Làm thế nào để chúng ta tìm thấy mục đích sống của mình?
Joanna Macy, một nhà giáo dục, nhà sinh thái học và tác giả, đã đề xuất ba hướng mà chúng ta có thể tìm kiếm mục đích của chính mình.
1. Làm việc với đam mê của bạn, trên những dự án mà bạn thật sự quan tâm. Mơ ước của bạn là gì trước khi bạn ngừng mơ ước? Công việc bạn sẽ làm ngay cả khi không được trả lương là gì? Bạn không đang tìm kiếm những sở thích hời hợt như được miêu tả trên những miếng dán xe hơi, như “Tôi thích lướt sóng hơn”. Bạn đang tìm kiếm điều gì đó mà bạn sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời mình, chứ không phải thứ gì đó bạn làm chỉ để trốn khỏi cuộc sống của mình.
2. Làm việc với nỗi đau của bạn, với những người mà nỗi đau của họ chạm đến trái tim bạn. Bạn đã từng “trải qua để hiểu cảm giác đó” chưa—trong sự đau buồn, sầu muộn, tuyệt vọng, đói nghèo, hay sợ hãi? Bạn có thể mang đến cho người khác sự khôn ngoan và lòng từ bi mà bạn đã học được từ kinh nghiệm đó không? Có một khía cạnh nào trong nỗi đau khổ của thế giới đang kêu gọi bạn hành động không? Nếu bạn đang trong đau khổ đến mức đã mất kết nối với khả năng giúp đỡ người khác, thì bây giờ chính là thời điểm hoàn hảo để bạn chìa tay ra giúp đỡ những người khác đang đau khổ. Điều đó sẽ giúp bạn chữa lành.
3. Làm việc với những gì có sẵn, với những cơ hội xuất hiện mỗi ngày để đáp ứng những nhu cầu đơn giản của người khác. Việc tìm kiếm mục đích sống thường được gắn liền với việc phát hiện ra công việc hay dự án phụng sự hoàn hảo, điều sẽ thúc đẩy bạn trở thành người cao thượng như Mẹ Teresa. Điều này gợi ý chúng ta rằng về một thế giới liên kết, mọi hành động phụng sự đều góp phần vào lợi ích chung. Nếu bạn nhớ rằng không có hành động vĩ đại nào, chỉ là một chuỗi những hành động nhỏ được thực hiện với niềm đam mê lớn hoặc tình yêu lớn, thì khi làm những gì bạn thấy cần phải làm—đưa bữa tối cho một người hàng xóm bị ốm, giúp một đứa trẻ học đọc, viết thư cho biên tập viên của tờ báo địa phương, làm người bảo vệ cho những người vô gia cư trong thành phố của bạn—bạn sẽ khám phá ra một cuộc sống đầy ắp kinh nghiệm về việc có một mục đích xứng đáng để sống.
Đam mê, nỗi đau, và những gì bạn có sẵn trong tay là cánh cửa dẫn bạn đến một mục đích sống vượt ra ngoài việc chỉ tích lũy của cải vật chất.
Đo lường sự tiến bộ trong quá trình tiến tới mục đích sống của bạn
Hãy dành vài phút ngay bây giờ để viết ra mục đích sống của bạn. Điều này có thể chẳng liên quan gì đến cách bạn hiện đang sử dụng thời gian hay không quan trọng trong mắt của người khác. Thậm chí nó còn chưa rõ ràng với bạn. Nhưng hãy cố gắng hết sức. Sử dụng mục đích đã nêu này để đo lường hành động của bạn. Nếu theo thời gian bạn nhận thấy mục đích của mình thay đổi, điều đó cũng không sao; chỉ cần viết lại ý nghĩa của mục đích sống đối với bạn ngay lúc này và dùng tuyên bố mới này làm thước đo.
Dù bạn định nghĩa mục đích của mình như thế nào, bạn cũng cần một cách để đo lường kết quả, một loại phản hồi nào đó để biết mình có đang đi đúng hướng hay không. Thông thường, chúng ta đo lường mức độ hoàn thành mục đích của mình bằng thành công vật chất, hoặc sự công nhận trong nghề nghiệp hay cộng đồng. Một cách khác để đánh giá liệu bạn có đang sống theo đúng mục đích hay không—một cách vượt ra khỏi thành công vật chất, phần thưởng và sự công nhận—là trả lời câu hỏi thứ hai: “Liệu sự tiêu tốn năng lượng sống này có phù hợp với giá trị và mục đích sống của tôi không?” Hãy kiên trì với câu hỏi này—bạn cần làm nó hàng tháng và cho tất cả các danh mục chi tiêu của bạn—điều đó sẽ hướng bạn đến việc làm rõ các giá trị của mình, sống đúng với mục đích đã nêu, và từng bước định hình rõ ràng hơn mục đích thực sự trong.
Viktor Frankl, tác giả của Đi Tìm Lẽ Sống và là một người sống sót qua các trại tập trung của Đức Quốc xã, đã nhận thấy rằng có một yếu tố vượt lên trên trí tuệ hay tâm lý giúp một số người giữ được tính nhân văn trong những hoàn cảnh phi nhân tính. Yếu tố đó, theo ông kết luận, chính là ý nghĩa. Ông cho rằng, ý chí tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống vượt trội hơn cả ý chí tìm kiếm quyền lực hay khoái lạc. Frankl đã quan sát rằng: “Làm người có nghĩa là hướng tới và gắn kết với một điều gì đó hoặc một ai đó ngoài bản thân mình”. Hoàn thiện bảng câu hỏi trong Hình 4-1 dựa trên tác phẩm sâu sắc của Frankl sẽ giúp bạn tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống của mình.
Hãy cộng các con số bạn đã khoanh tròn để tính tổng điểm. Nếu điểm của bạn dưới 92, rất có thể bạn đang thiếu ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Nếu bạn đạt từ 92 đến 112, bạn có thể đang lưỡng lự hoặc mơ hồ về cảm giác về mục đích của mình. Nếu điểm của bạn trên 112, bạn đã có một mục đích rõ ràng. Kết quả của bạn như thế nào? Hãy nhớ rằng việc thường xuyên tự hỏi: “Liệu khoản chi tiêu này có phù hợp với mục đích sống của tôi không?” sẽ giúp bạn kết nối sâu hơn với cảm giác về mục đích sống.
Bảng theo dõi hàng tháng sẽ vạch rõ cách các thói quen chi tiêu của bạn liên quan đến hành trình tìm kiếm ý nghĩa. Để quay trở lại với sự liêm chính (sự phù hợp giữa hành động và giá trị của bạn) của mình, bạn có thể điều chỉnh chi tiêu của mình hoặc điều chỉnh lại mục đích sống.
img_0
img_1
-----------------------
Lời nhắn nhủ:
Vì tác phẩm này quá hay nhưng chưa có nhà xuất bản nào mua bản quyền và phát hành bằng tiếng Việt, nên mình đã dịch cuốn sách này để chia sẻ với các bạn đọc là người Việt. Mình hy vọng mọi người sẽ ủng hộ tác giả và nhà xuất bản bằng cách mua một bản ebook tiếng Anh của cuốn sách. Việc này có thể dễ dàng thực hiện qua Google Play Books (link: https://play.google.com/store/books/details/Your_Money_or_Your_Life_9_Steps_to_Transforming_Yo?id=AxxD2jUMB0MC&hl=vi&gl=US) hoặc đặt mua bản in tiếng Anh tại Việt Nam. Mình đã mua một phiên bản của cuốn sách này và nếu bạn thấy nó thú vị mong các bạn cũng làm vậy để ủng hộ tác giả.
Bạn có thể tìm đến với series này của mình tại đây: https://spiderum.com/series/Nemo1810/Tien-cua-ban-hay-Cuoc-cua-ban-j42Bw8CmZ732