30s gửi 20s or 18+
Bản thân đang có rất nhiều thứ muốn viết cho những "cháu" đã tốt nghiệp cấp 3, đang đứng trước sự lựa chọn về ngành nghề của thời gian...
Bản thân đang có rất nhiều thứ muốn viết cho những "cháu" đã tốt nghiệp cấp 3, đang đứng trước sự lựa chọn về ngành nghề của thời gian ở đại học.
Bài viết được lấy cảm hứng từ việc phải phân tích về sự lựa chọn trường đại học cho đứa em họ vừa thi xong, và đang phân vân không biết nộp kết quả ứng tuyển vào trường nào để học.
Mỗi năm lại đón nhận một mùa ra trường, một mùa căng thẳng, vui có buồn có, hả hê có, nhẹ nhõm có, đau khổ hoang mang cũng có luôn. Việc vào được đại học trở thành khuôn mẫu cho mọi đứa trẻ, bản thân mình cũng rất đánh giá cao việc học đại học (nếu như chưa ai xác định được bản thân rõ ràng). Với bản thân mình, sau quá trình nhìn lại, thời gian đại học chính là sự trải nghiệm mà bố mẹ đã tạo điều kiện, thời gian để bản thân biết được "ồ hóa ra mình là con người như vậy, chứ không như những gì đã từng nghĩ về mình trước đây".
Dưới đây, chỉ là vài lời bản thân mình đúc kết lại về quá trình chọn trường đại học và những thứ nên làm trong quãng thời gian ấy để không thấy phí phạm sau này:
1. Học nghành nghề gì cũng chưa phải thực sự quan trọng nếu bản thân mỗi bạn chưa xác định chính xác mình thích điều gì và muốn phấn đấu ở lĩnh vực nào.
Vì đến 70% các bạn sau ra trường sẽ làm công việc trái ngành trái nghề, hoặc khó xin được các công việc 100% như chuyên môn được đào tạo (do yếu tố cạnh tranh, lực lượng lao động lúc đó, sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề). Đương nhiên, một bạn học nghệ thuật thì không thể đi làm tài chính, và một bạn học tài chính thì không thể đi làm nhân viên thiết kế thời trang. Những đào tạo đặc biệt chuyên sâu của ngành thì không nói. Bản thân mình nói ở đây là được đào tạo về tài chính thì sẽ hiểu được nguyên lý của "tiền", "nền kinh tế", blah blah những thứ có "liên quan" đến kinh tế. Ví dụ được đào tạo về tài chính ngân hàng thì đi làm kiểm toán, chuyên viên tư vấn đầu tư tài chính, chuyên viên nghiên cứu và phát triển thị trường, thậm chí sales. Hoặc được đào tạo về thiết kế thì có thể đi làm designer cho doanh nghiệp, chuyên viên sự kiện quảng cáo... Nói chung sẽ không thể nào đúng 100% đến chuyên ngành được học , mà chỉ là sẽ có liên quan đến lĩnh vực đó.
Mỗi ngành nghề thực ra sẽ có nhiều mảng để phù hợp với tính cách mỗi người, nên quan trọng hơn cả là các bạn trẻ phải hiểu rõ bản thân mình như thế nào: là người hướng nội hay hướng ngoại, thích giao tiếp hay thích một mình thực hiện dự án, nghiên cứu, thích tổ chức hay thích là thành viên của nhóm, thích lãnh đạo và có khả năng lãnh đạo hay không, thích con số hay viết lách, thích thuyết trình và tư duy logic hay bị sợ hãi khi phải nói trước đám đông. ĐÓ MỚI LÀ NHIỆM VỤ PHẢI TÌM RA TRONG QUÁ TRÌNH ĐI HỌC ĐẠI HỌC!!!! For sure, điều này mới quan trọng trong quá trình đi làm và phát triển sau này.
2. Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng
Hoạt động cộng đồng ở đây bao gồm các hoạt động tập thể của sinh viên, các câu lạc bộ. Ít nhất nên tham gia lâu dài tại một câu lạc bộ trong trường và phát triển cũng với nó qua các dự án.
Nếu được thêm một dự án thiện nguyện nữa thì tuyệt vời, việc tham gia tình nguyện sẽ mang lại cảm giác hạnh phúc cho mọi người, tình thương chia sẻ từ người tới người luôn là con đường mang đến hạnh phúc. Điều này càng trưởng thành mọi người sẽ càng ngấm nha.
Nếu được thêm một dự án thiện nguyện nữa thì tuyệt vời, việc tham gia tình nguyện sẽ mang lại cảm giác hạnh phúc cho mọi người, tình thương chia sẻ từ người tới người luôn là con đường mang đến hạnh phúc. Điều này càng trưởng thành mọi người sẽ càng ngấm nha.
3. Đi làm thêm
Hãy biết kiếm tiền và học cách tiêu tiền.
Đây là bài học "cay đắng" mà bản thân đã hoàn toàn thất bại trong suốt quãng thời gian học đại học. Việc học cách kiếm tiền không mang mục đích gì cao sang là kiếm đủ tiền ăn học (với những bạn được bố mẹ bao nuôi), mà để các em các cháu hiểu được giá trị đồng tiền. Còn với những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn thì bản thân mình đã rất phục các bạn về khoản này rồi. Xin phép không đề cập đến ở đây.
Việc kiếm tiền và tiêu gì sau đó sẽ là những bài học quý giá để hiểu giá trị việc chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và đầu tư. Thực ra đây có lẽ nên là những bài học các bậc phụ huynh thì đúng hơn. Việc bao nuôi các bạn sẽ khiến các bạn sinh viên không hiểu về bài toán kinh tế. Các bạn sẽ chỉ mơ hồ rằng việc mình đi học cũng đang tiêu tiền của cha mẹ, hàng tháng vẫn dùng tiền của cha mẹ và coi đó là điều nghiễm nhiên. Việc chăm con cái chu cấp cho con cái là điều bình thường và mình không phản đối, tuy nhiên, chính những sự bình thường này sẽ khiến các bạn gặp khó khăn và đôi khi thất bại trong quá trình kiếm tiền, tiêu tiền sau này (bản thân mình là một ví dụ).
Bài học về quản trị tài chính cá nhân sẽ được đề cập ở bài viết khác.
Vậy nha, đi làm thêm và tiết kiệm. Không sai bao giờ đâu :D
4. Hãy yêu!
Vì khi yêu là những cảm xúc rung động vô cùng đẹp và thú vị. Đó là những trải nghiệm đáng giá. Tuy nhiên, làm gì cũng tỉnh táo, đừng để phải làm bố làm mẹ trong những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ.
Vậy thôi hà!
Saigon, 4.9.2020

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất