Brainstorm hay còn gọi vui là "bão não" là một hoạt động sáng tạo nhằm tìm ra những ý tưởng mới hay giải pháp cho một vấn đề nào đó thông qua việc hoạt động nhóm. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng quá trình brainstom muốn đạt được hiệu quả cao nhất, tức là gom được nhiều idea nhất thì cần phải tuân thủ một vài nguyên tắc nhất định.
Đây là những nguyên tắc của quá trình brainstorm mà mình học được từ một hội nghị tập huấn thanh niên và mình đã áp dụng nó khá là hiệu quả.

Những nguyên tắc này được chia làm 2 phần là Do và Don't.

Phần 1: Don't

Phần 2: Do


Nguyên tắc 1: Bổ nhiệm một người làm điều phối

Trong một buổi họp team để brainstorming, vai trò của người điều phối là vô cùng quan trọng. Đó sẽ là người chủ trì buổi họp với nhiệm vụ đảm bảo cho việc brainstorming được diễn ra suôn sẻ, đảm bảo được các quy định đã đặt ra.


Nguyên tắc 2: Khuyến khích mọi người cùng tham gia


Nguyên tắc 3: Đề nghị làm rõ câu hỏi của người đề xuất ra nó

Ví dụ như trong một buổi họp, cả team được yêu cầu là brainstorm ý tưởng về việc: Làm thế nào để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp xã hội trong giới trẻ? 

Khi đó, mọi người sẽ đặt câu hỏi cho người đưa ra đề xuất này, ví dụ như hỏi đối tượng cụ thể ở đây là ai? 

Tóm lại, việc đặt câu hỏi cho người hỏi nhằm mục đích clarifying (làm rõ) để brainstorm ý tưởng sát với yêu cầu được đặt ra.


Nguyên tắc 4: Tất cả đều phải được diễn ra một cách tự nguyện

Việc tham gia cũng như nêu ra ý tưởng đều phải được dựa trên tinh thần tự nguyện


Nguyên tắc 5: Note lại tất cả mọi thứ

Chưa bàn đến tính khả thi của nó, tất cả mọi ý tưởng đều phải được note lại.


Nguyên tắc 6: Thay đổi bầu không khí

Môi trường sáng tạo là vô cùng quan trọng, chính vì vậy vai trò của faci (người điều phối) cũng như các thành viên trong team là phải tạo ra một bầu không khí vui vẻ, thoải mái, không căng thẳng, áp lực. Khi đấy, brainstorming cũng sẽ diễn ra một cách năng suất và hiệu quả nhất.