3 NGUYÊN LÝ TẠO NÊN MỘT DASHBOARD HIỆU QUẢ
Làm nghề Data Analyst chắc chắn chúng ta phải xây dựng rất nhiều báo cáo trên spreadsheet hay BI tools như PowerBI, Tableau, Looker Studio...
Làm nghề Data Analyst chắc chắn chúng ta phải xây dựng rất nhiều báo cáo trên spreadsheet hay BI tools như PowerBI, Tableau, Looker Studio...
Mình đã chứng kiến rất nhiều dashboard lộn xộn, cấu trúc thông tin không rõ ràng, màu sắc không hợp lý và tệ hơn nữa là không giải quyết đúng vấn đề của người dùng. Trong ngành có cuốn Storytelling with Data mình thấy khá ổn đối với người mới bắt đầu, tuy nhiên mình cảm nhận nó chưa đủ sâu về mặt mindset.
Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình xây dựng những báo cáo để đảm bảo sau khi nghe xong chắc chắn stakeholder “gật gù”. 😀
🎖 PRINCIPLE 01: STAKEHOLDER-CENTRIC
Trước khi bắt tay vào build dashboard, hãy dành một chút thời gian, đặt ra những câu hỏi để biết vấn đề stakeholders đang gặp phải là gì? Họ đang gặp những thách thức gì? Họ đang thiếu những thông tin gì để ra quyết định? Trong vấn đề này, những bên liên quan gồm có là gì?… Các bạn có thể dựa vào cấu trúc 5W1H (What - Who - Why - Where - When - How). Làm được điều này, bạn đạt được level fresher Data Analyst.
Ở các level cao hơn như Senior thì cần khả năng quan sát tinh tường hơn. Mình thấy về mặt toolset thì giữa các level Data Analyst không quá nhiều khác biệt. Khác biệt lớn nhất của một người Senior Data Analyst với Fresher Data Analyst chính là ở tư duy, khả năng quan sát, và kỹ năng giao tiếp.
Bên cạnh 5W1H, bạn có thể sử dụng các technique chuyên sâu hơn để level up bản thân như: Empathy, Constructive Conversation.
- Đối với Empathy, hãy dành thời gian quan sát bằng mắt và bằng trí tưởng tượng của bạn để thấy rõ Behaviour, Feeling và Need của stakeholders.
- Đối với Constructive Conversation, hãy involve stakeholders vào quá trình build dashboard, nói cho họ biết tại sao mình cần thường xuyên trao đổi với họ. Việc này giúp ích gì cho mình, giúp ích gì cho họ… Bạn hãy tưởng tượng build dashboard mà không involve stakeholders vào giống như đi bán hàng mà không nói chuyện với khách hàng vậy, vì bản chất chúng ta build dashboard để phục vụ cho stakeholders mà đúng không? Vậy mà vẫn có rất nhiều bạn fresher, junior Data Analyst đang làm vậy!
Trong quá trình mình coaching cho các bạn fresher mình nhấn mạnh rất nhiều vào principle này. Đây chính là gốc rễ của quá trình build dashboard. Mindset nằm cả ở đây chứ không phải ở đâu khác!
🎖 PRINCIPLE 02: TRỰC QUAN, DỄ HIỂU VÀ MẠCH LẠC
Dashboard cần phải có giao diện trực quan, dễ hiểu và dễ sử dụng. Người dùng có thể nhanh chóng nhận thấy các thông tin chính và hiểu rõ ý nghĩa của chúng. Mình khuyến khích các bạn sử dụng những chart phổ biến, đơn giản và dễ hiểu, không nên dùng những chart ít phổ biến. Rất nhiều bạn sử dụng những chart ít phổ biến này để nhìn dashboard cho cool ngầu 🙃 nhưng đâu biết đó chính là 1 điểm thắt nút, gây khó hiểu trong tâm trí người đọc báo cáo.
Để đảm bảo tính mạch lạc trong thông tin, mình thường dùng technique “phân lớp” và “phân cụm”. Trong 1 báo cáo thường có nhiều phân lớp khác nhau, có layer giúp chúng ta có góc nhìn tổng quan, có layer cho góc nhìn chi tiết. Trong mỗi phân lớp sẽ có những phân cụm nhỏ bên trong để giúp chúng ta có góc nhìn chi tiết của từng phân lớp. Khi bạn bố trí báo cáo theo các lớp, các cụm sẽ đảm bảo từng thành phần bên trong dashboard liên kết mạch lạc với nhau. Việc này cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình deliver insight.
Trong khóa Data Analyst Coaching 1 on 1, mình sử dụng Design Thinking để giúp các bạn phân lớp, phân cụm tốt hơn. Bản chất của khúc này chính là bước “Define point of view” trong Design Thinking.
🎖 PRINCIPLE 03: KHÔNG CÓ QUÁ 5 MÀU (BAO GỒM CẢ BACKGROUND VÀ FONT)
Mình là người theo chủ nghĩa tối giản nên mình thích mọi thứ đơn giản, có điểm nhấn. Khi lựa chọn màu sắc, mình hay chọn những màu liên quan tới brand, có độ hài hòa, độ contrast tương đối cao.
Nếu không chọn màu theo brand thì mình thường có một bộ màu mặc định để các bài báo cáo có tính đồng nhất và phong cách riêng. Một trang web mà mình rất hay dùng để phối màu là Adobe color wheel, các bạn search google là ra.
Mình thường dùng các mã màu sẵn có ở đó để đảm bảo các màu sắc đã được lựa chọn theo nguyên tắc design rồi chứ không phải chọn màu ngẫu nhiên.
Việc lựa chọn màu sắc hợp lý cực kỳ quan trọng vì nó giúp chúng ta tạo first impression tốt ở stakeholders. Chưa cần biết nội dung dashboard như thế nào nhưng nhìn dashboard đẹp là auto stakeholder chú ý hơn so với một dashboard màu sắc không quá ấn tượng.
Cuối cùng, để bạn deliver được bài phân tích mà khiến stakeholder phải “gật gù” nó cần hội tụ 3 yếu tố: insight, visual, narrative.
Principle 01 và 02 giúp bạn đạt được chữ insight, principle 03 giúp đạt chữ Visual.
Phần narrative liên quan đến kỹ năng truyền tải thông tin, mình sẽ dành 1 bài khác để viết về chủ đề này.
Với việc áp dụng 3 principle phía trên, càng làm bạn sẽ càng sâu, nội công ngày càng thâm hậu và stakeholders chắc chắn sẽ “trọng thương”!
Happy Visualization! ❤
– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất