Ai rồi cũng phải rehearsal thôi!!!
Rehearsal là một trong những câu chuyện buồn vui lẫn lộn của tôi khi làm AD. Vui vì câu chuyện đã (tạm) thành hình, buồn vì nhận ra...
Rehearsal là một trong những câu chuyện buồn vui lẫn lộn của tôi khi làm AD. Vui vì câu chuyện đã (tạm) thành hình, buồn vì nhận ra có những thứ phải gạch, sửa, xoá và từ bỏ...
Ai rồi cũng phải rehearsal thôi!!!
Rehearsal (n): sự diễn tập
Google dịch bảo thế, nhưng chúng tôi dùng nó như thể một động từ:
"Mai rehearsal không anh?"
"Gọi diễn viên đến rehearsal cùng luôn nhé!"
"Xem cái tool của anh rehearsal thế nào rồi tính"
Đúng như cái nghĩa, rehearsal là diễn tập, là tập thử, là quay test, là một phần quan trọng của giai đoạn tiền kỳ job. Trong phạm vi hoạt động là một AD của ngành phim quảng cáo, tôi sẽ nói với bạn về những bài học xương máu xoay quanh câu chuyện rehearsal. Who? When? What? Why? Where? How? không theo thứ tự.
Why phải rehearsal?
Có nhiều lý do cho việc phải rehearsal, nhưng chung quy và ngắn gọn: tiền.
Người ta có thể bảo rehearsal không chỉ giúp tiết kiệm tiền mà còn giúp diễn viên nắm được mạch diễn, nhịp và cảm xúc, giúp tiết kiệm thời gian onset của ngày hôm đó. Nhưng có một điều bạn cần nhớ:
"On set, time is money"
OT (over time - trôi giờ, quá thời hạn) luôn là câu chuyện đáng sợ đối với đoàn phim. Trôi giờ đồng nghĩa với việc trả thêm tiền cho thiết bị, trả thêm tiền cho diễn viên, trả thêm tiền cho toàn bộ các vị trí outsource trong ekip. Thật khó mà vui nổi đối với các chỉ đạo sản xuất.
Rehearsal á. Nhưng rehearsal What? And How?
Đảo qua một lượt các bài viết được chia sẻ trên mạng, tôi thấy câu chuyện rehearsal gắn liền với vấn đề diễn tập của diễn viên. Tuy nhiên, sau một vài pha “nhớ đời”, tôi nghĩ câu chuyện rehearsal còn nhiều thứ để nói hơn là chỉ diễn viên.
Tập diễn viên
Tập diễn viên thì điều này là cái chắc rồi. Diễn viên được rehearsal đồng nghĩa với việc biết kịch bản sớm hơn (dù có thể chưa thực sự hiểu), nắm được nhịp diễn sớm hơn, làm quen với không gian bối cảnh và thậm chí, làm quen với cả ekip sớm hơn.
Your browser does not support HTML5 video.
Tập cú máy và nhịp diễn. Đạo diễn trong vai CamOp, AD trong vai diễn viên
Trên thực tế, ngành phim quảng cáo không đảm bảo 100% diễn viên sẽ được tổ chức rehearsal trước khi ra set. Tuy nhiên, trong phạm vi hoạt động của tôi, với các job quảng cáo đặc biệt trong tạo hình nhân vật, chúng tôi vẫn luôn tổ chức các buổi rehearsal nhằm mục đích fitting với phục trang.
Một ví dụ để bạn dễ hiểu như các lần quay quảng cáo game mà nhân vật có tạo hình cổ trang, bạn bắt buộc phải gọi diễn viên đến để thử khoác lên mình những bộ quần áo cồng kềnh và nhiều chi tiết. Bên cạnh đó, với các kịch bản có yếu tố võ thuật, hoạt động hay nhảy thì rehearsal cũng là cơ hội để đạo diễn đánh giá chính xác khả năng thực tế của diễn viên.
Tập máy
Shotlist sẽ không có nghĩa lý gì nếu bạn chỉ làm ra và để đó. Quan niệm của chúng tôi là shotlist sinh ra để giết, gạch, xoá, bỏ và lại thêm vào một lần nữa. Dĩ nhiên, ở cương vị AD, tôi cũng thương các anh chị sản xuất, vậy nên cái khúc “lại thêm một lần nữa” tôi sẽ để sau khi máy rehearsal. Như vậy, shotlist của chúng tôi sẽ final đến 80-90%. 10-20% còn lại, tôi để dành cho sự sáng tạo của đạo diễn.
Vậy, rehearsal máy là kiểu rehearsal gì? Là tập đường line của máy, tính các cú handheld, máy follow theo diễn viên mạch từ đâu tới đâu, còn mấy cú bổ cận thì thôi, thừa thời gian thì tính vô chứ ai gảnk mà rehearsal luôn. Điều này có nghĩa rehearsal không phải là chuyện thừa thời gian thì làm mà là câu chuyện phải có trong tiền kỳ job. Tính những shot quan trọng mà rất có thể, chúng sẽ tốn đến 60% trên set.
Tập kỹ thuật
Phần lớn các tài liệu trên mạng sẽ không nhắc nhỏm đến vụ này, nhưng bạn không đọc nhầm đâu, rehearsal máy móc là thứ luôn phải dự trù trong các set quay quảng cáo.
Quảng cáo sử dụng nhiều kỹ thuật quay phức tạp không kém với các đoàn phim điện ảnh. Để chắc chắn chiếc tool đó hoạt động trôi chảy khi onset, ekip bắt buộc phải cho máy tập thử để đánh giá tình hình thực tế.
Một ví dụ gần đây nhất là chúng tôi có sử dụng bàn xoay để tạo nên các chuyển động liên tục giữa các shot. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu chúng tôi sử dụng phương án pan máy như ban đầu dự tính. Nhưng, câu chuyện là máy móc, và đặc biệt, máy móc lại do chúng tôi tự chế ra, thì nhất định, bận mấy cũng phải đưa máy lên test.
Bật mí một câu thần chú (có thật): “Tool đây” = 1 tiếng set up + 3 tiếng sửa – kinh nghiệm xương máu làm shooting schedule của tôi.
Rehearsal ở Where?
Tuyệt vời nhất thì bạn nên rehearsal tại bối cảnh sẽ quay. Điều này đảm bảo hạn chế tối đa những sai lệch trong tưởng tượng và thực tế khung hình. Tuy nhiên, nếu bối cảnh không thể đáp ứng được buổi rehearsal (bối cảnh chưa set up xong, bối cảnh ở xa, bối cảnh đặc biệt như biển, sông, địa danh,…), việc rehearsal cần chuyển đổi mục đích như tập diễn viên, tập thoại,..và nếu như vẫn kiên định làm shotlist, tôi nghĩ DP và đạo diễn của bạn phải hết sức vận 100% công lực để tưởng tượng hình, nếu không, shotlist ngày hôm đó coi như vứt
Who rehearsal?
Một ekip lý tưởng để thực hiện việc rehearsal nên bao gồm đạo diễn, DP (nếu có), AD và sản xuất. Trong trường hợp không có DP, tốt nhất bạn nên bố trí một Cam Op đi ngày hôm đó.
Trên đây là một vài ghi chép (nhập môn) của công việc rehearsal. Trên thực tế, rehearsal là câu chuyện mang đến nhiều niềm vui dở khóc dở cười (sau những shot hình quay tạm được lắp ghép lại). Đôi khi, câu chuyện đó còn bao gồm rất nhiều tiếng thở dài mang tên AD (ví như tôi, vì cái tool của đạo diễn ngốn set up tận 4 tiếng)!!!!!
Một vài lời riêng cho tôi:
Có những điều viết ra không dành cho ai hết, mà là dành cho chính người viết. Nhắc lại những điều tồi tệ đã xảy ra, không phải để gặm nhậm day dứt mà là để luôn nhớ về và cố gắng tạo ra những điều tốt đẹp trong next works. Big things take time!
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất