30 tỉ đồng đầu tư cho Ánh Viên đã đi đâu?
Là title của một bài trên báo Lao Động ít ngày trước bị cho là gây tranh cãi bởi các writers trên facebook và cụ thể là tác giả Tôn...
Là title của một bài trên báo Lao Động ít ngày trước bị cho là gây tranh cãi bởi các writers trên facebook và cụ thể là tác giả Tôn Phi. Bài viết này để phản biện cũng như nói lên quan điểm cá nhân của mình.
Dưới đây là link post trên Facebook của tác giả:
Và link bài trên báo Lao Động ngày 02.08:
Qua dòng title cũng như chủ đề của bài báo, tác giả Tôn Phi đã đặt ra những tiêu chuẩn trong đào tạo, thi đấu thể thao chuyên nghiệp sai lệch cũng như gián tiếp nêu lên mặt trái của truyền thông nước nhà, một cách quy chụp và đầy chủ quan. Tôi đồng ý việc gần đây trên các kênh truyền hình, báo chí xuất hiện nhiều hơn những chủ đề nhạy cảm, gây tranh cãi trong cộng đồng nhưng không vì thế mà người đọc thông tin là chúng ta cho phép bản thân dễ dàng tiếp nhận những suy nghĩ không phù hợp, sai lệch điều hướng.
1. Về title của bài báo
Nhưng câu hỏi được đặt ra, do thực lực của Ánh Viên đã chạm ngưỡng hay chiến lược đầu tư của ngành thể thao có vấn đề?
Tôi thừa nhận title của bài viết nếu đọc lướt qua thì có cảm giác gây tranh cãi và bất công với Ánh Viên cũng như công sức nỗ lực trong suốt thời gian qua của cô gái vàng trong làng bơi Việt Nam. Tuy nhiên, đó là ý đồ của tác giả để bài viết có sự thu hút nhất định, và nếu wording kĩ câu từ thì không hề có ý đổ lỗi hay không công nhận thực lực của Ánh Viên. Đi sâu hơn vào bài viết thì tác giả bài báo đặt một câu hỏi với tầm nhìn lớn hơn về việc liệu chiến lược đầu tư của bơi lội Việt Nam hay cả ngành thể thao có đi đúng hướng? Tác giả Tôn Phi nọ như chỉ đọc title mà không hề đọc bài báo, viết một bài post phản biện mà phần lớn lí lẽ rất yếu, cổ vũ Ánh Viên và hiệu quả truyền thông đến một cách tất yếu khi hàng nghìn comments và shares chĩa mũi dìu về bài báo, về kênh truyền thông, ngôn luận nước nhà.
Liệu có phải độc giả chúng ta quá dễ dãi trước các thông tin giả, sai lệch tràn lan trên mạng xã hội hiện nay? Chỉ cần một người nào đó, thậm chí còn không cần phải là influencer, viết bài với góc nhìn cổ vũ phía yếu hơn, đại diện chính nghĩa bảo vệ lẽ phải là hàng loạt người vào hùa, ủng hộ, kể cả những người thông minh, sắc bén. Họ đâu có biết rằng những gì họ ủng hộ chắc gì đã là điều đúng đắn, là lẽ phải, hay chỉ là mượn gió bẻ măng, hướng mũi rìu về phía báo chí, ảnh hưởng đến nhận thức chung của mọi người. Dần dà, kênh truyền thông báo chí không còn là địa chỉ để các bạn trẻ nghiên cứu tin tức, cập nhật tình hình, thậm chí miệt thị, ghét bỏ, chạy theo các kênh thông tin trên mạng xã hội tràn lan...
2. Về nội dung của bài viết
30 tỉ đi đâu, xin trả lời luôn: tăng chiều cao, cân nặng, tăng gene tốt cho người Việt. Đó là chưa kể, khi du học trở về, Ánh Viên bơm dòng máu văn hóa mới cho đất nước.
Tác giả bài viết đặt ra luận điểm trên với niềm tin mãnh liệt rằng kinh phí đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ Ánh Viên của thể thao Việt Nam với mục đích như trên. Xin mạnh dạn trả lời rằng kinh phí đó là tiền của nhà nước, với mục đích đầu tư cho vận động viên để có thành tích trong các kì thế vận hội, đối với môn bơi là giành giật từng giây chiến thắng để gia tăng cơ hội và để tiến gần hơn với giấc mơ chạm đến chiếc huy chương Olympics danh giá, do khả năng của Ánh Viên đã vượt ra khỏi ao làng Seagame Đông Nam Á từ lâu. Nhắc lại là tiền của nhà nước đầu tư, chứ không phải là tiền của phụ huynh, của gia đình cho con em đi du học mở mang, là một câu chuyện khác hoàn toàn. Ở đây tôi không nghĩ rằng chúng ta nên so ngang số tiền với các cường quốc khác mà nên nhìn vào thực tế rằng Ánh Viên là vận động viên được đầu tư trọng điểm, sử dụng tài nguyên của nước nhà với hi vọng tiến ra ngoài biển lớn và trở thành niềm kiêu hãnh của Việt Nam, trong hàng trăm nghìn vận động viên mới có một người, chứ không phải chỉ trong môn bơi nói riêng.
Nói không ngoa việc đạt được thành tích có thể được coi là Ánh Viên hoàn thành nghĩa vụ với tổ quốc một cách xuất sắc, chứ không bao giờ tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp là chỉ để cho khỏe mạnh, cải thiện gene. Nếu dùng lí lẽ như vậy để bảo vệ các vận động viên chuyên nghiệp, há chẳng như một cái tát thật đau vào cái tôi của họ, rằng tài năng và nỗ lực rèn luyện trong một thời gian dài để tỏa sáng ở các môn thi đấu thể thao của họ là vô nghĩa, là "cho vui". Là một người chơi thể thao và đã từng tham gia thi đấu thể thao phong trào, từ cấp tiểu học đến trung học, các bé 8-10 tuổi một khi bước vào các trận thi đấu bóng đá, bóng rổ cấp trường còn hừng hực, nỗ lực hết mình, sẵn sàng đổ máu chứ đừng nói là động lực thi đấu của vận động viên chuyên nghiệp.
Còn việc tăng chiều cao, cân nặng, gene của người Việt, hiện nay ngoài điều kiện sống được nâng cấp hơn rất nhiều thì việc thúc đẩy các hoạt động, phong trào thể dục thể thao từ địa phương đến trung ương phụ thuộc rất nhiều vào thành tích của các vận động viên đầu ngành. Nói không xa đâu, việc các trường trung học trên cả nước nâng cấp cơ sở vật chất, ưu tiên có sân bóng đá, bóng rổ trong khuôn viên trường do sự ảnh hưởng rất lớn bởi thành tích triển vọng của hai môn thể thao này trong vài năm gần đây. Thật vậy, chính việc đạt được thành tích, hay kì tích ở các sân chơi khu vực mới là động lực để thể thao Việt Nam được đầu tư, đào tạo trẻ được chú trọng và phong trào thể dục thể thao nói chung mới đi lên, chứ không phải 30 tỷ đồng nhà nước đầu tư cho vóc dáng chuẩn đẹp của một người hay bơm dòng máu văn hóa (??) như tác giả Tôn Phi có đề cập.
3. Kết
Tôi sẽ không nói thêm về những vấn đề khác trong bài viết của tác giả vì nó không còn nằm trong phạm trù thể thao nhiều nữa. Với tầm nhìn và mong muốn rằng các độc giả trẻ văn minh chúng ta hãy khó tính hơn với việc tiếp nhận thông tin trong thời đại số đầy rẫy những cạm bẫy truyền thông hiện nay, tôi tin rằng mỗi người đều sẽ đủ tỉnh táo và lí trí ! Chúc mọi người có một buổi tối ấm áp <3
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất