" Ai cho tao Thiện Lương? "
Chuyện ngày xửa ngày xưa, Chí Phèo trước khi xiên Bá Kiến đã cảm thán một câu: ...Ai Cho Tao Lương Thiện?... Ai cho anh Phèo...
Chuyện ngày xửa ngày xưa, Chí Phèo trước khi xiên Bá Kiến đã cảm thán một câu:
...Ai Cho Tao Lương Thiện?...
Ai cho anh Phèo sự Lương Thiện, tui chẳng biết. Nhưng có một điều tui dám chắc, thời nảy thời nay chẳng mấy ai dám hé răng công nhận rằng mình lương thiện cả, vì rõ ràng lương thiện là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ. Xa xỉ đến nỗi, cái giá để sở hữu trọn vẹn được nó thì cũng không mấy ai trả nổi.
Mà lỡ có nghe gã abcx nào đó buông câu :Tao lương thiện nè!Hãy bật tin tức lên coi liền nghe, nhiều khả năng đó là một tên tội phạm vừa mới xiên người đang bị pháp luật gắt gao truy nã đó!!!
Vì sao lương thiện đắt giá?
Nguyễn Du chơi chữ, bảo:
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần.
Chữ Thiện rõ ràng không cùng vần với chữ Ngu, nhưng éo le thay tụi nó lại vẫn luôn đi cùng nhau.
Người người khắp các giới, ai cũng ngầm biết điều này.
...Giới buôn bán kinh doanh. Giới chính trị, tài phiệt. Giới giải trí, nghệ thuật. Đến cả " bác nông dân quanh năm ruộng vườn", chân chất thiệt thà như trong sách vở ngày xưa "cũng đã chết rồi"...
Kinh doanh mà không mánh lới, phá sản cũng là chuyện dễ thường.
Hàng hóa bán ra, không " lỡ tay" độn nhẹ ít hàng xấu, hàng fake thì sao kiếm lời
Luống rau trồng, con heo nuôi không bơm " thêm tí thuốc" thì sao mà to khỏe, sao mà ra được giá cao
Làm giải trí, không tạo chút sì cen đồ, không dìm kẻ này dập kẻ kia,làm sao nổi?
Coi tin tức, thời sự, thấy thông cáo kẻ này nhận hối, người kia nhận bì, rồi cái gì mà thành viên bộ chống tham nhũng bị bắt vì tội tham nhũng
rồi hiếp, rồi giết, rồi đốt xác, rồi đổ bê tông
... vân vân, mây mây...
âu cũng là lẽ thường như cân đường hộp sữa.
Trừ khi thánh nhân thiệt sự đãi kẻ khù khờ, còn lại, chẳng ai muốn mình ngu. Vì kẻ ngu thường thua thiệt. Ai cũng thích " khôn ". Muốn " khôn" , người ta đành phải giấu bớt đi một chút Thiện Lương vô góc khuất. Chỉ có điều cất giấu xong, họ lại quên bẵng!
những bài học đạo đức vỡ lòng năm nào, người ta đã vội quên đi... Ngày nảy ngày nay, định nghĩa về sự thiện lương trở nên phân hóa, biến tấu vô cùng..
Vậy có nên làm người lương thiện không?
Câu trả lời tùy theo định nghĩa về lương thiện của bản thân, và luôn nằm sẵn ở trong tâm của mỗi người.
... sẵn tiện, đứa hỏi câu hỏi này chưa biết có lương thiện hay không, nhưng chắc chắn là ngu không hề nhẹ !
" Dạy con từ thuở bơ vơ..." - hay trường phái lương thiện tôi theo đuổi.
Tui có một cậu nhóc cháu trai, vì một số lí do nên cu cậu có nỗi sợ mãnh liệt với chó từ nhỏ. Cứ thấy chó là cu cậu nhảy dựng lên, mặt mày tím tái...
Ông anh rễ tui, dân ăn thịt cầy chuyên nghiệp liền bày (kèm theo thị phạm) cho cu cậu như thế này:
- Có gì đâu phải sợ, con cứ thấy con nào tới gần là đá vào mõm nó ngay cho bố!
Ý ổng là muốn con trai phải mạnh mẽ, không được sợ hãi điều gì, và thể hiện sự mạnh mẽ, uy dũng đó bằng hành động tấn công trước.
Tui thì nghĩ ngược lại, tui hay dặn thằng nhóc rằng, đừng làm đau chó, hãy làm bạn!
Tui cũng có mấy cách khá ấu trĩ để dạy cho lũ trẻ ( bốn đứa cháu ) của tui định nghĩa nhỏ bé nhất, chân phương nhất về tính lương thiện.
- Không cho tụi nó giết những con vật nhỏ như kiến, gián, châu chấu, giun..v..v, trừ tình huống cần thiết.
- Thấy con vật nào rơi vào nước thì vớt chúng lên, dù sống hay chết.
- không xua đuổi , tách xé gia đình của các con vật, như xua mèo mẹ ra khỏi gà con, ngăn gà con chạy theo gà mẹ...
-Yêu thương thú bông
-Không đổ lỗi cho đồ vật làm mình té ngã, ví dụ vấp phải cái ghế thì phải xoa cho ghế đỡ đau và xin lỗi ghế.
..v...v
Thiện- trong cái cách tôi bày dỗ bon trẻ, chỉ đơn giản là Biết- Yêu -Thương!
Cổ nhân có câu: Dạy con từ thuở còn thơ. Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới mới về.
Vế sau không nên dại dột thử, các cô vợ bây giờ dữ lắm!
Nhưng vế trước thì tôi hoàn toàn tán đồng.
Bởi tui tin rằng, lương thiện là một đức tính. Mà tính cách thì luôn ăn sâu vào máu, ngấm sâu vào tim.
Tính cách là thứ có thể dùng quá trình để hun đúc, trui rèn. Sau đó một khi được hình thành rồi, tính cách sẽ rất khó để thay đổi.
Và cũng chẳng có quá trình giũa rèn nào lí tưởng hơn thời điểm khi ta còn là một đứa bé- đang học cách mở rộng ngũ quan, tiếp nhận thế giới!
Tui cũng tin rằng. Chúng ta, phàm là con người thì luôn có xu hướng " Ác lên theo thời gian", chẳng có mấy ai đi ngược lại.
Càng lớn, ngũ quan càng phát triển, ngươi mắt càng đục hơn, dòng máu càng ngày càng tanh nóng. chúng ta vô thức quay cuồng theo vòng xoáy tham, sân si, hỷ nổ ái ố , toan tính đủ cả của cuộc sống... rồi cái tâm tính giũa rèn từ nhỏ cũng từ đó, nhàn nhạt dần...
Nên hồi nhỏ, ấu trĩ một tí, để mà lớn lên, còn chút gì đó thiện lương để làm vốn sống qua ngày...
Chuyện bên lề:
Có một lần, trên đoạn đường xuất phát từ điểm A đến điểm B để gởi một bưu kiện quan trọng, tác giả ngu tay để rớt mẹ luôn cái ví. Trong cái ví thổ cẩm xanh mua hai chục ngàn ngoài Hội An của tác giả có chứa một cmnd, một thẻ ngân hàng đóng băng từ lâu, một thẻ hội viên siêu thị và quan trọng nhất là hai tờ năm trăm ngàn- tiền tác giả mới năn nỉ mượn được của ông sếp ngày hôm qua. Đoạn đường AB chỉ vỏn vẹn vài một hai trăm mét nhưng tác giả kiếm không ra tài sản. Tiền mượn mất, bưu phẩm quan trọng không gởi được, tác giả thất thểu tay trắng trở về...Đến chiều thì nhận được một cú điện thoại, có một bà cô kia lượm được ví của tác giả , tìm thấy số điện thoại bên trong nên gọi điện để kêu đến nhận lại. Lòng tác giả vui như niềm vui chiến thắng, liền cám ơn rối rít rồi xin địa chỉ vị ân nhân đặng tới lấy lại tài sản.Chuyện chưa dừng lại tại đó.Suốt hai ngày liên tục, tác giả phải nghỉ làm, đi ( bộ ) lòng vòng thành phố vì bà cô kia không cho địa chỉ nhà mà cứ khi hẹn chỗ này, mai đổi chỗ khác, rồi lúc tới thì lại cáo bận, lùi tới lùi lui. Tác giả thấy có gì sai sai nhưng vì số tài sản duy nhất để ở trong ví nên vẫn kiên nhẫn nương theo. Với lại, tác giả trước giờ vẫn luôn tin người tin đời. Dù gì "Nhặt được của rơi trả lại người mất"- bài đó trong giáo dục công dân được học hồi lớp 1 vỡ lòng, chắc ai cũng nhớ!Cho tới lần hẹn cuối cùng ở địa chỉ xa tít tắp, tác giả mới ngớ hết cả người khi năm phút trước gặp mặt, bên kia gọi điện, chốt một cú giở quẻ rạng ngời:- Đến rồi hả, có mang tiền chuộc theo không?- ....- Vậy bên đó muốn bao nhiêu?- một triệu!!!!???Tác giả nghe như sét đánh giữa trời quang, trước đó vốn đã mượn thêm tiền người nhà, mua cả kí nho hảo hạng định cám ơn người ta, ai dè đâu rớt vô tình huống chả khác gì trong phim xã hội đen thế này, căng phết phẩy!...................Nói chung cũng hên cho tác giả, gặp trúng mấy tay có lòng ( tham ) mà không có gan, nên sau một cuộc gặp mặt vừa có nài nỉ, vừa có dọa đe các thứ, bên kia cũng miễn cưỡng trả ví lại.Vẫn là cái ví xanh thổ cẩm hai chục ngàn mua ở Hội, vẫn cmnd và mấy chiếc thẻ nằm lẻ loi hiu quạnh bên trong, nhưng ( dĩ nhiên- trong dự đoán!), số tiền kia thì mất hút như chưa từng tồn tại.Tác giả xách bì nho, lững thững trở về.Thôi kệ, ít nhất chưa mất bịch nho "xịn" vô tay mấy kẻ xấu xí kia.Vừa nghĩ, tác giả buồn tay bốc nho lên định cho vào miệng.Ai dè cái cuống mới đụng nhẹ liền đột ngột rớt ra, nho rơi lả tả như lá mùa thu, kí ức trong tác giả chợt ùa về...Thì ra nho cũ đã ruỗng hết cuống, chị bán hàng vẫn nhanh nhẹn hốt hết vô bịch, độn nhẹ một chùm lá xanh um bên trên rồi một tay giao hàng cho khách, một tay điêu luyện thu tiền không trượt ngàn nào, miệng tươi cười không ngừng đon đả :- Nho đi em, nho mới ngon bá cháy!Gương mặt tác giả bắt đầu từ khoảnh khắc ấy liền từ từ thuổng dài, chuyển màu xám xịt....
Dậy đó!
_ Huỳnh Huỳnh_
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất