viện trợ trong chiến tranh việt nam
Viện trợ của khối Xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH 1970-74 (ước tính của Hoa Kỳ) [3] NămViện trợ kinh tế(triệu USD)1970675-6951971695-7201972425-4401973575-60519744091975372...
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Viện trợ của khối Xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH 1970-74 (ước tính của Hoa Kỳ)[3]NămViện trợ kinh tế(triệu USD)1970675-6951971695-7201972425-4401973575-60519744091975372
Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]
Qua 20 năm, lượng kinh tế mà Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa là hơn 10 tỷ USD (thời giá 1960).[5] Nếu tính cả chi tiêu tại chỗ của binh lính Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan,... đóng tại Nam Việt Nam (lên tới vài trăm triệu USD mỗi năm và cũng do Mỹ chi trả) thì tổng lượng tiền mà Mỹ đổ vào kinh tế Việt Nam Cộng hòa lên tới trên 20 tỷ USD (thời giá 1960), tương đương 140 tỷ USD theo thời giá 2015.
Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa chính là các khoản viện trợ kinh tế bao gồm viện trợ thương mại (nhằm hỗ trợ nhập khẩu và hỗ trợ ngân sách nhà nước), viện trợ nông phẩm (dưới hình thực hiện vật là các lương thực và thực phẩm), viện trợ theo dự án (có thể bằng tiền hoặc hiện vật cho từng dự án cụ thể trong các lĩnh vực hành chính, xã hội, kinh tế-văn hóa).
Nếu xét theo tính chất cho vay hoặc cho không, thì phần lớn viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho VNCH là viện trợ cho không (không hoàn lại), viện trợ cho vay trong 20 năm từ 1955 đến 1975 chỉ chưa đến 200 triệu USD. Các khoản cho vay lớn của Hoa Kỳ giúp VNCH đóng tiền gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (4 triệu USD năm 1956), đổi mới hệ thống viễn thông (6,8 triệu USD năm 1958-1959), phát triển đội tàu hỏa (9,7 triệu USD năm 1959, 9,7 triệu USD năm 1961), mở rộng hệ thống dẫn nước từ sông Đồng Nai về Sài Gòn (17,5 triệu USD năm 1960), xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở Thủ Đức (12,7 triệu USD năm 1961), hỗ trợ chương trình Người cày có ruộng (5 triệu USD năm 1970).[6]
Trải qua 21 năm, khối lượng viện trợ kinh tế mà Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa là rất lớn, đạt hơn 10 tỷ USD (thời giá thập niên 1960). Đây là con số viện trợ kinh tế cao nhất của Hoa Kỳ so với bất cứ nước nào khác trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ, Ấn Độ trong 20 năm (1950 - 1970) được Hoa Kỳ viện trợ 9,3 tỷ USD (trong khi dân số Ấn Độ lớn hơn 20 lần); Philippines trong 22 năm được viện trợ gần 2 tỷ USD (1945 - 1967); Thái Lan nhận được gần 1,2 tỷ USD, Indonesia nhận được gần 1 tỷ USD. Ở châu Phi, tính suốt trong 25 năm (1946 - 1970) tổng số viện trợ Hoa Kỳ cho tất cả các nước chỉ là 4,9 tỷ USD. Tại Nam Việt Nam, "thu nhập quốc dân chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng (1971 - 1975), viện trợ Hoa Kỳ hàng năm đạt hơn 2 tỷ USD/năm, tức là lớn hơn tổng số của cải do miền Nam Việt Nam làm ra".[5]
Tuy nhiên, phần lớn những khoản viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa thực ra lại được Hoa Kỳ thu hồi lại. Ví dụ, trong 6,1 tỷ USD viện trợ trong tài khoá 1960 - 1961, có 4,8 tỷ USD (80%) được chi ngay ở Mỹ. Sở dĩ như vậy vì phần lớn hàng hóa viện trợ quân sự được mua từ chính các công ty Mỹ. Nếu không viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, xuất khẩu của nước Mỹ sẽ tụt 12%, nông phẩm dư thừa tăng lên rất nhanh. Vì vậy, viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thực ra cũng chính là tiền trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ.[7]
Nhà báo người Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, đã nhận thấy Việt Nam Cộng Hòa sử dụng viện trợ rất phung phí và kém hiệu quả. Ông nhận xét: "... Kẻ thù tồi tệ nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là nạn tham nhũng của Việt Nam Cộng Hòa. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị tham ô rồi bán ra chợ đen. Ông đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. Chính phủ Hoa Kỳ biết rõ vấn nạn này, nhưng họ làm ngơ,... Tôi thấy Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm, sự bất lực của chính mình". Quy mô buôn lậu lên tới hàng tỷ USD, với sự tham gia của đầu đủ các thành phần: quan chức và doanh nhân Việt Nam Cộng hòa, thương nhân Mỹ, Đài Loan, binh lính Mỹ, Hàn Quốc, Philippines,... Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng tận dụng thị trường chợ đen, tại đây họ mua hàng hóa của Mỹ để đánh lại chính quân đội Mỹ.[8]
Chính phủ Việt Nam sau này đã thu hồi được 5,7 tấn vàng từ các ngân hàng ở Thuỵ Sĩ và Tiệp Khắc và tiếp quản thêm 16 tấn vàng trong tầng hầm của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.[9] Ông Lữ Minh Châu, một cán bộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã từng thâm nhập vào sâu trong hệ thống ngân hàng ở miền Nam thời đó nên nắm rõ về các kho chứa tiền. Tổng dự trữ ngoại hối của Sài Gòn là tương đối lớn tính theo thời giá lúc bấy giờ với khoảng 252,2 triệu USD, số dư có 138.798.820 USD do Ngân hàng Quốc gia và 26 ngân hàng thương mại gửi ở nước ngoài mà chủ yếu là Mỹ và Thụy Sĩ. Tuy nhiên sau 1975, Mỹ đã phong tỏa hơn 97 triệu USD trong số này.[10]
Cho đến khi sụp đổ, Việt Nam Cộng hòa còn nợ Hoa Kỳ 85 triệu USD, khoản nợ này còn tăng dần qua các năm do phải tính lãi suất.[11] Ngày 7 tháng 4 năm 1997, chính phủ Việt Nam đã trả cho Hoa Kỳ khoản nợ 145 triệu USD của Việt Nam Cộng hòa (bao gồm 85 triệu USD nợ gốc, còn lại là tiền lãi và chi phí phát sinh trượt giá) như một điều kiện để xúc tiến ngoại giao.[12] Giá vàng ngày 7/4/1997 tại Mỹ là 348,05 USD/Ounce,[13] tính ra thì 145 triệu USD tương đương với 12.958 kg vàng.
Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa 1955-1975NămTổng viện trợtriệu USDQuy đổi tỉ giá 2017tỉ USDBình quân đầu ngườiUSDBình quân đầu ngườiĐồngNămTổng viện trợtriệu USDQuy đổi tỉ giá 2017tỉ USDBình quân đầu ngườiUSDBình quân đầu ngườiĐồng1955322,42,91528,03981,221966793,96,02747,474.936,951956210,01,89216,33571,541967666,64,89238,854.195,331957282,22,46921,38748,431968651,14,63736,894.352,961958189,01,60714,04491,351969560,53,81230,973.654,091959207,41,73315,01525,441970655,44,19733,633.968,451960181,81,49312,92542,171971778,04,71938,714.567,361961152,01,23110,45365,711972587,73,45228,4610.131,781962156,01,25510,45627,051973531,23,01825,0612.377,961963195,91,55612,74764,391974657,43,43530,1619.088,721964230,61,80214,62876,971975240,91,12110,43--1965290,32,24617,811.068,65Ghi chú: Mức viện trợ bình quân đầu người được tính bằng cách lấy tổng viện trợ chia cho dân số VNCH cùng năm. Mức viện trợ tính bằng tiền Đồng tính bằng cách lấy mức viện trợ tính bằng USD nhân với tỷ giá hối đoái chính thức giữa tiền VNCH và USD.Nguồn: Số liêu về tổng viện trợ lấy từ Dacy (1986), bảng 10.2, trang 200; Số liệu về dân số VNCH lấy từ Trần Văn Thọ chủ biên (2000), bảng 1.1, trang 238; Số liệu về tỷ giá hối đoái lấy từ Dacy (1986), bảng 9.5, trang 190.
Các nước khác[sửa | sửa mã nguồn]
Quân đội Hàn Quốc bị cáo buộc gây ra một danh sách dài tội ác chiến tranh bao gồm nhiều vụ thảm sát thường dân khi tham chiến (Hàn Quốc thống kê lính của họ đã làm tổng cộng khoảng 41.000 người Việt Nam bị coi là Việt Cộng thiệt mạng).[16] Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ tài trợ mọi khoản chiến phí và trả tiền lương cho binh lính Hàn Quốc. Tổng cộng Hoa Kỳ đã viện trợ hoặc cho Hàn Quốc vay khoảng 10 tỷ USD (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2017) từ năm 1946 tới năm 1978. Trong đó nhiều nhất là trong giai đoạn 1965-1972. Trong 8 năm này, Hàn Quốc nhận được 5 tỷ USD viện trợ (tương đương 35 tỷ USD theo thời giá 2017), nhiều gấp 3 lần mức viện trợ giai đoạn trước. Trong hai năm đầu (1965-1966), thu nhập từ cuộc chiến ước tính chiếm khoảng 40% thu nhập ngoại hối của Hàn Quốc. Một số học giả cho rằng số tiền thu được từ cuộc chiến chiếm từ 7-8% GDP của Hàn Quốc trong những năm 1966-1969.[17] Số tiền viện trợ được chính phủ Hoa Kỳ chuyển thẳng cho chính phủ Hàn Quốc dưới những hình thức bán công khai như trợ cấp quốc phòng, hợp đồng dân sự, chuyển giao công nghệ hay ưu đãi thị trường bởi các tổng thống Johnson và Nixon.[18]
Nhờ viện trợ và tiền lương của Mỹ trả cho binh lính Hàn Quốc tham chiến ở Nam Việt Nam, kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Chỉ trong 10 năm từ 1964 tới 1974, GNP bình quân của Hàn Quốc đã tăng hơn 5 lần (từ 103 USD lên 541 USD). Tuy nhiên, rất nhiều máu cũng đã đổ khi Hàn Quốc tham chiến ở Nam Việt Nam và nhiều ý kiến khẳng định rằng những tổn thất sinh mạng đó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển sau này.[16] Trong bài phát biểu nhân "Ngày tưởng niệm" (6/6/2017), tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tái khẳng định:[19]
"Nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy sinh to lớn của những người lính tham gia chiến tranh Việt Nam!"
Nhật Bản cũng được hưởng lợi do chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản để sản xuất trang bị và các đồ quân dụng khác. Từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD các đơn đặt hàng của Mỹ (tương đương hơn 80 tỷ USD theo thời giá 2020). Trong giai đoạn này, 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật Bản là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã cung cấp nguồn thu rất cần thiết để kinh tế Nhật Bản tái thiết và được coi là một "ngọn gió thần" đối với nền kinh tế nước này.
Kinh tế Singapore cũng được hưởng lợi từ việc bán nhu yếu phẩm, nhiên liệu, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Riêng xăng dầu và nhiên liệu, mỗi tháng Singapore bán cho Mỹ lượng hàng trị giá 600 triệu USD, thu nhập từ việc làm hậu cần cho quân đội Mỹ chính là nguồn lực ban đầu giúp Singapore xây dựng kinh tế đất nước.[20][21]
lời kết nhận định của mình: vnch tuy được viện trợ nhiều hơn nhưng nó lại không kiểm soát tốt nguồn hàng viện trợ của mỹ và đồng minh dẫn đến cơ hội cho tham nhũng tràn lan, trong khi đó vndcch thì viện trợ ít hơn nhưng do họ dùng cơ chế bao cấp kiểm soát nên rất khó bị tình trạng thất thoát hay tham nhũng.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này