Chủ nghĩa duy vật và Phật giáo.
Mình sẽ cố gắng trình bày thật dễ hiểu quan điểm của mình về Phật giáo. Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật trả lời cho câu hỏi "vật chất...
Mình sẽ cố gắng trình bày thật dễ hiểu quan điểm của mình về Phật giáo.
Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật trả lời cho câu hỏi "vật chất có trước hay ý thức có trước?" là "vật chất có trước, vật chất quyết định sự tồn tại của ý thức.". Nghe khó hiểu quá, nhưng nôm na nghĩa là khi chúng ta cảm nhận được sự vật, hiện tượng bằng ngũ giác (nghe, ngửi, sờ, nếm, nhìn) và nói lại những thứ chúng ta cảm nhận được thì được gọi là duy vật.
Thứ 2, tại sao mình gọi Phật giáo là duy vật? Vì Đức Thích Ca Mâu Ni cảm nhận được sự vật, hiện tượng bằng giác quan siêu việt của người và người nói lại điều ấy.
Đọc thêm:
Có thể ví dụ như sau:
+ Người thấy những thứ ai cũng thấy:
Đức Phật có nói ai cũng phải trải qua"sinh, lão, bệnh, tử". Chúng ta đều thấy đây là sự thật hiển nhiên.
Kinh Tứ Diệu Đế bắt đầu với Khổ đế: con người sinh ra là khổ. Đau ốm là khổ, nghèo là khổ, già là khổ v.v... Cái khổ của người này khác cái khổ của người kia. Ở đây có ai ko bao giờ buồn, tức giận, đau đớn không?
+ Thấy trước những thứ con người không thấy:
Cách đây hơn 2550 năm, Đức Thích Ca Mâu Ni phát biểu một câu xanh rờn "khi uống nước phải niệm phật siêu độ cho 3 vạn 6 ngàn sinh linh trong cốc nước", và vài ngàn năm sau, khi kính hiển vi ra đời chúng ta thấy được trong nước có vi khuẩn thật.
Hay Đức Phật cũng nói "có hằng hà sa số vũ trụ" và chúng ta ko khám phá nổi hết vũ trụ nhưng cũng biết đây là một sự thật.
Qua đó, có thể thấy, Đức Phật với cái nhìn siêu việt của mình đã thấy những thứ con người chưa thấy được. Cái nhìn ấy cách đây 2550 năm đến giờ mới chỉ xác định được 1 phần nhỏ bằng khoa học, vật lý thực nghiệm.
Như vậy, khi nhìn nhận Phật giáo duy vật và là một môn khoa học, chúng ta có thể tiếp tục tiếp cận các giáo lý khác của nhà Phật như cách chúng ta tiếp cận với vật lý vậy.
Ở đây mình chỉ cố gắng trình bày để các bạn hiểu tính khoa học trong Phật giáo. Nếu được quan tâm, mình sẽ tiếp tục tóm tắt những kiến thức về Phật giáo mình được tiếp cận theo cách dễ hiểu nhất.
Đọc thêm:

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Viet Anh Tran

Ko dám bàn về duy tâm hay duy vật vì ngoài định nghĩa em cũng chẳng biết gì hơn
Em nghĩ Phật Giáo là duy tâm khách quan (ko giống bác) và đương nhiên không phải mê tín.Ý thức và tinh thần tồn tại như dạng linh hồn luân chuyển kiếp số vậy nên có thể coi như có trước, cơ thể (hay vật chất) là thứ có sau và sự tồn tại tổng hòa của 2 yếu tố này phụ thuộc vào quy luật nhân-quả, luân hồi
Đấy là suy nghĩ của em thôi, có gì mong bác chỉ giáo thêm, đăng vào Chia sẻ kiến thức thì chắc bác cũng đã có nghiên cứu?


- Báo cáo

Hoàng tử
Xin lỗi bác, em đánh máy nhầm. "Phật giáo là duy vật" bác nhé.
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Thực ra em nghĩ trong Phật Giáo ko có ranh giới hay con đường rõ ràng, mỗi người có một cách hiểu, một niềm tin và miễn là họ thấy thanh thản với lựa chọn của mình và đừng làm ảnh hưởng đến người khác là ok
Ví dụ như có những thứ tưởng như ác lại hóa ko ác, có những thứ tưởng tốt lại hóa ra ko tốt...

- Báo cáo

Hoàng tử
Bác quay lại với câu hỏi thế nào là duy tâm, thế nào là duy vật đi đã. Bác đang đề cập đến tội và lỗi, khá sâu rồi, vấn đề này phụ thuộc mỗi người tiếp nhận.
Quay lại VD em dùng nãy giờ:
Em ví dụ nhé: Em nói "please là một thanh niên rất đẹp trai" thì câu nói của em là duy tâm hay duy vật?
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Em nghĩ tùy niềm tin của bác thôi, bác coi là Duy Tâm thì là Duy Tâm, Duy Vật thì là duy vật
Có thể em đẹp trai thật nhưng nghĩ kĩ thì đẹp trai này là từ đâu mà ra? Từ tâm tưởng và chuẩn mực của con người, vậy nó là duy tâm hay duy vật?
Em nghĩ ko nên tập trung vào cố gắng phân biệt rạch ròi 2 thứ này vì thực sự nó tùy tâm :)) mỗi người có 1 cách nhìn nhận thế giới khác nhau và trong vũ trụ thì ko có gì là đúng hay sai cả
Em nghĩ thế

- Báo cáo

Hoàng tử
Em trình bày luôn rồi bác, bác rảnh có thể đọc =)))
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Ủng hộ bác chia sẻ về Phật Giáo, em cũng rất quan tâm, có điều em góp ý nho nhỏ: bác đừng sửa bài post nếu k comment đọc lại k thấy liên quan @@ em nghĩ nên viết bài chia sẻ khác xong đưa link cho anh em quan tâm rồi bàn tiếp thì hay hơn :-? làm thành series Phật pháp luôn
- Báo cáo

Hoàng tử
Phật giáo có rất nhiều mảng, em cũng chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Ở bài này chỉ mang tính mở đầu, em cố gắng giúp mọi người nhìn nhận Phật giáo là một môn khoa học duy vật, giống vật lý vậy.
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Em vẫn k nghĩ nó là một môn khoa học duy vật
Phật Giáo là sự kết hợp, tổng hoà của duy vật & duy tâm. Nhưng vẫn sẽ hóng chia sẻ của bác để mở mang đầu óc tí

- Báo cáo
Isabella
Mình nghĩ bạn đang đánh tráo khái niệm trong việc "cố gắng thuyết phục mọi người rằng Phật giáo là chủ nghĩa duy vật".
1. Bạn lấy tư tưởng triết học ra để khẳng định cho một vấn đề mà mình tin chính bạn còn chưa hiểu thấu đáo "triết học & Phật pháp là gì?"
Đạo Phật không phải là chủ nghĩa duy tâm, cũng không phải chủ nghĩa duy vật. Sự liên hệ kết nối giữa vật chất và ý thức mang đến tổng thể hoà hợp trong cuộc sống. Đạo Phật chỉ rõ mọi thứ được nhận ra bắt nguồn từ chính tâm mình mà thôi.
2. Đạo Phật là một phạm trù quá rộng lớn. Nhưng hãy khoan bàn chuyện xa xôi về một đạo pháp nhiệm màu, mà hãy nhớ về vị cha đẻ của Phật giáo. Thái tử Siddhartha sau hàng trăm kiếp luân hồi, 6 năm sống khổ hạnh, tiếp tục đến con đường trung đạo và 49 ngày ngồi thiền để thành Phật. Đến lúc này, ngài mới nhìn rõ thấu suốt vạn vật trong 3 cõi - với một TÂM THỨC TĨNH LẶNG RỘNG MỞ. Vì thế nên những điều Đức Phật nhìn thấy mà cho đến sau này khoa học mới khám phá ra được, đó là từ bản thể tâm thức của một vị Phật.
3. Nếu bạn đang nhìn Phật giáo là một môn khoa học và chủ nghĩa duy vật, thì cũng giống như bạn mới thấy một tảng băng nổi 1/3 thôi nhỉ

- Báo cáo

Viet Anh Tran

chắc bạn ấy cũng chỉ muốn truyền tải một thứ vô hình bằng một thứ hữu hình cho dễ hình dung thôi :)) cũng là một cách nhìn nhận khá hay ho
- Báo cáo

Hoàng tử
Em có bao giờ nói trình bày Phật giáo bằng cái gì hữu hình đâu =)))). Vô hình cũng nằm trong phạm trù duy vật mà, nhưng đấy là phạm trù khoa học nên khi tiếp cận sẽ dễ dàng hơn. Hẹn bác trưa nay em trả lời về "Duy vật là một sự sai lầm".
- Báo cáo

Hoàng tử
Phật giáo đúng là một phạm trù rộng lớn. Khó lòng hiểu được một cách thấu đáo. Nhưng Phật giáo rộng lớn thì vẫn nằm trọn trong "quy luật tự nhiên". Mình sẽ sớm trình bày cách về Phật giáo của mình, nhưng trước hết mình cần đưa mọi người nhận thấy Phật giáo là khoa học duy vật đã.
Ngay trong phản biện của bạn cũng cho ta thấy Phật giáo thực sự duy vật, chính xác điều ấy được viết trong câu: "ngài mới nhìn rõ thấu suốt vạn vật" => Ngài "nhìn" thấy chứ ngài không "tưởng tượng" ra.
Bạn nói mình thấy 1/3 tảng băng nổi "Phật giáo" là tôn trọng mình quá rồi =))). Hiểu được 1/50 đã là may rồi bạn nhé.
- Báo cáo
Isabella
Cảm ơn bạn AnDanh về chia sẻ.
Mình chỉ nghĩ sự tranh luận bạn đưa ra là không hợp lí bởi bạn đang cố gắng thuyết phục mọi người phải hiểu và đi theo hướng của bạn là "Đạo Phật là chủ nghĩa duy vật". Phần nhiều mình thấy sự hiếu thắng của bạn khi muốn chứng tỏ những hiểu biết cũng như khả năng kinh nghiệm như bạn nói "đã từng tập thiền".
1. Đánh tráo khái niệm là việc bạn muốn thay đổi ý nghĩa mặc định của sự việc.
Đạo Phật là chỉ một con đường đi sau khi Thái tử Siddhartha thành Phật qua những chặng đường ngài tự trải qua. Kể cả hiện tại, Đạo Phật cũng không phải được gọi tên là tôn giáo. Vậy mà bạn lại ghép với tên gọi "chủ nghĩa duy vật" do bạn suy luận. Mình muốn bạn nói chính xác cụ thể từng chi tiết về việc tại sao bạn quả quyết bạn đúng về điều này.
2. Khi Đức Phật khởi phát trí tuệ từ chính tâm mình, và nhận ra chân tâm của mình trong sáng rỗng lặng (như bạn nói là "nhận ra tâm mình là gì"), Ngài đã nhìn nhận khám phá thế giới từ tâm. Mình cũng mong bạn chỉ giáo giúp mình sai cái gì và bạn đã chắc chắn học và lĩnh hội điều gì từ thiền tập.
3. Sự khẳng định của bạn - Phật Giáo là chủ nghĩa duy vật, chỉ cho thấy bạn thể hiện tri thức nhiều hơn trí tuệ. Bởi bạn đi ngược lại với con đường của đạo. Sự tranh cãi không mang lại gì nhiều ngoài việc hiếu thắng và sân hận. Tuy nhiên mình cũng trả lời để mong có thể học thêm từ bạn với kiến thức uyên bác bạn nêu ra một cách chắc chắn như thế, quả là bạn rất giỏi. Bạn AnDanh nhỉ


- Báo cáo

Hoàng tử
1, Mình không cố gắng thuyết phục mọi người hiểu và đi theo hướng "Đạo Phật là chủ nghĩa duy vật", mình muốn mọi người có cái nhìn khoa học hơn với Phật giáo. Để khi tiếp cận với các giáo lý mang tính "vô hình" hơn thì sẽ tiếp cận nó như một lẽ tự nhiên, tồn tại khách quan bên ngoài ý thức.
2, Vì sao Phật giáo là duy vật thì mình đã trình bày bên trên rồi.
3, Đức Phật khởi phát trí tuệ từ tâm, nhận ra tâm mình là gì và điều ấy giúp ngài "nhìn thấy thế giới" là nhìn một cách theo đúng nghĩa đen. Việc học thiền giúp một việc duy nhất là tìm ra tâm mình là gì, và khi thấy được tâm thì sẽ ngộ ra, tin theo những gì Đức Phật truyền dạy một cách tự nhiên nhất.
4, Con đường đạo đúng là gì? Nghe các câu chuyện rồi tự ngộ ra (không biết câu chuyện đúng hay sai, thật hay bịa đặt)? Tập theo Pháp môn (đọc kinh, thiền tập v.v...) điều này đúng nhưng với những người chưa tin tưởng vào Phật giáo có tập theo con đường này được không?
Việc "Phật giáo là duy vật" mình đã trình bày rõ ràng ở trên vì sao lại thế. Mình chỉ cố gắng đưa đến cho người đọc cách tiếp cận khoa học về nhân quả. Sau khi nhìn nhận nhân quả có thật với cách nhìn khoa học ấy, mọi người có thể tự tìm hiểu những giáo lý sâu hơn.
Việc Đức Phật ngộ ra chân lý qua quá trình dài tu tập mình đâu có cãi câu nào đâu =))). Mình cãi là Đức Phật không "tưởng tượng" ra thế giới từ tâm mà ngài "nhìn thấy" thế giới từ tâm, điều ấy mới dẫn đến kết luận "duy vật".
- Báo cáo

Hoàng tử
Hơn nữa nếu bạn nói mình "đánh tráo khái niệm" thì hãy chỉ ra mình đánh tráo khái niệm nào? Lập luận của mình có gì sai? Như vậy mình mới dễ dàng phản biện lại được.
Bạn nói "Đạo Phật chỉ rõ mọi thứ được nhận ra bắt nguồn từ chính tâm mình mà thôi." là sai, bản chất tu tập của Phật giáo hướng đến "Nhận ra tâm mình là gì" chứ không phải "Nhìn nhận thế giới từ tâm". Cái này mình chắc chắn, mình tập thiền rồi =))))
- Báo cáo
sinh
Không phải duy tâm, không phải duy vật thì là gì =))). Vật chất và ý thức luôn tồn tại và luôn hòa hợp với nhau. Chỉ là ông duy tâm thì nói ý thức quyết định vật chất, ông duy vật lại bảo vật chất quyết định ý thức. Tóm lại bạn nên bắt đầu tìm hiểu "duy tâm là gì, duy vật là gì" rồi hãy bàn đến Phật giáo có phải duy tâm hay duy vật không. Vì bạn đưa ra một kiến thức hoàn toàn sai: "Đạo Phật không phải là chủ nghĩa duy tâm, cũng không phải chủ nghĩa duy vật. Sự liên hệ kết nối giữa vật chất và ý thức mang đến....."
- Báo cáo

Khanh Quoc Le
1. Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lí (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.
2.https://www.facebook.com/notes/ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o-v%C3%A0-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o-l%C3%A0-duy-v%E1%BA%ADt-hay-duy-t%C3%A2m-/208477655839544/
- Báo cáo

Hoàng tử
Bác thà nói "Duy tâm là ý thức quyết định vật chất, duy vật là vật chất quyết định ý thức" nghe còn dễ hiểu hơn.
Em ví dụ nhé: Em nói "theman là một thanh niên rất đẹp trai" thì câu nói của em là duy tâm hay duy vật?
- Báo cáo

hasu
Bác này nói sợ xong vẫn viết là để làm màu à =))
Đùa chứ em thấy mấy cái này bác viết thì ai dám phê phán vì khó hiểu vãi nồi @@
Em cũng tin Phật Giáo chính là một môn khoa học tâm linh có khả năng khai mở con người tìm kiếm những điều không tưởng. Einstein nói về Phật giáo như sau:
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ (cosmic religion)... Bao gồm cả thiên nhiên vật lý và tinh thần... Phật giáo bao gồm các thứ đó... Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được yêu cầu của nền khoa học tân tiến, tôn giáo đó chính là Phật giáo”
- Báo cáo

Hoàng tử
Sợ thì cứ sợ mà viết thì cứ viết chứ bác =))). Em muốn mọi người tiếp cận Phật giáo là một môn khoa học, duy vật. Nhưng điều ấy lại đi ngược lại các suy nghĩ trước nay nên sợ gạch đá là điều đương nhiên =))).
Quay lại vấn đề duy tâm, duy vật nhé. Em lấy VD y như VD với bác theman
Em nói "hasu là một thanh niên rất đẹp trai" thì câu nói của em là duy tâm hay duy vật?
- Báo cáo

hasu
Duy tâm với bác, duy vật với em =))
Vì em đẹp trai thật và bác tin em đẹp trai, ok? =))
- Báo cáo

Hoàng tử
Xíu em trả lời bác =...=. Không thì bác inbox cho em cũng được :v. Bác duy tâm vãi cả =))))
- Báo cáo

0rez
quá chuẩn và duy vật=))
- Báo cáo

Hoàng tử
=))) Em đang bàn vấn đề khoa học nhá :))))
- Báo cáo

Hoàng tử
Em đã trình bày xong vấn đề khoa học em định trình bày bác ạ :))
- Báo cáo

Samurice

Quan trọng là bác đang xem xét Phật Giáo dưới góc độ nào?
- Báo cáo

Hoàng tử
Phật giáo là môn khoa học và theo chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mình đang cố gắng để mọi người tiếp nhận cách nhìn nhận này. Đây gần như là bài mở đầu, nếu mọi người quan tâm, mình sẽ trình bày tiếp ở những bài viết khác.
- Báo cáo

Hoàng tử
Mình đã trình bày Phật giáo dưới góc độ, khía cạnh mình nhìn nhận rồi bạn.
- Báo cáo