Trauma- sang chấn tâm lí không nhất thiết phải bắt nguồn từ 1 sự kiện quá lớn hay kinh khủng, nó có thể bắt nguồn từ những sự kiện mà ta không còn ghi nhớ, những cảm xúc thiếu thốn, cô đơn, hổ thẹn… mà 1 đứa trẻ phải trải nghiệm trong thời thơ ấu, hoặc cũng có thể được truyền lại từ những thế hệ trước trong môi trường nó lớn lên. Những trauma này tồn tại trong chúng ta dưới dạng năng lượng và hầu như không được nhận biết đến. Chúng là nguyên nhân gây ra những hỗn loạn, rắc rối mà chúng ta tưởng là sự “kém may mắn” trong cuộc sống nếu không thật sự được nhận thức và chữa lành.


1. Bạn dùng cảm giác tội lỗi để điều khiển, thao túng người khác
🙏 Ví dụ điển hình là sự đay nghiến, liên tục nhắc nhở về những lỗi lầm mà người khác đã gây ra. Bạn thường xuyên đóng vai nạn nhân để khiến người khác phải phục tùng theo ý muốn của mình. Có rất nhiều phụ huynh làm điều này với con cái, và đó là 1 cách truyền lại trauma cho thế hệ sau.
2. Bạn luôn hành động phản xạ theo cảm xúc (emotionally reactive)
🙏 Không có khả năng giữ bình tĩnh và phân tích, xem xét sự việc theo nhiều góc độ. Thường xuyên để hành động của mình hoàn toàn bị chi phối bởi những cảm xúc nhất thời, làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn cần thiết. Khi 1 người emotionally reactive, họ cũng thường xuyên bị cảm thấy mình là nạn nhân của chính những cảm xúc của mình.
3. Bạn gặp khó khăn trong việc chịu trách nhiệm
🙏 Bạn cảm thấy mọi thứ xảy ra với mình đều hoặc do sự kém may mắn của bản thân, hoặc do những hoàn cảnh hay những con người không mong muốn xung quanh gây ra. Bạn không bao giờ cho rằng những gì xảy đến với mình thực chất là tấm gương phản chiếu Thế giới bên trong, những suy nghĩ, phản ứng tiêu cực của chính bản thân.
4. Bạn cảm thấy tự ti hoặc “không đủ”
🙏 Bạn dành rất nhiều thời gian để so sánh mình với mọi người xung quanh. Bạn luôn cảm thấy kém cỏi và không đủ tự tin để thể hiện bản thân hay làm bất kì điều gì mới mẻ. Bạn thấy mình tiếp tục bám trụ trong 1 công việc nhàm chán, 1 mối quan hệ độc hại vì sợ nếu rời bỏ, bạn sẽ không có cơ hội tìm thấy điều gì tốt đẹp hơn.
5. Bạn cảm thấy sợ hãi và âu lo
🙏 Bạn thấy lạc lối trong cuộc sống và thường xuyên trải qua những cơn anxiety. Bạn không dám từ bỏ cũng không dám tìm kiếm hay thử những điều mới mẻ vì mọi thứ đều mang lại cho bạn cảm giác thiếu an toàn.
6. Bạn không tin tưởng bất kì ai, kể cả bản thân
🙏 Bạn thường xuyên hoài nghi bản thân và những người xung quanh. Bạn thường xuyên cảm thấy ngờ vực, không tin rằng 1 ai đó có thể đến với mình toàn tâm toàn ý. Cũng không thể tin bản thân đủ xứng đáng gặp được 1 người như vậy.
7. Bạn gặp khó khăn trong việc cho phép bản thân bị tổn thưởng (be vulnerable)
🙏 Bạn dựng lên trong mình 1 bức tường lớn về cảm xúc để ngăn bản thân không bị tổn thương. Bạn không dám bày tỏ cảm xúc thật, không dám cho người khác biết những gì họ khiến bạn cảm thấy. Bạn tránh những cuộc nói chuyện đi quá sâu vào cảm xúc và thường hành động ngược lại với những gì mình thực sự cảm nhận.
8. Bạn thường cố tỏ ra hoàn hảo
🙏 Ngược lại với việc để bản thân được vulnerable, bạn cố gắng làm mọi thứ 1 cách đúng đắn, không cho phép bản thân được yếu đuối hay mắc sai lầm.
9. Bạn không có ranh giới cá nhân rõ ràng và nếu phải đặt ra 1 ranh giới, bạn thường cảm thấy “tội lỗi” vì nó
🙏 Bạn không dám nói ra những suy nghĩ, cảm xúc thật của bản thân khi bị ai đó làm phiền lòng, tổn thương. Bạn thấy khó khăn khi phải từ chối ai đó, và nếu phải từ chối hay nêu ra nhu cầu của bản thân, bạn thấy tội lỗi như thể mình phải bù đắp cho họ.
10. Bạn có 1 nỗi sợ sâu sắc rằng mình sẽ bị bỏ rơi
🙏 Và vì vậy bạn cố gắng giữ lấy những mối quan hệ không còn mang lại điều gì tích cực cho cuộc sống của mình. Thậm chí bạn níu giữ những người muốn ra đi hay những người từng làm tổn thương bạn.