Những Dấu Hiệu Của Lòng Tự Trọng Thấp (Signs of Low Self-Esteem)
Lòng tự trọng thấp là khi một người có ý thức kém về giá trị bản thân. Về cơ bản nó có nghĩa là có một ý kiến không tốt về bản thân...
Lòng tự trọng thấp là khi một người có ý thức về giá trị bản thân thấp. Về cơ bản nó có nghĩa là có ý kiến tiêu cực về chính mình. Lòng tự trọng thấp có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cảm giác về bản sắc riêng của bạn, sự tự tin, cảm giác về năng lực ở bản thân, và cảm giác về sự thuộc về.
Lòng tự trọng không chỉ đơn thuần là việc bạn thích chính mình - nó cũng có nghĩa là việc tin rằng bạn xứng đáng được yêu và coi trọng những suy nghĩ, cảm xúc, ý kiến, sở thích, và những mục tiêu của riêng bạn. Nó có thể đóng một vai trò trong cách bạn có phép người khác đối xử với bạn.
Lòng tự trọng không chỉ tác động đến cách bạn cảm nhận và đối xử với bản thân mà còn có thể ảnh hưởng đến động lực theo đuổi những điều bạn muốn trong cuộc sống và khả năng phát triển các mối quan hệ lành mạnh. Lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đó là lý do tại sao lòng tự trọng thấp lại là một vấn đề nghiêm trọng đến vậy.
Lòng tự trọng thấp có nghĩa là bạn thường suy nghĩ tiêu cực về bản thân, đánh giá bản thân không tốt, và thiếu tự tin vào khả năng của mình.
Những Dấu Hiệu Của Người Có Lòng Tự Trọng Thấp
Mặc dù không mắc bệnh tâm thần, nhưng lòng tự trọng thấp vẫn có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi của một người. Đôi khi các dấu hiệu có thể khá rõ ràng, nhưng trong nhiều trường hợp khác, các triệu chứng của lòng tự trọng thấp lại tinh tế hơn nhiều.
Ví dụ, một số người với lòng tự trọng thấp nói tiêu cực về bản thân họ, trong khi những người khác lại cố gắng hết sức để đảm bảo mọi người đều hài lòng về họ. Trong cả hai trường hợp, việc thiếu giá trị và phẩm giá cá nhân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe.
Một số dấu hiệu hay triệu chứng phổ biến của lòng tự trọng thấp:
- Thiếu tự tin
- Tâm lý kiểm soát bởi yếu tố bên ngoài
- So sánh xã hội tiêu cực
- Gặp khó khăn khi yêu cầu sự giúp đỡ
- Lo âu và hoài ghi
- Khó khăn trong việc nhận lời khen
- Tự nói chuyện tiêu cực
- Sợ thất bại
- Nhìn nhận kém về tương lai
- Thiếu những ranh giới
- Cố gắng làm vừa lòng người khác.
Bạn cũng có thể tìm kiếm những thử nghiệm lòng tự trọng thấp trên trực tuyến để giúp xác định xem lòng tự trọng của bạn có thấp hay không.
Sự tự tin thấp
Những người có sự tự tin bản thân thấp thường có lòng tự trọng thấp, và ngược lại. Lòng tự trọng thấp có thể đóng một vai trò trong việc gây ra sự thiếu tự tin, nhưng sự tự tin thấp cũng có thể góp phần gây ra hoặc làm lòng tự trọng thấp đi.
Trở nên tự tin vào bản thân và những khả năng của mình cho phép bạn biết rằng có thể dựa vào chính bản thân để kiểm soát các tình huống khác nhau. Tin vào bản thân nghĩa là bạn cảm thấy thoải mái và tự tin xử lý nhiều điều khác nhau mà bạn có thể gặp phải trong cuộc sống, nó đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của bạn.
Tìm cách để đạt được sự tự tin vào bản thân và khả năng của mình có thể hữu ích. Tiếp thu và thực hành những kỹ năng mới là một chiến thuật bạn có thể thử. Thậm chí điều việc này có thể giảm những cảm giác lo lắng vì nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc thiếu tự tin với mức độ lo lắng cao hơn, đặt biệt là khi bị căng thẳng.
Thiếu sự kiểm soát
Những người có lòng tự trọng thấp thường cảm thấy họ có ít quyền kiểm soát đối với cuộc sống hoặc những điều xảy đến với họ. Điều này có thể là do cảm giác rằng họ có ít khả năng tạo ra những thay đổi trong chính bản thân họ. Vì họ có cái nhìn về kiểm soát bên ngoài, nên họ cảm thấy bất lực trong việc khắc phục các vấn đề của mình.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp mà mọi người không thể kiểm soát được những gì xảy ra, việc có lòng tự trọng cao hơn có thể giúp giảm bớt một số ảnh hưởng tiêu cực của việc mất kiểm soát này, từ đó mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần.
Nếu bạn cảm thấy như mình không kiểm soát được cuộc sống hoặc tình huống của bản thân, thì hãy tìm cách để cải thiện lòng tự trọng của bạn, nó có thể có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn.
So sánh tiêu cực
Việc so sánh đôi khi có thể mang lại tác dụng tích cực và nâng cao ý thức về bản thân của một người. Nhưng việc so sánh bản thân với người khác cũng có thể làm tổn thương lòng tự trọng. Người với lòng tự trọng thấp có thể có xu hướng tham gia vào cái gọi là so sánh xã hội theo chiều hướng cao hơn, hoặc so sánh bản thân với những người khác mà họ nghĩ là tốt hơn bản thân mình.
Việc so sánh theo chiều hướng cao hơn không phải luôn xấu. Ví dụ, những sự so sánh này có thể là nguồn cảm hứng và kiến thức để cải thiện. Tuy nhiên, khi mọi người cảm thấy bản thân không đủ đầy hay tuyệt vọng thì điều đó có thể kìm hãm lòng tự trọng.
Mạng xã hội có thể đóng một vai trò trong những sự so sánh này, nó góp phần vào việc làm giảm đi lòng tự trọng. Nếu bạn thường so sánh mình không thuận lợi với những người trên mạng xã hội như Facebook và Instagram, lòng tự trọng của bạn có thể bị ảnh hưởng.
Gặp vấn đề khi yêu cầu ai đó cho thứ bạn cần
Khi một người có lòng tự trọng thấp, họ có thể gặp khó khăn khi yêu cầu thứ họ cần. Cảm giác xấu hổ có thể khiến bạn khó yêu cầu những gì mình cần. Hoặc bạn có thể cảm thấy rằng nhu cầu được hỗ trợ và giúp đỡ là dấu hiệu cho thấy bạn không đủ năng lực.
Vì lòng tự trọng thấp nên người có lòng tự trọng thấp có thể cảm thấy rằng họ không xứng đáng nhận sự giúp đỡ. Họ không ưu tiên những mong muốn của riêng mình nên họ khó khẳng định mình khi cần.
Lo lắng và nghi ngờ bản thân
Thậm chí sau khi đưa ra một quyết định, những người có giá trị bản thân thấp thường lo lắng rằng họ đã có một sự lựa chọn sai. Họ nghi ngờ quan điểm của mình và có thể chiều theo suy nghĩ của người khác thay vì kiên định với lựa chọn của mình.
Điều này có thể dẫn đến việc nghi ngờ bản thân và tự vấn rất nhiều. Điều đó làm cho những người có lòng tự trọng thấp gặp khó khăn hơn trong việc đưa ra quyết định về cuộc sống của mình.
Đối thoại tiêu cực với bản thân
Lòng tự trọng thấp khiến mọi người tập trung vào khuyết điểm của mình hơn là điểm mạnh. Thay vì xây dựng bản thân bằng việc đối thoại tích cực với chính mình, thì họ dường như luôn có điều gì đó tiêu cực để với bản thân.
Khi mọi thứ không như ý, những người có lòng tự trọng thấp thường tự trách mình. Họ tìm ra lỗi lầm ở khía cạnh nào đó của bản thân, có thể là ngoại hình, tính cách, hay khả năng của họ.
Sợ thất bại
Vì họ thiếu sự tự tin với những khả năng của mình, những người có lòng tự trọng thấp nghi ngờ khả năng của mình để đạt được thành công. Vì họ sợ thất bại, họ có xu hướng tránh những thử thách hoặc từ bỏ nhanh chóng mà không thực sự cố gắng.
Nỗi sợ thất bại này có thể được nhìn thấy qua những hành vi như phản ứng thái quá khi mọi việc không như ý hoặc tìm cách che giấu đi cảm giác bất lực. Những người có lòng tự trọng thấp có thể đưa ra những lời bào chữa, đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài, hoặc cố gắng giảm nhẹ tầm quan trọng của nhiệm vụ.
Nhìn nhận tiêu cực
Lòng tự trọng thấp có thể khiến mọi người cảm thấy rằng tương lai khó có thể tốt đẹp hơn hiện tại. Những cảm giác tuyệt vọng này có thể khiến những người có lòng tự trọng thấp khó có thể tham gia vào những hành vi mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ.
Tự phá bản thân là cách phổ biến để đối phó với những cảm xúc như vậy. Bằng cách tìm ra những trở ngại để ngăn cản thành công, những người có lòng tự trọng thấp có thể tìm ra điều gì đó để đổ lỗi cho việc không đạt được mục tiêu hoặc không tìm thấy mức độ hạnh phúc hơn trong cuộc sống của họ.
Thiếu những ranh giới
Khả năng thiết lập ranh giới thường được hình thành từ sớm trong cuộc sống. Những đứa trẻ có người chăm sóc cho thấy chúng được tôn trọng và coi trọng sẽ có khả năng tạo ra những ranh giới tốt hơn trong các mối quan hệ khi trưởng thành. Chúng cũng có nhiều khả năng có cái nhìn tích cực hơn về bản thân nói chung.
Những người có lòng tự trọng thấp có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập ranh giới với người khác. Họ có thể cảm thấy tội lỗi hoặc sợ rằng mọi người sẽ không thích họ nữa nếu họ cố gắng thiết lập hoặc duy trì ranh giới.
Việc thiếu những ranh giới lành mạnh có thể tạo ra những vấn đề khi người khác không tôn trọng không gian và thời gian của một người. Thiếu tôn trọng không chỉ làm tăng mức độ căng thẳng mà còn có thể khiến họ cảm thấy ít được coi trọng.
Cố gắng làm hài lòng người khác
Làm hài lòng mọi người là triệu chứng phổ biến khác của lòng tự trọng thấp. Để đạt được sự công nhận từ bên ngoài, những người không cảm thấy tốt về bản thân có thể làm mọi cách để đảm bảo rằng người khác thoải mái và vui vẻ.
Việc cố gắng làm hài lòng người khác thường liên quan đến việc bỏ bê những nhu cầu của riêng họ. Người có lòng tự trọng thấp thường nói đồng ý với những việc họ có thể không muốn làm và cảm thấy tội lỗi khi nói không.
Những nguyên nhân dẫn đến lòng tự trọng thấp
Những nguyên nhân gì dẫn đến lòng tự trọng thấp hơn ở một số người? Một số yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng:
- Trầm tư, buồn bã, hoặc bận tâm với những ký ức hay suy nghĩ đen tối.
- Đối thoại tiêu cực hoặc chỉ trích bản thân
- Mắc chứng rối loạn sức khỏe tinh thần
- Những kỹ năng đối phó kém hiệu quả
- Khả năng kiên cường và bền bỉ thấp
- Sự suy ngẫm, hoặc suy nghĩ ám ảnh về một điều gì đó
Một vài nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông xã hội với lòng tự trọng thấp ở thanh thiếu niên. Tuy nhiên, một số khác cảnh báo rằng việc sử dụng mạng xã hội nói chung không phải lúc nào cũng có ảnh hưởng này. Thay vào đó, vấn đề nằm ở mục đích sử dụng.
Cụ thể hơn, mạng xã hội có thể tác động tiêu cực nếu nó được sử dụng như một cách để đo lường mức độ nổi tiếng hoặc mức độ yêu thích của bạn. Nhưng nếu bạn sử dụng mạng xã hội để chia sẻ những sở thích với những người có cùng chí hướng, ảnh hưởng của nó có thể tích cực hơn.
Sức khỏe thể chất và ngoại hình là những yếu tố góp phần gây nên lòng tự trọng thấp. Ví dụ, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc mất răng hoặc sâu răng không được điều trị sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng.
Tóm lại, lòng tự trọng thấp thường đến từ nhiều nguyên nhân. Năm yếu tố phổ biến gồm đối thoại tiêu cực với bản thân, rối loại sức khỏe tinh thần, kỹ năng đối phó kém, tự suy ngẫm tiêu cực, và đồ bền bỉ thấp trước căng thẳng.
Đối Phó Với Sự Tự Ti
Việc xây dựng hay điều chỉnh sự tự ti thường cần thời gian. Nhưng có những thứ bạn có thể làm để giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần trong khi từng bước cải thiện lòng tự trọng của mình.
Tập chung vào những suy nghĩ lạc quan
Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày vào việc tập trung vào những suy nghĩ tích cực và lạc quan. Để ý đến những điều nhỏ bé mà bạn giỏi và cho phép bản thân cảm thấy tự hào về chúng.
Ngoài ra, nghĩ về những lần trong quá khứ khi bạn vượt qua điều gì đó thật sự khó khăn. Nhắc nhở bản thân rằng ngay cả khi giờ đây bạn cảm thấy không được tốt, bạn vẫn có khả năng và sức mạnh để vượt qua.
Chăm sóc bản thân
Lòng tự trọng thấp đôi khi có thế khiến bạn cảm thấy mình không xứng đáng được quan tâm và chăm sóc. Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn xứng đáng được chăm sóc và tìm kiếm những việc bạn có thể làm để thể hiện lòng tốt với chính mình, cho dù chỉ là những việc nhỏ bé.
Một cách để thực hành chăm sóc bản thân là dành thời gian làm việc gì đó mà bạn thích. Đi bộ, nói chuyện với một người bạn, hay tham gia vào một sở thích nào đó như chơi nhạc cụ, trượt ván, chạy bộ,... Việc chăm sóc bản thân cũng bao gồm việc thường xuyên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, giúp cơ thể và tâm trí có thời gian phục hồi và lấy lại tinh thần.
Việc đầu tư vào sự chăm sóc và thoải mái của bản thân không phải là sự nuông chiều hay phần thưởng - đó là điều hoàn toàn cần thiết cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Xây Dựng Lòng Tự Trọng Như Thế Nào
Nếu bạn đang phải đối mặt với lòng tự trọng thấp, có một số điều bạn có thể làm để giúp cải thiện cách bạn cảm nhận về bản thân.
Chú ý đến những suy nghĩ của bạn
Hãy bắt đầu chú ý đến những suy nghĩ tiêu cực tự động mà bạn có mỗi ngày. Khi những suy nghĩ tiêu cực này xuất hiện, hãy chủ động xác định những biến dạng nhận thức, chẳng hạn như lối suy nghĩ trắng đen hoặc kết luận vội vàng. Sau đó, hãy thay thế những biến dạng này bằng những suy nghĩ tích cực hơn.
Tha thứ cho chính mình
Nếu bạn có xu hướng suy ngẫm quá nhiều về những thất bại hay sai lầm của mình, hãy học cách tha thứ cho bản thân và bước tiếp. Tiếp tục tập trung vào những điều bạn có thể làm tốt hơn trong tương lai thay vì những thứ tiêu cực đã xảy ra trong quá khứ.
Thực hành sự chấp nhận bản thân
Buông bỏ những ý tưởng rằng bạn cần phải hoàn hảo mới có giá trị. Nếu đây là cảm giác của bạn, việc chấp nhận chính mình ở hiện tại có thể rất hữu ích.
Chấp nhận bản thân không có nghĩa rằng bạn không có những mục tiêu hay những thứ bạn muốn thay đổi. Mà điều quan trọng là nhận ra rằng bạn xứng đáng được yêu thương và tôn trọng - từ chính bản thân bạn và những người khác - như bạn hiện tại.
Hãy trân trọng bản thân
Dành thời gian nghĩ về những thứ bạn đã hoàn thành và những điều bạn tự hào. Cho phép bản thân đề cao giá trị và tài năng của mình mà không đưa ra so sánh hay tập trung vào những lĩnh vực bạn muốn cải thiện.
Bạn không cần phải giỏi hơn để trân trọng bản thân mình, mà hãy học cách trân trọng bản thân để có thể giúp bạn hướng tới mục tiêu của mình.
Hãy Nhớ Rằng
Lòng tự trọng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng của bạn để theo đuổi những mục tiêu, phát triển những mối quan hệ lành mạnh, và cảm thấy hài lòng về con người của mình. Dù ai cũng gặp khó khăn với sự tự tin, nhưng lòng tự trọng thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm thấy hạnh phúc của bạn. Thậm chí nó có thể khiến bạn dễ bị tổn thương hơn với những tình trạng sức khỏe tinh thần như lo âu và trầm cảm.
Nguồn: verywellmind.com
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất