Đầu tiên là phải giới thiệu
Đây là kênh tiktok của công ty mà mình được order làm với mục đích branding, không phải kênh cá nhân muốn xây dựng hình ảnh. Giới thiệu qua, mình là dân tài chính, không phải dân marketing chính hiệu. Nhưng trước đó cũng có kinh nghiệm tự xây kênh cá nhân được gần 100k follows (nhưng sau 2 năm bỏ kênh thì giờ nó tụt follow về đâu mình k biết nữa)
Casestudy: Finpath là một start-up làm về Fintech, cụ thể hơn là cung cấp dữ liệu về chứng khoán, đối thủ là Fireant đã có chỗ đứng rất vững chắc. Thế nên dù chiếc app quá đỗi tiện ích, thì nó vẫn cần được truyền thông rộng rãi hơn tới nhà nhà. Sau quá trình chạy ads trên facebook không khả quan lắm , lại còn ngốn nhiều tiền. Sếp mình đã nghĩ tại sao không bắt trend, xây tiktok?
Cái khó:
>> Ban đầu bọn mình làm clip dạng quảng cáo tính năng sản phẩm, thuần quảng cáo, trực diện, hình thức quay mặt... fail. Rất căng thẳng, trật vật...
>> Sau đó team mình chuyển hướng sang các nội dung Kinh tế - Chính trị - Xã hội, không dính gì đến cái app và chứng khoán nữa, chỉ cần mọi người nghe cái tên Finpath quen quen cái đã. Nhưng chủ đề này cũng rất kén người xem, nó không hề giải trí, một số vấn đề còn học thuật nghe thôi đã lười.
Tua nhanh đến kết quả:
>> Thành tích: 4 tháng, 13 clips triệu views, cái cao nhất gần 5tr views, tổng kênh có 17 triệu lượt thích.
>> Unique point: animation visual. Với kênh này, kịch bản và visual đóng vai trò quan trọng là 50:50. Mình không phủ nhận một trong những lý do giúp kênh lên được nhanh là nhờ editor của mình rất xịn, đảm bảo là rất ít kênh tiktok hiện tại làm giống được bọn mình về mặt hình ảnh. Đến đây thì cảm ơn bạn editor rất nhiều, một người có năng lượng học hỏi không ngừng, sẵn sàng tiếp thu mọi cái mới. Và truyền cho mình rất nhiều động lực.
Giờ mới vào bài
Mình sẽ đi thẳng luôn vào vấn đề. Và đây là những gì mình đúc rút ra trong 4 tháng vừa qua:
1. Tiktok đang cạnh tranh với youtube về chất lượng nội dung. Nên đừng ngại làm dài, chỉ cần nó có chất lượng. Minh chứng là trong các clip triệu views của bọn mình đều có độ dài trên 3’ cả. Thậm chí có clip dài 4-5'.
2. Intro rất quan trọng, ai cũng biết. Nhưng phải khi bắt tay vào làm thì bọn mình mới nhận ra, nó ngốn tận 80% thời gian tạo ra, cả kịch bản lẫn edit. Rất là khó nói tổng quát hoá cách làm intro vì mỗi kênh, mỗi loại nội dung và tệp khán giả có một công thức khác nhau. Nhưng mình sẽ nói dựa trên casestudy là kênh mình.
2.1 Mở màn bằng thứ người xem phải biết - phải quen.
Vì kênh mình nói về đề tài kinh tế - chính trị - vĩ mô, khá là học thuật và kén người xem, nên nhiệm vụ là phải bình dân hoá nó từ những ví dụ thực tế nhất có thể. Nó liên quan trực diện tới cuộc sống của tất cả chúng ta như nào? Số đông có biết nó không? Nó có tính thời sự hay không?
Ví dụ về một cái clip dẫn từ thực tế của mình. Nghe lợi ích cận biên giảm dần là thấy mệt mệt rồi đấy, nên mình đã lấy luôn một ví dụ về ứng dụng lý thuyết để giải thích một case trong đời sống, mà clip lên đúng đợt nghỉ lễ nữa.
2.2 Những sự đối lập là rất quan trọng.
Sự đối lập trong những con số, đối lập với tư duy đám đông, đối lập với hoàn cảnh hiện có… Ban đầu có thể dẫn dắt khán giả vẫn đi theo mindset thông thường, sau đó vặn lại 180 độ. 
VD1: Clip sân bay Long Thành này, không có một intro đời thường, gần gũi. Nhưng mình đã xây sự đối lập: (diện tích + dân số) nhỏ >< GDP tạo ra cực lớn. Vậy thì điều gì ở phía sau đó? Bằng cách nào? Mọi người sẽ tò mò mà xem tiếp.
VD2: Clip về thương vụ Sabeco, bọn mình đi từ một thương hiệu bia quốc gia, lâu đời, làm ăn tốt, nhưng trái ngược với suy nghĩ thông thường là VN sẽ tiếp tục phát triển nó, thì nhà nước lại quyết định bán cho Thái Lan. Tại sao, chuyện gì đã xảy ra, chắc phải có vấn đề rồi. Xem tiếp.
2.3 Đánh vào cảm xúc
Cảm xúc là một thứ rất khó nói, còn xem bạn hiểu được đối tượng xem của mình đến đâu nữa. Trước mỗi clip, bọn mình luôn tự hỏi:
Xem xong 1’ đầu tiên, khán giả cảm thấy gì? Phẫn nộ, vô lý, bất bình hay phấn khích?
VD1: Trong clip nhiều views nhất là giải thích về lạm phát, mình đã đi từ ví dụ “Nếu tất cả cùng được tăng lương”. Cứ 9 người thì 10 người đi làm nghĩ về việc TĂNG LƯƠNG. Đó là ao ước, khao khát… của tất cả chúng ta. Nghe thôi đã phấn khích rồi. Ờ nhưng mà… thì sao… tại sao không làm được như thế mà chỉ là tưởng tượng? >> Xem tiếp.
VD2: Đường sắt cao tốc Bắc-Nam ở Việt Nam. Không quá khó, chỉ cần đi từ các con số thể hiện sự chậm chễ là đám đông đã cảm thấy bất mãn, chỉ chích… Tìm cách đọng lại cảm xúc này rất dễ, vì đến đa số khi nghe tới cũng cảm thấy như vậy.
Có những loại cảm xúc khó áng hơn là khi nào? là khi một kiến thức, vấn đề là cơ bản với bạn, nhưng đám đông thì không. Vì mỗi người một chuyên ngành khác nhau.
2.4 Hãy dùng câu mệnh lệnh.
Nếu để ý thì đa số các clip của bọn mình sẽ bắt đầu bằng: “Đây là…”, “Hãy nhìn vào…”, “Hãy tưởng tượng…”. Người ta xem tiktok là tự nguyện và giải trí mà, ở đâu ra cái kênh mà ra lệnh cho mình một cách “cục súc” thế. Xem xem nó có cái gì không nào :))
2.5 Đừng đánh giá thấp trí tưởng tượng của con người.
Đó là lý do mình hay dùng câu “Hãy tưởng tượng…” với những đề tài về kinh tế vĩ mô khó thẩm (nghe đến thôi là lười). Nhưng bằng cách tưởng tượng 1 case thực tế mà rất gần gũi, rất đời sống… mọi người sẽ cảm thấy nó liên quan trực tiếp đến mình, và mình cần tìm hiểu thêm về nó.
Ví dụ: Trong clip về Đường sắt cao tốc Bắc - Nam này, ngay từ đầu mình đã bắt mọi người tưởng tượng một viễn cảnh trong tương lai, mặc dù chưa xảy ra, nhưng mình tin là rất nhiều người mong chờ điều đó.
Đó mới chỉ là intro thôi mà mình thấy cũng dài dài rồi đấy. Chắc chắn là còn nhiều thứ lắm. Ở phần 2, mình sẽ nói về việc BÍ Ý TƯỞNG nhé.
Quan trọng nhất vẫn luôn là: CỨ LÀM ĐI ĐÃ. LÀM NHIỀU FAIL NHIỀU. FAIL NHIỀU SẼ HIỂU RA NHIỀU THỨ.