Âm thanh, ánh sáng và sóng điện từ
Kì vừa xong mình có học một môn tên là Tương thích trường điện từ. Thầy có giới thiệu mục đích để giúp chúng ta hiểu hơn về tác động...
Kì vừa xong mình có học một môn tên là Tương thích trường điện từ. Thầy có giới thiệu mục đích để giúp chúng ta hiểu hơn về tác động của sóng điện từ đến các thiết bị xung quanh, môi trường và con người. Nhưng tạm thời mấy thứ kiến thức chuyên ngành đó gạt sang một bên, trong bài viết này sẽ đề cập đến sóng âm, sóng ánh sáng và một chút sóng di động - làm sao để sử dụng chúng một cách tươi đẹp nhất.
1. Ánh sáng
Công ty cũ, ngày mình bước chân vào cũng là hôm tái cơ cấu, kê dọn và sửa sang cả mặt sàn khu văn phòng. Bàn ghế đang kê ngang chuyển sang dọc, lại thêm mấy cái vách ngăn khiến ánh đèn từ trần dọi xuống bị đổ bóng, tối hơi bình thường, điều này có một chút khó chịu...
Ngày còn đi học vẫn dùng đèn vàng sợi đốt, chân đế bằng nhựa có gắn thêm cục bê tông để tăng trọng lượng và củng cố sự vững chắc của nó. Bạn có bao giờ tự hỏi bóng bao nhiêu W là hợp lý chưa ?
Để trả lời mấy câu hỏi "ngớ ngẩn" nếu trên, chúng ta cùng thử xem xét một chiếc bóng đèn.
Nhìn mấy cái thông số khó hiểu vch :( - Thôi nhớ tạm cái quang thông 1250 lm (lumen) là công suất sáng/ năng lượng của ánh sáng là được rồi.
Thế nhưng 1250lm năng lượng ánh sáng đó chiếu càng xa, càng rộng thì phải càng tối chứ ? - Ừ, vậy nên người ta sẽ định nghĩa thêm đại lượng là độ rọi (đo bằng lux/lx) để thể hiện cường độ (mức độ sáng).
Trong ảnh là một nguồn sáng có năng lượng 1000 lumens, nếu nó chiếu sáng cho một diện tích 1 mét vuông thì cường độ sáng là 1000 lux, còn chiếu sáng cho 10 mét vuông thì chỉ còn 100 lux.
OK. Tóm lại là lumen có thể đọc được trên bóng đèn chúng ta mua, tạm đặt là X. Nếu diện tích bề mặt cần chiếu sáng là Y, ta sẽ có cường độ sáng tính theo lux là Z=X/Y. Hi vọng mọi người đủ kiên nhẫn đọc đến đây để biết phần hay ho tiếp theo...
Phòng ngủ, không gian đọc sách, làm việc thì Z bao nhiêu lux là phù hợp ?
Mình quan tâm đến cái học tập và nghiên cứu, phòng lab, thư viện và đọc sách :))) thì khoảng 500 - 1000 là ổn. Đến đây thì chúng ta biết phải mua đèn thế nào rồi...
X: xem ở bóng đèn
Y: diện tích phòng, bàn làm việc,...
Z: như trang bên
Y: diện tích phòng, bàn làm việc,...
Z: như trang bên
Ơ, nhưng rồi bóng đèn già đi, đến một ngày nào đó phòng đọc tối hơn bình thường. Hay trong một quán cafe bạn muốn lôi thứ gì đó ra đọc thì mấy cái X, Y, Z vớ vẩn kia ở đâu ra. Câu trả lời nằm ngay trong cái smartphone thần thánh của mỗi người. Mở kho ứng dụng ra và gõ "lux meter" chắc chắn sẽ ra nhé (cái chỗ ngồi ở công ty cũ có 1xx - chắc đó là lý do mình drop :v ).
2. Âm thanh
Khoảng một tuần trước thời điểm viết bài này, mình có đi dự đám cưới của một đứa bạn thân. Trong cái không khí lãng mạn, mọi người đang ăn uống nói chuyện vui vẻ thì đội văn nghệ bắt đầu cất tiếng. Loa đài luôn được bật to hơn mức bình thường để đi ngoài đường lớn người ta cũng biết rằng trong này có chuyện gì xảy ra. Nhưng nó làm cho mình thực sự thấy khó chịu, cả đêm đó về vẫn thấy nhức tai. Mức cường độ âm đo được lên đến 86dB (đo thế nào á, thì vẫn lên store gõ db meter là ra thôi).
Nhìn chung cứ trên 80 là đã thấy khó chịu rồi. Vậy mà trong ảnh thấy nghe rock tận 130dB (it's insane :3).
Phần chữ phía trên trong hình có một đại lượng thời gian 10 min. Đó là một khoảng thời gian. Và khi tiếp xúc quá nhiều trong khoảng thời gian dài chúng ta sẽ bị một hiện tượng gọi là "phơi nhiễm". Đó cũng là vấn đề sẽ được nhắc nhiều đến trong phần tiếp theo.
3. Sóng di động
Âm thanh, ánh sáng đều mang năng lượng và có một tham số khác để thể hiện cường độ. Sóng di động cũng như vậy thôi. Mình có làm một tiểu luận nhỏ về ảnh hưởng của các trạm BTS (trạm phát sóng di động thường được đặt trên mấy tòa nhà cao tầng đó - nghe đâu chục triệu một tháng kèm miễn phí tiền điện). Tuy nhiên kết quả thu được thì ngưỡng mật độ công suất sóng điện từ đều nằm trong mức độ cho phép. Vậy hiện tượng mọi người sống quanh cái trạm kia thấy mệt mỏi, nhức đầu là do đâu ?
Đến hiện tại, mình cũng chỉ dám tự giải thích qua từ "phơi nhiễm". Cái ngưỡng chúng ta đặt ra được khảo sát và tính trong một đơn vị thời gian nhất định. Nhưng ngày qua ngày, 24/7 chúng ta chịu tác động của thứ sóng di động kia thì nào đâu đã có ai, có công trình khoa học nào đánh giá đến...
4. Tài liệu tham khảo
Các bạn muốn tìm hiểu thêm có thể tham khảo thêm một số nguồn sau:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất