5 Ảnh hưởng quan trọng của thời đại số 4.0 đến học sinh là gì?
Trong thế kỉ 21 này, thời đại 4.0 được nhắc đến rất nhiều với sự siêu phát triển của công nghệ số và trao đổi thông tin. Sự phát triển và trưởng thành của trẻ em, thế hệ trẻ nói chung đang chịu ảnh hưởng lớn từ thời đại này.
Sự bùng nổ về công nghệ và Internet trong giáo dục đem lại cho học sinh nhiều cơ hội kết nối với sự tiến bộ của thế giới. Đồng thời mặt trái cũng vô tình gây ra nhiều tác động tiêu cực đến học sinh, thế hệ trẻ nói chung. Làm cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm tìm hiểu sự ảnh hưởng này và trang bị cho con các kiến thức và kỹ năng sống thế kỷ 21 cần thiết giúp trẻ lĩnh hội mặt tích cực, phòng tránh mặt tiêu cực trong thời đại số 4.0 này.
#1 Tạo ra cơ hội học tập đa dạng và tiện lợi
Đây có lẽ là lợi ích lớn và rõ ràng nhất mà chúng ta, người làm cha mẹ có thể thấy ngay được là hình thức dạy và học trực tuyến, thông qua các nền tảng phổ biến như Webcam, Zoom, Google Meet, hay hệ thống tư của trường. Hiện nay, có rất nhiều sự lựa chọn cho học sinh về địa chỉ học online như Trường học, trung tâm, Giáo viên, Tổ chức bán khóa học trực tuyến tổng hợp,... trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, kho kiến thức khổng lồ về mọi lĩnh vực kèm hình ảnh, video và tệp tài liệu cũng được chia sẻ công khai trên nhiều website, giúp học sinh dễ dàng học tập và nghiên cứu, thu thập thông tin mới nhất và nhanh nhất trên thế giới.
Từ đó, học sinh Việt Nam có thể đăng ký các khóa học quốc tế mà không cần bỏ nhiều chi phí xuất ngoại, hay trẻ em những vùng chưa có nhiều cơ sở giáo dục tại chỗ dạy môn Lập trình, hay Kỹ năng mềm,..hoàn toàn có thể đăng ký online và học ngay tại nhà. Mở ra cho các em nhiều cơ hội lớn hơn, trở thành công dân hiện đại hay lao động chất lượng cao hơn trong tương lai.
#2 Học sinh dễ dàng sáng tạo và trải nghiệm
Nhờ tính tiện lợi trong quá trình tiếp cận thông tin, cùng sự phong phú của nguồn thông tin, việc học sinh tìm và chọn các khóa học theo nhu cầu và sở thích thật sự dễ dàng. Trẻ em ở độ tuổi tiểu học, cấp hai cũng đã có khả năng sử dụng internet để nghiên cứu các chủ đề yêu thích. Hơn nữa, có nhiều cộng đồng mà trẻ em có thể tạo tài khoản và thảo luận về học thuật và giải trí trực tuyến cùng bạn bè từ xa khắp nơi trên thế giới.
Nhiều nền tảng tạo môi trường cho trẻ chia sẻ nội dung như Diễn đàn, Blogger, Youtube,... Tại đây, các em có thể sáng tác truyện ngắn, văn học, thơ,...và có được sự thảo luận từ các thành viên khác và có cộng cồng riêng của bản thân. Không bị giới hạn địa lý, thủ tục như trước đây, khi mà chỉ có thể xuất bản sách báo qua các nhà xuất bản in ấn.
Xem thêm:
3 Phương pháp dạy và học cho trẻ thế kỷ 214 Bước chuẩn bị hành trang cần thiết cho trẻ tiểu học thế kỷ 21
Bên cạnh ứng dụng nổi bật là sáng tạo nội dung, các tài liệu về khoa học - công nghệ, cũng giúp các em có thêm ý tưởng cho các dự án nhỏ của mình. Chế tạo một đường dây điện hay một chiếc thuyền chạy tự động đến các dự án về Bí ẩn mộ Tần Thủy Hoàng, Con người tiến hóa qua các giai đoạn nào, Lịch sử về chiến tranh và bài học rút ra từ ảnh hưởng của nó. Cha mẹ có thể đưa ra các dự án học online và phần thưởng để trẻ em hào hứng nghiên cứu, phân tích và hình thành thói quen này cho trẻ. Chắc chắn khi trưởng thành em sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức hay và hữu ích.
#3 Dễ dàng nghiện Mạng xã hội - Game online ở học sinh
Hầu hết các sự phát triển nhanh chóng đều có 2 mặt của nó, nghiện mạng xã hội và game online là thực trạng bắt đầu xuất hiện từ khi các nền tảng trực tuyến này xuất hiện. Bởi khả năng tiếp thu cái mới nhanh, bị thu hút với vô vàn điều mới mẻ trên không gian mạng khiến trẻ em khó lòng thoát ra được.
Hậu quả của nghiện mạng xã hội và Game online dẫn đến đã được phát hiện và cảnh báo nhiều năm trở lại đây, nhiều em chểnh mảng việc học trên trường, trốn học và đến các tiệm internet để chơi game, dành mỗi ngày trung bình hơn 3 tiếng để xem các trang mạng xã hội mà không có mục đích hay lợi ích cụ thể. Tình trạng không lành mạnh này vừa khiến lãng phí thời gian của trẻ, vừa khiến trẻ xa rời cuộc sống thực tại, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhận thức và cảm xúc của trẻ.
#4 Tạo điều kiện cho tệ nạn bắt nạt trực tuyến ở học sinh
Thực trạng đáng cảnh báo mà hầu hết các trường học đều quan tâm trong thời gian gần đây là tệ nạn bắt nạt trực tuyến hay bắt nạt học đường trên môi trường mạng. Bởi hậu quả của tệ nạn này không chỉ dừng lại ở việc trốn học chơi game hay dùng điện thoại hàng giờ liên tục, mà hàng năm đều xảy ra các vụ việc đáng buồn như nhẹ thì bôi nhọ, tung tin đồn thất thiệt, chụp ảnh phản cảm lén và công khai trên mạng xã hội, nặng hơn là tạt axit vào bạn học hay thậm chí là tự tử. Chủ yếu đến từ nhiều học sinh chưa được chuẩn bị về kiến thức và kỹ năng cùng với yếu tố tâm lý chưa vững vàng khác.
Từ những hậu quả nghiêm trọng này, làm cha mẹ, chúng ta có nghĩa vụ giáo dục con cách sử dụng mạng xã hội và internet lành mạnh đúng cách. Đồng thời chuẩn bị cho con tâm lý và kỹ năng xử lý các tình huống bắt nạt trên môi trường mạng.
#5 Ảnh hưởng đến nhận thức và sức khỏe thể chất
Cuối cùng, ở trẻ em và học sinh Việt Nam, công nghệ thời đại 4.0 phát triển nhanh chóng khiến trẻ mỗi ngày đều tiếp xúc với các thiết bị điện tử hoặc âm thanh, hình ảnh từ chúng. Những nội dung chưa được chọn lọc, phản cảm,... Dễ thấy nhất là trẻ dễ dàng bắt chước các câu nói thiếu văn hóa xúc phạm đến người khác rồi dùng để nói cửa miệng,...
Những thông tin lẫn lộn hay có thể nói là hỗn tạp này khiến trẻ vô thức nhớ đến các thông tin “rác” không hữu ích, hay có khả năng làm lệch lạc trong suy nghĩ và nhận thức của trẻ. Vô tình khiến trẻ tiếp thu những nội dung chất lượng thấp, việc tiếp thu hàng ngày khiến trẻ suy nghĩ và liên tưởng đến các nội dung “rác” này thường xuyên.
Tình trạng này kéo dài sẽ giới hạn thế giới quan và nhận thức của trẻ, thay vì tính đam mê học hỏi và khám phá, tham gia thảo luận về giải trí và dự án thú vị cùng bạn bè trang lứa, tham gia các cuộc thi cho trẻ em và thanh thiếu niên hữu ích, trẻ chỉ quanh quẩn trong các nội dung “rác” không có mục đích trong tương lai.
Làm cha mẹ, chúng ta có thể khác nhau rất nhiều thứ từ hoàn cảnh đến tính cách, nhưng chúng ta đều có điểm chung là dành trọn vẹn tình yêu thương cho con, và mong con được phát triển trong môi trường lành mạnh, trở thành một người hạnh phúc và có ích cho xã hội. Cùng tham khảo thêm nhiều tin tức để cập nhật các phương pháp dạy con hữu ích nhé.
Giáo dục
/giao-duc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất