Hôm nay (25/8) là sinh nhật thứ 110 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lúc sinh thời, khi mọi người tính tuổi ông theo cách tính thông thường, ông nói: "Các cậu lại ăn bớt gần một năm trong bụng mẹ của tớ rồi. Đó là quãng đời đẹp nhất của một công dân."
Xin được tổng hợp lại một vài mẩu chuyện nhỏ về Đại tướng, như một lời tri ân đến Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp- Người anh cả của Quân đội nhân dân.
1. Mối tình đầu của ông là liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái, em gái liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Ông và bà gặp nhau lần đầu tiên năm 1929, trên chuyến tàu Vinh - Huế. Trước đó, tướng Giáp từng nghe các đồng chí cùng chi bộ nhắc tới tên Quang Thái, cô em gái còn rất trẻ nhưng hoạt động hăng hái của đồng chí Minh Khai.
"Mẹ Thái mặc áo dài, tóc để xoã, da trắng hồng, gương mặt rất sáng, đặc biệt là đôi mắt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ba. Ba khi ấy đóng vai một nhà báo khá ăn diện. Về sau mẹ nói lại cho ba ấn tượng đầu tiên của mình: Một chàng thư sinh với vẻ “công tử bột”, chỉ khi nghe tự giới thiệu là nhà báo thì mẹ mới dịu lòng và bắt chuyện" - giáo sư Võ Hồng Anh, con gái duy nhất của đại tướng Võ Nguyên Giáp và bà Nguyễn Thị Quang Thái, hình dung về buổi gặp gỡ đầu tiên của ba mẹ mình qua lời kể của cha, trong một buổi phỏng vấn của báo chí năm 2003 (Giáo sư Hồng Anh đã mất năm 2009).
Lần gặp thứ hai của tướng Giáp và người vợ đầu là tại một ngôi nhà khuất nẻo trong thành nội Huế. Khi đó, Quang Thái đến xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng. "Một cô học sinh xinh xắn, giọng nói nhẹ nhàng, âm ấm. Cô có dáng mảnh dẻ, hai con mắt to rất sáng. “Đôi mắt này mình đã gặp ở đâu nhỉ?”. Anh Giáp thầm nghĩ", cuốn sách "Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ" của trung tướng Phạm Hồng Cư ghi lại.
Sau đó, Quang Thái vào Huế học và tìm bắt liên lạc với tổ chức để nhận công tác với đoàn thể. Hai người có cơ hội gặp nhau vài lần, nhưng Quang Thái chưa nảy nở tình yêu đáp lại tấm chân tình của người đồng chí. Thời gian qua đi, trong quá trình hoạt động, đấu tranh, tình yêu của họ nảy nở từ những lý tưởng chung về cách mạng...
Vào cuối năm 1939, thực dân Pháp khủng bố mạnh. Lúc này, chiến sĩ cách mạng Võ Nguyên Giáp phải rút vào hoạt động bí mật. Sau đó ông được cử sang Trung Quốc hoạt động.
Trước sự phân vân, lo lắng vì hai vợ chồng không thể ở bên nhau khi con gái Hồng Anh còn quá nhỏ, bà Quang Thái động viên chồng: “Đây là một thời cơ lớn, trên đã muốn anh thoát ly thì anh nên quyết tâm. Mẹ con em tự lo được mà. Chờ con lớn thêm chút nữa em gửi con cho ông bà nuôi, em sẽ đi sau”. Cả hai vợ chồng bà Quang Thái không ngờ đó là cuộc chia ly vĩnh viễn giữa hai người.
Năm 1942, bà Quang Thái bị bắt và bị kết án 16 năm tù. Trong thời gian bị giam giữ, bà thường xuyên bị tra tấn nhưng vẫn kiên trung không tiết lộ thông tin của tổ chức. Năm 1944, bà Quang Thái mất do kiệt sức khi chăm sóc bệnh nhân trong nhà lao Hỏa Lò và bị nhiễm phong hàn.
Do điều kiện phải hoạt động bí mật nên mọi thông tin về việc bà Quang Thái bị bắt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề hay biết. Chỉ đến khi trở về nước và tham dự hội nghị Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ họp tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) vào tháng 4/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới nhận được tin dữ. Khi nghe tin người vợ yêu thương đã hy sinh, người Đội trưởng Đội Tuyên truyền Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp bàng hoàng đi sang buồng bên, bỏ dở cuộc họp…
Mối tình đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái, em gái liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai.

Đọc thêm:

2. Hồi đó Anh Giáp hay về nhà GS Đặng Thai Mai chơi thân thiết như người nhà, có khi ăn ở tại nhà bạn mấy ngày liền. Đặng Bích Hà, Đặng Thị Hạnh và các em đều gọi anh là chú. Nhưng trong các “cháu”, Hà lớn nhất và anh Giáp hay trò chuyện chơi đùa với Hà nhất. Anh còn dạy Hà học và hướng dẫn Hà đọc sách. Buổi tối, các em đi ngủ hết, anh Văn (tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này) và Hà vẫn ngồi lại bên bàn đọc sách và trò chuyện.
Một đêm, đã khuya lắm, đột nhiên ông Đặng Thai Mai trở dậy thấy đèn phòng ngoài còn sáng, đi ra. Ông ngạc nhiên thấy anh Văn và Hà còn ngồi trò chuyện bên bàn. Ông bảo con gái: “Hà ơi, đi ngủ đi, khuya rồi, để anh Văn còn đi nghỉ”. Và ngạc nhiên biết bao khi thấy anh Văn quay lại, nói với ông bằng tiếng Pháp: “Taisez - vous. Ne nous dérangez pas” (Để yên nào. Xin đừng quấy rầy bọn tôi-) Võ Nguyên Giáp và Đặng Thai Mai là bạn rất thân, họ cùng dạy tại trường trung học Thăng Long (Hà Nội). Họ nói với nhau bằng tiếng Pháp, thân mật, suồng sã theo kiểu “toa, moa” (cậu, tớ) nên không có gì ngạc nhiên.
Bà Bích Hà từng kể, khi 6-7 tuổi, bà hay được ông Giáp đèo đi chơi đến sân vận động Hàng Đẫy (khi ấy gọi là Septo) tập thể thao. Một hôm bỗng dưng ông nói: “Anh sẽ cưới Hà bằng một đĩa xôi và một con gà”. Không ai ngờ câu nói đùa ấy hơn mười năm sau lại trở thành sự thật.
...
Đại tá Trần Hồng kể: "Bà Hà không bao giờ rời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trừ khi tiếp khách mà bà ấy mệt. Trong phòng khách, có hai chiếc ghế, một chiếc dành cho Đại tướng và chiếc bên cạnh là của phu nhân. Cho đến khi Đại tướng vào dưỡng sức tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, trong phòng làm việc của bà Hà vẫn có chiếc ghế của ông và của bà bên cạnh. Dù Đại tướng không có nhà nhưng chiếc ghế của ông vẫn ở đó với một cốc nước để trước mặt. Bà Đặng Bích Hà và Đại tướng có lẽ là một đôi vợ chồng rất hoàn hảo xét cả về con cái, gia phong và nhiều mặt khác.Có những bữa cơm, ông bảo là: “Hôm nay anh về hơi muộn, em ăn trước đi” nhưng bà Hà nói rằng: “Em phải đợi anh về em mới ăn”. Đi công tác, bao giờ tôi cũng thấy Đại tướng đi cùng bà Hà. Còn nhớ, trong một lần về Quảng Bình, rất nhiều người đến thăm Đại tướng đến mức chen chúc nhau và không may làm bà Hà bị ngã. Ngay khi đó, Đại tướng lo lắng hỏi bà Hà: “Có việc gì không em?”.
Có khi chỉ là quả trứng luộc họ cũng ân cần mời nhau, nhường nhịn nhau một cách tình cảm và dí dỏm. Bà cứ đẩy cho ông và ông cứ đẩy lại cho bà. Ông thì nói: “Em ăn đi”, còn bà thì nói lại: “Thôi anh ăn đi thì mới có sức”. (Ảnh)
Dù hơn vợ 17 tuổi nhưng lúc nào có khách hay trong những cuộc hội ngộ đông người, tướng Giáp lại gọi vợ là... "Chị!", "Chị Bích Hà ơi, chị Bích Hà!" hay: "Chị Bích Hà đâu rồi?".
Còn bình thường ông vẫn gọi tên riêng là: "Bích Hà!" hoặc gọi là "em!" một cách ngọt ngào.
Khi em gái bà là giáo sư Đặng Thị Hạnh hỏi: "Ý nghĩa hạnh phúc lớn nhất đời của chị là gì?"
Bà đáp ngay: "Là chị đã có Anh Văn."
Hơn 5 năm sau ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi xa, phu nhân Đặng Bích Hà thường rất ít nói. Đôi khi, bà chỉ hát những bài hát xưa. Bà Đặng Anh Đào có lần tới thăm chị. Hai chị em cùng khe khẽ hát bài “La Normandie” (vùng Normandie).
Có khi chỉ là quả trứng luộc họ cũng ân cần mời nhau, nhường nhịn nhau một cách tình cảm và dí dỏm. Bà cứ đẩy cho ông và ông cứ đẩy lại cho bà. Ông thì nói: “Em ăn đi”, còn bà thì nói lại: “Thôi anh ăn đi thì mới có sức”. (Ảnh: Đại tá Trần Hồng).

Đọc thêm:

3. Xa ba khi mới mấy tháng tuổi, mất mẹ khi còn quá bé bỏng, tuổi thơ bà lớn lên trong sự thiếu hụt tình cảm vô bờ bến.Ông bà nội là những người bù đắp tất cả. Mãi đến năm 1946, bà mới gặp lại ba lần đầu tiên.
“Khi được gặp lại Ba lần đầu, tôi nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: “Có nhớ, có thương Ba không”- Giáo sư Võ Hồng Anh kể lại.
Toàn quốc kháng chiến nổ ra, chiến sự lan dần đến Quảng Bình, bà được bà nội đưa đi sơ tán tại Thanh Chương, Nghệ An.
Năm 1951, bà được gặp lại ba lần thứ hai. Sau đó, bà được chính phủ bố trí đưa sang học tại Quế Lâm và Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc.
Năm 1954, bà được đưa sang Liên Xô theo học Trường Thiếu nhi Việt Nam Internat Moskva. Năm 1959, bà tốt nghiệp Phổ thông với Huy chương vàng.
Sau đó, bà theo học ngành Vật lý lý thuyết lượng tử, Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov Moskva. Bà tốt nghiệp năm 1965 với bằng đỏ (hạng ưu).
Tốt nghiệp, bà về nước và được phân công làm cán bộ nghiên cứu thuộc Ban Toán - Lý, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước rồi sang Liên Xô bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Toán – Lý rồi làm việc tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Quốc tế Dubna và được phong học hàm Giáo sư.
Năm 1987, bà về nước kinh qua nhiều vị trí tại các viện, trung tâm năng lượng, vật lý. Giáo sư Võ Hồng Anh qua đời vào năm 2009.
Từ sau đó, Đại tướng buồn nhiều. Cả nhà bối rối không biết nên báo với ông bằng cách nào, thì từ trên giường bệnh, ông nói giọng buồn:
-Thế các con định giấu ba đến bao giờ?!
...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con gái - Giáo sư Võ Hồng Anh.
4. Giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984) không chỉ được biết đến là người có kiến thức uyên thâm, có đóng góp nhiều cho nền văn học, ngành giáo dục Việt Nam mà cả 6 người con của ông đều là giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) và đặc biệt, ông có 3 người con rể mang quân hàm Tướng...
Trong đó, đặc biệt nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Giữa họ ngoài tình cảm gia đình là bố vợ và con rể, còn là tình bạn thân trong nhiều năm.
Năm 1958, giáo sư Đặng Thai Mai có viết xong một tác phẩm về Phan Bội Châu và khi đưa tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cụ đề tựa ở trang bìa: “Thân tặng anh Văn”.
Cũng vào thời kỳ này khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết xong tác phẩm “Những năm tháng không thể nào quên” và khi tặng cụ Mai ông cũng đề tựa: “Thân tặng anh Mai”.
Có dịp sinh nhật cụ Đặng Thai Mai, hai vợ chồng Đại tướng đến chúc thọ. Đại tướng ôm một bó hoa i tặng cụ Mai nói: “Xin tặng Anh”. Sau đó ông sang phòng bên cạnh để chào bà cụ: “Chào bà ngoại".
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của cố GS Đặng Thai Mai, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn giữ cách gọi thân mật “anh Mai” khi kể về những câu chuyện, kỷ niệm với giáo sư. Hai người gặp nhau lần đầu khi Võ Nguyên Giáp mới 18 tuổi (năm 1929), rồi coi nhau như người đồng chí, người bạn, người thân trong gia đình. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Ngay lần gặp đầu trong buổi họp của lãnh đạo Đảng Tân Việt tại nhà anh Mai đã thấy rất thân thiết...”. Sau đó hai người cùng bị xử án một lần, cùng ở chung nhà giam, buổi tối thường nói chuyện với nhau bằng cách giơ tay “viết vào không khí”, nhưng mà hiểu tất cả. Đến lúc ra khỏi nhà tù, tiếp tục công tác lại càng gắn bó.
Khi ở Vinh, hai người ở cùng nhà GS Đặng Thai Mai, thường bàn luận về thơ văn và trao đổi về phong trào lúc bấy giờ. Ra Hà Nội, hai người cũng ở chung một nhà. Trong thời gian Mặt trận Bình dân, ông Võ Nguyên Giáp cũng ở nhà GS Đặng Thai Mai. Giáo sư đi dạy học còn đưa bài của học sinh về cho ông Giáp chấm giúp...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Đặng Thai Mai.
5."Lần ấy, họa sĩ Phan Kế An đem tặng Đại tướng 50 bữa ký họa Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Đại tướng xem chăm chú từng bức một. Rồi hai người, hai tâm hồn đồng điệu ấy hàn huyên tâm sự rất lâu. Họa sĩ Phan Kế An ngỏ ý muốn vẽ chân dung Đại tướng trong tư thế của người thầy giáo. Bức ảnh trên là khi ông đang diễn lại tư thế ông đang đứng trên bục giảng trường Thăng Long (Hà Nội). Trong lúc họa sĩ đang chăm chú vẽ, thỉnh thoảng có xoay bên nọ, xoay bên kia khung tranh, thì bỗng nghe tiếng Đại tướng:
-Anh kia, ngồi yên! Tôi đang giảng bài cơ mà!
Lúc sắp sửa ra về, họa sĩ Phan Kế An nói:
-Đại tướng cho tôi hôn một cái!
-Cậu buồn cười thật. Tình cảm mà cậu cũng phải xin à?
Được lời, họa sĩ hôn lấy hôn để. Đại tướng tủm tỉm:
-Phụ nữ họ hôn êm hơn cậu."
Nội dung và ảnh trích cuốn: Tôi chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp của tác giả Trần Hồng.
6."Ở vài ngày cho khỏe, rồi còn về. Việc nhiều lắm..."
Ấy vậy mà, ngày 1/9/2009 đã là ngày mà từ đó, ông bước vào "trận chiến cuối cùng": 1559 ngày đêm Đại tướng chống chọi với thời gian, với tuổi già...
Đây là bàn tay nhỏ bé, gầy gò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,những ngày nằm trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh Đại tá Trần Hồng).
Có một ngày, cả cán bộ, nhân viên đội chăm sóc sức khỏe Đại tướng lo lắng, băn khoăn, vì ông đổi tính, không chịu ăn và nét mặt rất buồn. Ai cũng tự cảm thấy mọi công việc đã được chuẩn bị tốt nhưng vẫn cứ áy náy. Mãi mới hay rằng: Mọi người sửa sang căn phòng cho đẹp hơn, nhưng chưa kịp treo bức ảnh ông bà chụp chung về vị trí cũ, vị trí mà hàng ngày nằm trên giường bệnh, Đại tướng vẫn ngắm nhìn bức ảnh quý ấy.
Đây là bàn tay nhỏ bé, gầy gò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,những ngày nằm trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh Đại tá Trần Hồng).
Bài viết cùng chủ đề: