Mười chín năm trôi qua đằng đẵng, tôi vẫn luôn được hỏi câu" mục đích tôi đến Trái Đất để làm gì?". Để sống chứ không tồn tại, để học làm người cùng chung sống, để tự khẳng định mình_Tôi đáp (người nào hỏi tôi vẫn đinh ninh là thế), có người hỏi để thể hiện sự quan tâm tôi ư? Phải chăng là để họ tự soi rọi đối chiếu với chính mình? Hay để lộ liễu ra năm vị trái đắng của trần thế: Sung sướng - khổ đau, được - mất, khen - chê, yêu - ghét, danh tiếng - ô nhục. Có người đặt ra câu hỏi mới biết được. 
Trong số ý trên, tôi chỉ giải thích ở ý đầu tiên- Sống là phải có mục đích, có lý tưởng. Bạn biết không? Có một lần tôi đi học bơi ở Tân Bình( kỹ năng đã thành thạo các loại kiểu bơi) đi thi đấu tranh giải này giải nọ, rồi một hôm thầy huấn luyện viên cho đi phượt và mục tiêu là thực hành bơi ở biển Vũng Tàu. Một ngày hè, thầy hỏi: các bạn có nghe thấy tiếng ve kêu ôi ả giữa lòng trời ôi bức? Và có nghe cả tiếng bằng lăng tím thở dài cho những kiếp người " lục bình trôi" trong khi ta vẫn may mắn hơn? Chao ôi! Trong tôi giờ đây chỉ muốn làm phận lục bình cơ, chân tay tôi run rẩy như thể ngất đi mất vì phải chiến đấu với biển khơi ư? Trước khi xông trận, thầy chạy ca nô và cả đội cứu hộ đi theo bên thầy, đoàn người chúng tôi gồm 12 người bơi ra biển. Thoạt tiên, thầy bảo: các em bơi càng xa càng tốt nhé!  Tôi nhớ như in người bơi ra dài nhất là 70m đa số bỏ cuộc vì mệt vì đuối vì ... và kêu cứu để được mọi người vớt lên ca nô. Thầy cười, tiếp tục dẫn chúng tôi ra xa thêm một đoạn nữa thầy nói: à, đây là còn cách tới bờ vài trăm mét các đồ đệ thầy và nhóm người cứu hộ thả chúng tôi xuống và họ một mạch chạy ca nô về bờ. Bọn chúng tôi la toán lên - bình tĩnh - phía trước chính là sự sống. Thế rồi may mắn thay, 12 người trong số chúng tôi ai cũng cố lên được tới bờ. Vậy câu trả lời quá rõ ràng. Thầy hỏi rằng tại sao ban đầu chúng tôi cố hết hết mà chỉ 70m còn lúc bơi về cả mấy trăm mét còn bơi được. Vấn đề là ở chỗ chúng ta biết được mục tiêu của mình để biết mà cố gắng để mà chinh phục.
Thế mà cuộc sống không chỉ dừng lại ở đó. Ta học kỹ năng mềm để quán xuyến mọi thứ tốt hơn?  Tôi tham gia vào các câu lạc bộ thiền- thổi sáo-đàn ghita-võ - viết thư pháp - học tiếng anh về danh nhân - cả thời gian viết lách. Tôi đã bị bạn bè nói biết bao là điều phỉ nhổ. Thậm chí là nhắn tin và tag nick facebook mình lên nói xấu cấp độ để câu "like", "view". "Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng." Thầy Thích Nhất Hạnh đã nhắn với tôi: "Một món quà mà một người nào đó tặng con, nếu con không nhận thì nó vẫn là của họ thôi."  Tôi thấy chẳng có gì là đúng hay sai trừ một thứ là " chân lý", chẳng có gì lớn hay nhỏ trừ một thứ là "tình thương". Thầy Đỗ Cao Sang tại BKE cũng khích lệ mà rằng " những người nào giận ta thì tốt bởi vì họ không phải là người bạn thật sự , chúng ta cũng không cần mà đặc biệt những người như thế khi ta có uy quyền hay nhờ giúp đỡ - chính họ là kẻ van xin trước tiên".  Trong Tiếng Anh có một câu tôi từng học ở thời phổ thông " A friend in need is a friend indeed". Tôi tạm hiểu "Trong khó khăn mới biết ai là bạn ta"Rồi đến sư cô Chánh Kiến cô hát trước bục giảng " Người khen ta - người là bạn ta, người chê ta- người là thầy ta". Một chiếc áo không thể mặc vừa cho tất cả, chỉ vì khéo nguỵ biện theo slogan "do ăn ở" mà cốt quan trọng nhất vẫn là ở chính mình. Chúng ta mường tượng thử mà xem khi ta thả vài hạt muối trắng vào một cốc nước nhỏ - vị mặn đắng. Đồng số lượng ấy ta thả xuống hồ- vị chẳng đáng là bao.
Tôi thấy không gì là vĩnh cửu, bất biến, thường hằng hay mãi mãi. Vốn là người như bao người khác, không phải là một nữ doanh nhân thành  đạt bởi lẽ không không phải là sở hữu của ai. Danh cao tiếng vọng, trong số họ cũng trở về ở ẩn. Quan trọng là có dũng khí chấp nhận bản thân ta trước đây từ thuở " lọt lòng" chứ? Chúng ta sinh ra không phải mang theo việc kinh doanh mua bán. những gì có thể những gì không thể buông xuống dù đành ta lao tâm lực không tác dụng. Ban đầu có sự nghiệp, không gì là không thể nếu ta coi đó là sự bắt đầu có được không? Nếu thế hệ ta mà nhụt chí thì đời sau cũng thế và mãi mãi muôn kiếp đều thế.
Người ta luôn mưu cầu hạnh phúc, trả một cái giá tương đương. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Phiền não sống ảo trong các game điện tử, để thỏa sức che đậy cái khoảng trống tâm can, suy đi nghĩ lại đó cũng chỉ là thuốc làm tê liệt, đột quỵ nơ-ron thần kinh tạm thời, trong phút chốc làm ta mân mê khoái chí đầu óc, kích thích các giác quan mắt, tay, chân nhưng tựu chung lại càng đau đớn vì không thể mãi ảo mà quên lãng đi thực tế, giấc mộng càng sang trọng, bất chợt tỉnh giấc càng làm con người ta thốn tim, gan ruột một cách phũ phàng, tàn nhẫn. Thỏa mãn như thế chẳng khác nào lấy nước muối làm nước giải khát, càng uống càng khát. Đôi mắt đau càng dụi càng sưng tấy, hỏng mắt. Niềm hạnh phúc tạm bợ chỉ là" nghệ thuật đòn bẩy" cho những mầm mống độc hại khác phát sinh, lan tỏa. Như thể là cái bóng thì việc hưởng thụ thật sự nơi nao?Tìm vui để khuất lấp cái não lòng, hỡi ôi lòng thắt lại để chìm đắm trong thế giới nghiện ngập : thuốc lá, rượu bia, ma túy... thứ đồi trụy. Tất cả chúng đều là khoái lạc làm cho người ta phấn chấn nhất thời, quên đi cái tôi hiện tại nhưng rốt cuộc   "Giật mình mình lại thương mình xót xa (Thúy Kiều- Nguyễn Du). Tỉnh lại càng đau, trống vắng, ê chề.
Vượt qua mọi "thạch trận", ta tìm những đỉnh cao để chinh phục, tìm những giới hạn để bức phá với tấm lòng rộng mở. We do not have the best of anything, but we can make the best of anything. Tôi tạm dịch chúng ta không có được mọi thứ tốt đẹp nhất nhưng chúng ta có thể tạo ra để mọi thứ được tốt đẹp nhất. Tôi có năm người thầy ( người thầy bục giảng- người thầy " sách"- người thầy "kinh nghiệm"- người thầy " những người đi trước", người thầy " internet). Và một trong những người thầy bục giảng khiến tôi ngả mũ bởi một câu nói đùa mà thấm thía vào từng tế bào len lõi vào sự nhỏ bé của mình như "ếch ngồi đáy giếng" vậy:
"Hơn thua so với chính mình
Hôm nay mình phải hơn mình hôm qua".