I.Vài lời muốn nói:

Khóa học này là khóa học miễn phí trên Coursera và nếu bạn muốn nhận trọn vẹn giá trị của các kiến thức trong khóa học thì bạn nên vào học cụ thể các bạn có thể vào đường link sau:
Và một vài điều mình muốn bật mí đó chính là khóa học có phụ đề tiếng việt và hoàn toàn miễn phí.
Ngoài ra,nếu các bạn có điều kiện thì các bạn nên mua thẳng quyển sách:
Sách của giáo sư Barbara Oakley
Sách của giáo sư Barbara Oakley
Bên cạnh đó,mình cũng đề xuất cho bạn khóa học:"Learning how to learn" mà bạn Vu Pham đã chia sẽ, bạn có thể đọc bài tham khảo của bạn ấy tại đây:
Phần đầu tiên của bạn ấy:
Các phần tiếp theo của bạn ấy:
Hoặc bạn có thể mua sách giấy của quyển "Learning how to Learn" và nếu bạn thích hơn nữa thì mình đề xuất bạn mua thêm quyển "A mind for Numbers" của đồng tác giả các khóa học này.
(Bạn nên lưu ý rằng mình thấy nó hay nên mới chia sẽ lại cho các bạn và mình hoàn toàn KHÔNG NHẬN BẤT CỨ TIỀN QUẢNG CÁO NÀO!)
Cuối cùng thì những mình chia sẽ dưới đây là kiến thức mình thu thập được và ghi chú lại trong quyển số của mình nên kiến thức là sẽ do cách hiểu của mình và mỗi phần trong một mục của mình sẽ là một bài học và cuối mỗi bài học mình sẽ để đường link để các bạn có thể nhấn vào xem nội dung trọn vẹn của bài học đó.

II.Những kiến thức mình học được trong tuần đầu tiên:

1.The Value Of Being A Slow Learner:

-Bộ não người học được chia làm hai loại đó chính là:Bộ não xe đua và bộ não đi bộ.
+Bộ não xe đua:rất nhanh nhẹn,phóng đi như một chiếc xe đua vậy.Những người có bộ não xe đua thường hiểu bài rất nhanh chóng và khi mà họ đã xác định được mục tiêu thì họ sẽ phóng đi một cách rất nhanh.Do vậy,họ cũng đến đích rất nhanh.
+Bộ não đi bộ:là một bộ não với tốc độ di chuyển chậm chạm song điều thú vị là nó lại có thể tận hưởng và tìm ra những vẻ đẹp của chuyến đi,có thể dễ dàng thay đổi hướng đi nếu cần thiết và có thể nhìn sự vật dưới góc độ sâu hơn.

Lợi ích và nhược điểm:

Người có bộ não xe đua: sẽ đi rất nhanh và hiểu bài nhanh hơn người khác.Tuy nhiên,nhược điểm của họ là dễ dàng hình thành định kiến và tìm ra lời biện minh cho cái sai của họ mà không thật sự nhìn thấy cái sai của chính họ.
Người có bộ não đi bộ:sẽ di chuyển chậm chạp,không thể hiểu bài một cách nhanh chóng và không thể có những ưu điểm của bộ não xe đua.Song họ lại khắc phục được những nhược điểm của bộ não xe đua.
Một ví dụ điển hình chính là Santigo Ramon y Cajal-cha đẻ nghành thần kinh học hiện đại, người có bộ não đi bộ.Ông không phải là người người thông minh xuất chúng như những người có bộ não xe đua nhưng ông lại làm việc với những người như vậy.Và điều ông phát hiện ra đó là những đồng nghiệp thông minh và đầy xuất chúng của ông với chiếc bộ não xe đua dễ dàng hình thành định kiến và không thể tìm ra lỗi sai của họ khiến họ bị mất kẹt trong lối tư duy sai lầm.
Trong khi đó,những người có bộ não đi bộ khi mà họ gặp khó khăn và sai lầm trong tư duy thì họ sẽ dễ dàng thoát ra khỏi lối tư duy đó và tìm một cách tiếp cận khác.
Thế nên,nếu bạn là một người có bộ não xe đua thì bạn hãy nên cẩn thẩn.Còn nếu bạn là một người với bộ não đi bộ thì cũng đừng buồn vì với chiếc bộ não đi bộ của mình,bạn sẽ có cách đóng góp và góp ích cho xã hội theo cách riêng của mình!

Nguồn trọn vẹn bài học này:

2.From Passive To Active:

-Muốn thật sự làm chủ kiến thức mà mình muốn học thì cách học tốt nhất đó chính là học chủ động.
Ảnh bởi
Green Chameleon
trên
Unsplash
-Bạn có thể đọc một bài luận tổng hợp kết quả của hơn 200 nghiên cứu về lợi ích của học chủ động: "Active learning increase student performance-Proceeding of National Academy of Sciences of the United States of America".
- Và cách tốt nhất để học chủ động đó chính là kiểm tra.Ta có thể so sánh như thế này:1 giờ ngồi học và 1 giờ kiểm tra thì 1 giờ kiểm tra sẽ giúp bạn học được nhiều hơn và cho dù bạn có trượt bài kiểm tra đó đi nữa thì bạn vẫn biết được những điểm mình cần cải thiện và học hỏi thêm.
Bên cạnh đó,cách tiếp theo để học chủ động đó chính là tự làm mọi thứ mà bạn muốn học.Điều này có nghĩa là bạn phải tự làm bài tập,tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi hỏi,... khi bạn muốn học các môn ở trong trường hay khi bạn muốn chơi một nhạc cụ thì bạn phải tự đánh đàn,...bạn muốn học nấu ăn thì bạn phải tự nấu ăn,... và không thể để người khác làm giùm được nếu bạn muốn học và giỏi những thứ đó.
Một điểm cần chú ý khi bạn học chủ động:
+Việc bạn chỉ nhìn vào sách hoặc xem chương trình tivi về những thứ bạn học sẽ không đảm bảo bạn thật sự biết được về nó cho đến khi bạn có thể đóng sách lại hoặc tắt chương trình tivi đi và có thể ghi và nói lại được nội dung,những ý chính,quan trọng nhất của nó.
+Việc học chủ động sẽ tốn rất nhiều công sức và thành quả sẽ đến chậm song nó lại rất ngọt ngào.Tuy nhiên,bạn sẽ rất muốn lãng tránh,xao nhãng nó nhưng để thực sự làm chủ được những gì mà bạn muốn học thì bạn không được lãng tránh mà phải bắt tay vào thực hiện việc học chủ động và kiên trì với nó.
Sưu tầm
Sưu tầm

Nguồn trọn vẹn bài học này:

3.The Value Of Your Part:

-Chuyển đổi hệ thuyết: là sự chuyển đổi tư duy giúp người chuyển đổi có tư duy đầy sáng tạo và cái nhìn đầy mới mẻ về lĩnh vực mà họ đang làm.
-Những người có tư duy chuyển đổi hệ thuyết là những người trẻ-vốn là những người chưa bị truyền thụ cái cách nhìn nhận thế giới như cái cách nhìn nhận của mọi người,hoặc có thể là những người không còn trẻ nữa nhưng có tư duy sáng tạo.
-Điều này có nghĩa là các kiến thức từ lĩnh vực cũ tưởng chường không hề liên quan nhưng thật ra nó lại bổ trợ đắc lực cho các lĩnh vực khác.
Ví dụ:Việc giáo sư Barabara Oakley học tiếng Nga hồi trẻ sau này chuyển sang học kĩ thuật tưởng chừng không hề liên quan gì đến nhau.Song thật ra nó lại bổ trợ vô cùng đắc lực cho việc học của bà.
Tiếp theo ta hãy nói đến:
-Khoa học bình thường (Normal Science):lấy ý tưởng từ việc xây dựng những nền tảng kiến thức mới của chúng ta dựa trên những kiến thức mà ta sẵn có bằng những phương pháp truyền thống.
-Và khi khoa học bình thường đang diễn ra một cách bình thường rồi bỗng nhiên có ai đó giải thích cái sự bình thường của khoa học đó theo hướng hoàn toàn mới hay giải thích sự vật,sự việc đó theo cách hiểu đầy mới mẻ,đánh tan cái sự bình thường,ngộ nhận của sự bình thường mà mọi người vẫn tưởng thì đó được gọi là chuyển đổi hệ thuyết.
Ví dụ:Barry Marshall đã có cách giải thích hoàn toàn mới về viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylory trong khi các nhà khoa học khác lại cho rằng căng thẳng mới là nguyên nhân gây ra.Và ông đã chứng minh bằng cách uống thẳng dung dịch có chứa Helicobacter pylory.
Nguồn:Nobel Prize
Nguồn:Nobel Prize

Những điểm cần chú ý:

-Những người trẻ tuổi hay người không còn trẻ nữa có tư duy chuyển đổi hệ thuyết là do hoặc là họ chưa được truyền thụ cái cách nhìn nhận như của mọi người do vậy họ có thể nhìn mọi việc,sự vật xung quanh một cách đầy mới mẻ hoặc là những người mới chuyển đổi nghề nghiệp,ngành học hay học một thứ mới,những thứ tưởng chừng không hề liên quan gì đến nhau cả song chính những tri thức cũ của họ lại bổ trợ vô cùng đắc lực cho sự sáng tạo và có được tư duy chuyển đổi hệ thuyết.

Qua đây:

=>Bạn có thể hiểu được rằng:việc chuyển đổi nghề nghiệp hay khi học những thứ gì mới mẻ sẽ là vô cùng khó khăn và bất lực trong khoảng thời gian đầu và ai cũng như vậy cả.Tuy nhiên cái cảm giác khó khăn và bất lực ấy sẽ sớm biến mất và
sức mạnh sáng tạo mà bạn nhận lại được từ việc dám thay đổi,dám học một thứ gì đó mới sẽ là vô giá và nó sẽ làm nên sự chuyển đổi hệ thuyết của chính bạn!
Barbara Oakley

Nguồn trọn vẹn bài học này:

4.Mastery Learning:

-Mọi người đều có thể làm chủ được việc học,một số người có thể tốn nhiều thời gian hơn so với người khác song cuối cùng thì họ vẫn có thể làm chủ được việc học.
Ảnh bởi
bruce mars
trên
Unsplash
Một điều thú vị là khi bạn càng giỏi về thứ gì thì bạn càng có xu hướng dành nhiều thời gian cho nó.
Ví dụ:Bạn càng giỏi đá banh thì bạn sẽ càng dành nhiều thời gian cho đá banh,bạn càng giỏi bơi thì bạn càng dành nhiều thời gian hơn đến hồ bơi để bơi,bạn càng giỏi toán thì bạn càng dành nhiều thời gian hơn để giỏi toán,...
Điều này chính là lý do vì sao khi ai đó càng giỏi thứ gì thì họ càng ngày càng giỏi về thứ đó hơn nữa.
-Bên cạnh đó,một trong những cách để có thể "mastery learning" tốt nhất đó chính là việc học trực tuyến.Việc học trực tuyến sẽ cho bạn nhiều lợi thế như:
+Bạn có thể học bất cứ khi nào mà bạn muốn.
+Bạn có thể tua lại để xem lại bất cứ chỗ nào mà bạn chưa hiểu hoặc muốn ghi chú lại.

Những điều cần chú ý về việc học trực tuyến:

Việc học xong một khóa học trực tuyến sẽ giúp cho bạn cảm nhận được cảm giác trọn vẹn,song về cơ bản thì mục đích chính của việc học trực tuyến đó chính là thu nhận thêm kiến thức.
-Do đó,việc thất bại hay chỉ xem những phần bạn thích trong các khóa học trực tuyến bạn thì cũng Oke!

Một vài mẹo hữu ích khi học trực tuyến:

Ảnh bởi
Sam Dan Truong
trên
Unsplash
-Take notes ( ghi chú) lại những kiến thức chính,phần quan trọng trong lúc học trực tuyến.
-Xem lại những bài giảng hoặc học lại khóa học trực tuyến lần nữa cũng là một trong những cách hữu ích.
-Có thể bỏ qua những kiến thức nặng và học những kiến thức mà mình yêu thích hoặc cảm thấy hứng thú.

Chú ý:

Ảnh bởi
Markus Spiske
trên
Unsplash
-Việc học trực tuyến cũng chỉ là một trong muôn vàn cách để có thể làm chủ được việc học (mastery learning) nên hãy linh hoạt,quan sát chọn cách phù hợp với bạn nhất!

Nguồn trọn vẹn bài học này:

5.Focused Versus Diffuse - Furthering Your Understanding:

-Có hai chế độ:
+Tập trung ( focused)
+Phân tán hoặc gọi là khuếch tán ( diffuse)
-Chế độ tập trung (focused mode):có thể dễ dàng được bật lên ngay tức thì khi bạn tập trung suy nghĩ vào 1 công việc,1 thứ nào đó.
+Khi bạn tập trung,não bộ sẽ tiếp nhận thông tin một cách logic và theo trật tự.
-Chế độ khuếch tán ( diffuse mode): được sử dụng khi bạn không tập trung suy nghĩ về bất cứ chủ đề hay thứ gì cả.
-Nó thường được sử dụng khi bạn đi bộ,lái xe,...
-Chế độ này sẽ giúp dòng suy nghĩ của bạn không đi theo một trật tự logic nào cả mà sẽ là lộn xộn song nó lại giúp giải quyết vấn đề và có tư duy sáng tạo một cách đáng ngạc nhiên.
Bạn có thể hiểu 2 chế độ tập trung và khuếch tán và 2 hình ảnh ẩn dụ sau:
Hoặc bạn có thể hiểu là kiến thức của bạn ở chế độ tập trung như có một chiếc cần cẩu của não đem kiến thức bạn học được đặt vào một điểm còn ở chế độ phân tán thì chiếc cần cẩu này đưa kiến thức của bạn ra khắp mọi nơi của não bộ.
Hoặc bạn có thể hiểu là kiến thức của bạn ở chế độ tập trung như có một chiếc cần cẩu của não đem kiến thức bạn học được đặt vào một điểm còn ở chế độ phân tán thì chiếc cần cẩu này đưa kiến thức của bạn ra khắp mọi nơi của não bộ.
Hoặc bạn có thể hiểu dòng suy nghĩ của bạn đi theo một cách rất trật tự như một quả bóng đi theo trật tự của bàn bida vậy,còn ở chế độ khuếch tán thì nó lại đi khắp mọi nơi không theo bất kì trật tự nào cả.
Hoặc bạn có thể hiểu dòng suy nghĩ của bạn đi theo một cách rất trật tự như một quả bóng đi theo trật tự của bàn bida vậy,còn ở chế độ khuếch tán thì nó lại đi khắp mọi nơi không theo bất kì trật tự nào cả.

Tổng kết:

-Điều này có nghĩa là việc chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ tập trung và phân tán là cần thiết trong lúc học tập và làm việc.
-Qua đó,bạn có thể thấy rằng sau khi học,làm việc xong thì bạn nên nghỉ ngơi một khoảng ngắn để não có thể tiếp nhận thông tin.
-Việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ dễ hiểu cũng là một trong những cách hay để tiếp nhận thông tin.

Chú ý:

-Chế độ tập trung và khuếch tán không thể được sử dụng cùng một lúc mà chỉ có thể được bật một trong 2 cái trong cùng một thời điểm.
-Do đó,khi học hãy thật tập trung và sau đó hãy nghỉ ngơi một khoảng ngắn để chế độ khuếch tán "bắt tay vào làm việc".
-Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ chỉ có tác dụng hiểu nội dung,ý chính của kiến thức mà ta đã học và đến một giai đoạn nào đó khi hình ảnh ẩn dụ không còn phù hợp nữa thì đã đến lúc ta phải tìm một hình ảnh ẩn dụ mới phù hợp hơn để có thể thay thế.

Nguồn trọn vẹn bài học này:

6.Should You Listen To Music When You're Studying?

-Việc bạn nghĩ bạn có nên nghe nhạc hay không nghe nhạc trong lúc học và làm việc hay không đều đúng cả.
-Các chuyên gia đều nhận thấy rằng;qua các nghiên cứu; việc bạn nghe nhạc trong lúc học và làm việc hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có thể bản nhạc đó hay ghét bản nhạc đó,giai điệu,nhịp điệu,lời bài hát,...
Ảnh bởi
Marius Masalar
trên
Unsplash
-Nếu như bản nhạc đó là bản nhạc bạn ghét,hoặc âm thanh quá to hoặc nó là bạn nhạc có lời với lời bài hát nhằm thu hút sự chú ý của bạn thì nó sẽ làm giảm khả năng tập trung của bạn.
-Nếu như bản nhạc đó lại là bản nhạc bạn yêu thích,không lời,... thì nó lại giúp cải thiện sự tập trung và nâng cao năng suất,khả năng tiếp thu bài vở của bạn.
-Thế nên,điều quan trọng nhất là bạn.Bạn cho rằng nó có phù hợp với mình không,vì bản thân bạn phải là người hiểu mình nhất,để có thể áp dụng cho việc học tập và làm việc của mình.
Ảnh bởi
GRAY
trên
Unsplash

Nguồn trọn vẹn bài học này:

7.Learning Something Hard? The Coffee Shop Trick:

-Bạn hãy thử để ý mà xem.Một số người khi học thường uống caffee thứ giúp họ loại bỏ được sóng mơ mộng ( dreaming alpha) để họ có thể tập trung hơn và hiệu ứng này ngày càng mạnh hơn sau 1 giờ khi họ uống coffee hoặc trà.
Ảnh bởi
Anthony Tran
trên
Unsplash
-Mặc dù hiệu ứng của nó có thể kéo dài đến 8 giờ - Đó là lý do tại sao bạn không nên uống cà phê vào buổi tối; Và lúc này bạn có thể vô thức sử dụng một vài mẹo giúp tập trung khác như nhắm mắt lại khi cố gắng khi nhớ một thứ gì đó - việc này giúp não bộ không phải bận phân tích những hình ảnh trước mắt mắt mà chỉ cần tập trung vào những gì cần nhớ.
-Và trên thực tế,có một số người có khả năng ghi nhớ tốt hơn so với những người khác.
Ví dụ:Trong khi một sinh viên y khoa phải dành ra hàng tuần để có thể học hết các thuật ngữ thì ở một số sinh viên khác lại chỉ cần vài ngày để học trong kì kiểm tra sắp tới.
Ảnh bởi
Greg Rosenke
trên
Unsplash
Điều cần lưu ý: Một điều đáng ngạc nhiên đó là mặc dù họ có được khả năng ghi nhớ trời phú như vậy.Song việc đó lại không đảm bảo được rằng họ sẽ hiểu được nội dung bài học.
-Ví dụ:Họ có thể học thuộc lào lào và có thể ghi nhớ tốt như Sherlock Holmes song chưa chắc họ có thể hiểu được chức năng hoạt động của tim hoặc những nguyên nhân đa chiều gây nên thế chiên thứ II.
Ảnh bởi
Afif Kusuma
trên
Unsplash
Qua đây, bạn có thể hiểu được rằng việc chỉ ghi nhớ nội dung bài học không đảm bảo được rằng bạn sẽ hiểu được nội dung bài học mà để việc hiểu được nó thì bạn cần thời gian.Và một trong những cách hữu hiệu để có thể hiểu nội dung bài học tốt hơn đó chính là sử dụng luân phiên hai chế độ: tập trung ( focused mode ) và phân tán ( diffuse mode )
Một vài cách hữu hiệu để sử dụng 2 chế độ này:
-Chế độ tập trung chủ yếu được bộ não sử dụng ở thùy trán của não và nó được sử dụng cho những công việc đòi hiểu việc tập trung cao độ hay giải quyết những tác vụ, vấn đề khó trong một bài kiểm tra.
+Thông thường để sử dụng chế đọ này,bạn phải ở trong các môi trường yên tĩnh như thư viện chẳng hạn.
Ảnh bởi
Clay Banks
trên
Unsplash
-Chế độ độ phân tán thì thường được sử dụng ở nhiều vùng não khác nhau của não bộ.Nó giúp ta có được bức tranh toàn cảnh,ý tưởng,ý kiến,ý kiến bao quát và những sáng tạo bất ngờ.
+Thông thường, chế độ này thường được bật trong lúc bạn đi dạo,đi xe buýt,chạy bộ,ngủ,... ( như một số cách đã đề cập ở phần trước ).
+Và bên cạnh đó, một trong những cách hay để bật chế độ này là trong lúc học có một tiếng ồn nhẹ hay nhạc nhẹ.Điều này giúp chế độ phân tán sẽ được bật lên một lúc trong khi bạn sử dụng chế độ tập trung (Bạn nên hiểu rằng chế độ tập trung tắt đi và bật chế độ phân tán được bật lên do hai chế độ này không thể được sử dụng một cách đồng thời).
Ảnh bởi
Blaz Photo
trên
Unsplash
-Ngoài ra,việc thường xuyên thay đổi chỗ ngồi học cũng là một cách hay để cải thiện việc học của bạn và tránh việc bạn quen với chỗ ngồi quen thuộc.
Ảnh bởi
Andrew Neel
trên
Unsplash

Nguồn trọn vẹn bài học này: