, chọn tông miếu, đại xã, áo võ biền của hoàng đế; (vua) ngồi trên xe cách nhạ (革辂). Sắpđặt cấm quân, chuẩn bị gia súc, vải lụa để hiến tế. Tấu nhạc, hành lễ tam hiến (三献). "
Quy chế cụ thể của áo võ biền được định ra vào thời Gia Tĩnh. Theo Minh thế tông thực lục《明世宗实录》, quyển 74, vào tháng ba năm Gia Tĩnh thứ sáu (1527),  Minh Thế tông hỏi Đại học sĩ Dương Nhất Thanh về áo võ biền; Thanh đáp rằng: “Đó là áo giáp, mũ trụ tựa như của hạng võ sĩ.” Một ngày nọ, khi đang đọc Điển hội《会典》, vua lại hỏi Thanh: “Các bậc Thái tông, Tuyên đế đều mặc áo võ biền trong lễ tế mạ trước khi thân chinh hoặc tuần biên. Đây cũng là một loại áo của võ sĩ sao?”
Thanh đáp: “(Vua) mặc áo võ biền khi có chiến sự, (cả bộ) có áo và mũ đều làm bằng da thuộc, mặc cùng thường trắng, giày trắng. Quy chế của áo võ biền cũng giống áo bì biền - đều chỉ có màu đỏ vậy. Phàm áo có cùng màu với mũ, áo làm từ da thuộc nhuộm đỏ. Khi phát động chiến sự, bậc đế vương thời xưa đội mũ da nhuộm đỏ rồi tuyên cáo ở thái xã, răn bảo binh sĩ, chuẩn bị hành trang, tế Mạ cho Hoàng Đế, Xi Vưu. Triều đình ta đã quy định trong Đại Minh tập lễ 《大明集礼》rằng: Mặc (áo) võ biền vào lúc giảng võ, xuất chinh, kiểm điểm tướng lĩnh, tế Mạ, tế Loại, tuyên cáo ở đại xã, thưởng tổ phạt xã (2), chuẩn bị quân trang. Khi thân chinh, hoàng đế mặc áo võ biền lúc tế cáo trời đất. Quy chế của võ biền là da thuộc nhuộm đỏ, kết thêm ngọc năm màu làm trang sức - xét tường tận thì là như thế”.
2.     Nguyên văn: 赏祖罚社.
Tranh vẽ áo võ biền trong <i>Đại Minh hội điển</i> 大明会典
Tranh vẽ áo võ biền trong Đại Minh hội điển 大明会典
Đến tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ tám (1529), Minh Thế tông lại nói với Trương Thông 张璁: “Trong Hội điển, các điều lệ cho lúc thân chinh có ghi rằng: phàm những lúc lễ tế Loại, Tạo, Nghi, Mạ, vua đều phải mặc áo võ biền. Đây là quy chế của một đời, không thể làm sơ sài được. Nay đang lúc trùng hiệu Hội điển, thiết nghĩ nên tạo ra và bổ sung cho quy chế sẵn có. Khanh hãy nói kỹ cho trẫm xem sao”.
Trương Thông đáp:
“Quốc triều xem xét cái tăng giảm từ xưa (? Nguyên văn: 国朝视古损益), đều được thể hiện qua quy chế áo bì biền. Quy chế của áo bì biền đã rõ ràng, quy chế áo võ biền cũng y hệt thế; (chỉ khác ở chỗ) mũ bì biền làm từ sa (纱) đen, mũ võ biền làm từ sa màu đỏ thẫm mà thôi”.
Vua Minh xem qua tranh vẽ, đọc qua mô tả của áo võ biền, rồi hỏi lại Thông:
“所绘有形,但无系处,想亦有失,冠制古象上尖,今皮弁则圆。朕惟上锐者,取其
径利,当如古制可也。又衣裳韠舄皆赤色,何谓?且佩绶俱无,而于祭用之,可乎?”
“Trong tranh có vẽ tất (韠), nhưng tất lại không có chỗ thắt, (khi đeo thì) cảm thấy lúc có lúc không. Theo tượng cổ thì mũ nhọn, nay là mũ da và lại có hình tròn. Trẫm nghĩ nếu mũ có đỉnh nhọn (上锐), thì nên chọn cái thẳng và nhọn (径利); như cổ chế thì cũng được. Y, thường, tất, giày đều có màu đỏ cả, tại sao vậy? Bội (佩), thụ(绶) đều không có, mà áo lại dùng cho dịp tế lễ, thế cũng được sao?”
Thông đáp:
“Từ xưa, khi mặc miện phục, bì biền, chưa từng có ai không dùng tới cách đới. Đằng trước cách đới buộc phất, đằng sau thì buộc thụ. Tất làm bằng da thuộc, chỉ được treo ở cách đới mà thôi. Trong việc võ, cần thể hiện sự uy phong, vậy nên sắc áo toàn dùng màu đỏ”.
Thế tông đáp: “Mũ và áo võ biền, y, thường, giày, tất đều theo cổ chế, nay có thêm cách đới, bội thụ và khuê”.   
Rồi lệnh cho bộ Lễ: “Thánh tổ bản triều đã định rằng: khi thiên tử thân chinh, tất phải làm lễ tế, lúc hành lễ phải mặc áo võ biền. Kể từ khi đất nước thái bình, các chế độ bị khiếm khuyết đã lâu, nên trẫm đã cùng bổ thần Thông xem xét kỹ càng, bổ sung khảo đính. Nay, (trẫm) muốn lệnh các nha môn tạo mới (áo võ biền), nhằm hoàn thiện thánh chế của triều ta. Bộ Lễ các ngươi hãy chọn ngày tốt rồi làm”.
Như vậy, mũ võ biền màu đỏ, chóp nhọn, trên mũ có 20 đường khâu, ở giữa mỗi đường đều đính ngọc năm màu. Y, thường, phất, tích đều có màu đỏ. Ngọc khuê có khắc bốn chữ “thảo tội an dân” (讨罪安民) theo thể chữ triện. Vua mặc áo võ biền khi thân chinh khiển tướng.
Áo võ biền, theo <i>Đại Minh y quan đồ chí </i>大明衣冠图志. Mình không đăng được ảnh với chất lượng tốt hơn, xin thứ lỗi người đọc.
Áo võ biền, theo Đại Minh y quan đồ chí 大明衣冠图志. Mình không đăng được ảnh với chất lượng tốt hơn, xin thứ lỗi người đọc.
Bài viết được dịch theo On Costumes and Accessories of Emperors, Empresses, Concubines and Imperial Clans of Ming dynasty 明代帝后与宗室服饰述论.  
Phần tài liệu có thể được đọc tại đây: https://www.dpm.org.cn/Uploads/File/2019/12/15/u5df5edcb36fd7.pdf