Có một câu nói mà gần đây mình đọc được trên mạng là:
“ Từ 10 tuổi đến 20 tuổi là mười năm. Còn từ 20 tuổi đến 30 tuổi là cả một đời.”
Vậy đoạn đường sau 20 tuổi phải đi như thế nào cho đúng?
Ở thời điểm hiện tại thì dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến kinh tế và làm đảo lộn đến dự định và nhịp sống của tất cả mọi người. mới đầu tuần thôi tôi còn nhận được cuộc điện thoại của thằng bạn học trong thành phố HCM với một giọng có vui vẻ:
“ mày ơi! Tao bị bế đi cách ly rồi, không biết khi nào phát bệnh nhỉ? Nhưng tao chưa thấy có biểu hiện gì, vẫn khỏe không à!”
Nghe xong cuộc điện thoại cũng chỉ biết buồn động viên nó rằng “ cố lên! hết đợt dịch về quê bay ra Hà Nội xuống bờ hồ ăn lẩu, tao mời”
Giá như tôi có thể nói câu: “ mày có thiếu thốn gì không tao chuyển tiền cho, xong bữa về trả tao” tôi muốn nói vậy lắm chứ nhưng nhìn lại trong tài khoản của mình tiền gọi là cầm cự qua ngày, ngoài đầu ngõ thì bị phong tỏa vì có ca mắc, mọi thứ sinh hoạt đắt đỏ lại còn sắp đến hạn đóng tiền phòng.
Trong đầu lúc đó chợt nghĩ đến nếu như sau này tự nhiên có một cuộc điện thoại báo tin người thân sức khỏe không tốt thì liệu mình có đủ tự tin để nói “ mọi chuyện đã có con lo” liệu lúc đó câu trả lời của mình là gì? hay lại chỉ biết nhìn thương sót mà lực bất tòng tâm như bây giờ?
21 tuổi có người đã ra trường kết thúc tháng năm sinh viên để bước ra ngoài đi làm, có người thì quyết định đi học tiếp, đi du học… dù là quyết định gì đi nữa thì dịch bệnh cũng đã làm ảnh hưởng đến nó và nó khiến chúng ta sống chậm hơn, suy nghĩ kỹ hơn về chặng đường tiếp theo, về những mục tiêu, mơ ước hay không thì cũng là lúc chúng ta được ở cùng gia đình.
Vài hôm trước thôi bố mẹ từ quê điện lên: trên đó sống thế nào rồi con? Có đủ ăn không đã mua đồ chưa? Có cần gửi tiền không? Công việc thế nào? Cố mà gữi lấy công việc mà làm con à dịch bệnh như vầy có việc là may rồi, có việc là còn có cái ăn, chứ ở quê đây này ở công ty mẹ đi làm có ngày một ngày hai, bố mày thì bây giờ hết việc ở nhà lại giặm lúa với phun thuốc sâu. Thôi cố mà làm đi”. trắc mọi người ai cũng sẽ hiểu cảm giác này, cái cảm giác nghe xong mà cổ họng nghẹn cứng lại nước mắt chỉ muốn tuột ra.
Bạn bè nhìn vào thì bảo tôi sống tốt, có được công việc tốt. Đúng tôi có một công việc và môi trường làm việc tốt có thể nói là rất tốt đối với một người mới ra trường nhưng đâu ai biết rằng công việc tốt này nó cho tôi trả nghiệm mới nhưng nó lấy đi quá nhiều thời gian của tôi, công việc tốt đó nó đòi hỏi trách nhiệm cao lúc nào cũng trong tình trạng sẵn sàng kể cả ngày nghỉ, công việc tốt đó sẽ thế nào nếu đến tháng vẫn cháy túi? Và công việc đó có cho ta hi vọng hay khơi gợi những đam mê của mình không? Lúc nào tôi cũng tự hỏi những câu hỏi này và thứ đáng sợ nhất lại chính là vòng lặp ngày ngày đi làm tan ca thì ăn cơm lướt điện thoại rồi đi ngủ, nhiều lúc không ngủ được tự hỏi “ ơ thế hôm nay có ý nghĩa gì nhỉ? Ước mơ của mình là gì nhỉ? Sao mình thấy nó sai sai” rồi suy nghĩ mệt quá lại ngủ mai lại đi làm.
Rất nhiều người trong độ tuổi từ 21 đến 30 nói rằng nên sống theo kiểu “ nên sống thực tế cho ngày hôm nay, đi đến đâu hay đến đó”với cái ly do biết đâu ngày mai không còn sống thì sao? mà không có chút tích lũy nào cho tương lai, còn có người thì nói cứ cố gắng làm rồi sẽ thành công nhưng 10 năm 20 năm gắn bó cuối cùng công ty phá sản hay nhận ra mình đã chọn sai.
theo tôi ở đây không phải là cứ cố gắng hay sống thực tế, mà mọi thứ sai ngay từ ban đầu khi ta không có mục tiêu, tôi đồng ý với việc đi làm để lấy kinh nghiệm nhưng lấy kinh nghiệm trong thời gian bao lâu và để làm gì đó mới là quan trọng, cố gắng đâm đầu lấy kiến thứ kinh nghiệm kỹ năng của một thức khác với mục tiêu của mình thì cái đó nó rất là phí thời gian.
Tôi nghĩ thì dù bạn có thất nghiệp hay không, có làm ra tiền hay không làm ra thì đó không phải điều đáng sợ khi đó là đường hường đến mục tiêu, mà đáng sợ nhất là không biết đích đến là gì mà cứ làm hùng hục rồi ảo tưởng về sự chăm chỉ.
Một tháng giãm cách là lúc mà tôi cô lập ở phòng với đống danh sách khách hàng, ngày nào cũng gọi và gọi, lập bảng rồi họp online giọi đến hết ngày mà lắm lúc vẫn không đủ KPI, mệt mỏi!. Nhiều lúc sợ tương tai sẽ thế nào? Sợ phải lặp đi lặp lại, sợ bị đánh giá năng lực kém, sợ những suy nghĩ tiêu cực cứ gặm nhấm bản thân, sợ rồi đây sẽ phải đối diện với sự thay đổi tuổi tác của bố mẹ, liệu cộng việc này có còn phù hợp không? Rất nhiều nỗi sợ.
Hôm qua thôi tôi nhận được tin người thân của anh đồng nghiệp mất, chỉ thấy anh ấy buồn cố tỏ ra là ổn nhưng mấy ai hiểu được cảm giác người thân ra đi mà mình không thể nhìn được lần cuối, không thể về đưa tiễn đoạn đường cuối cùng, thật đau sót biết bao.
Ai cũng có mội khát khao cháy bỏng đó là khi trở về quê hương trong đôi mắt rạng ngời được vinh quy bái tổ là niềm tự hào của gia đình làng xóm, cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. nhưng làm nó thế nào?
Tuổi 21 độ tuổi rất đẹp theo tôi thì con đường phía trước là hãy tự tìm ra nó hãy để bản thân sự lựa chọn, tuổi 21 ngông cuồng, sục sôi, chọn sai, vấp ngã không sao cả? giám nắm giám buông, miễn sao từng bước tường bước đến với mục tiêu là được.
21 tuổi tôi đang cố gắng tìm ra con đường của mình, còn bạn thì sao?