bài học tiên quyết: trên đời có những thứ này ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ khác: thiếu kiến thức, thiếu nhận thức và nhận thức sai. không thể trông mong nhà trường có thể đào tạo cho con người hết từng này nhận thức được phải có gia đình và nhiều thứ khác, nhận thức sai thì kết quả không thể nào đúng được->sửa lại nhận thức bằng kết quả không tốt đó mới là điều quan trọng
cuộc sống giống như 1 ván bài vô ván bài vô vàn biến số ko biết,phải hiểu điểm mạnh điểm yếu của mình, và biết tại sao chúng ta lại có điểm mạnh đó điểm yếu đó, không ai đánh giá con cá qua khả năng leo cây.
bài học 1: làm được việc gì mà dựa vào may mắn chứ không dựa vào năng lực và hiểu biết nhận thức thật sự sẽ sớm phải trả giá 
-Con đường “dễ dàng” thì thường kết thúc với nhiều khó khăn, cái gì bạn không tự làm hay tự vượt khó thì bạn sao có thể cùng trình độ với người ta được chứ bạn chỉ thắng được 1 lần chứ không thể thắng được vận may mãi đâu
-giống như xác suất thông kê vậy bạn có thể may mắn được 1 cơ số lần may mắn nào đó nhưng không thể may mắn cả đời
-cho nên khi bạn làm được việc gì, hay thất bại trong làm việc gì đó phải biết là do đâu mà thất bại hay thành công để có thể thành công cho những lần sau
-bạn có thể tăng độ may mắn của bản thân bằng sự hiểu biết, và năng lực của bản thân
bài học 2: kiếm được đồng tiền rất khó
-nếu bạn không phải do may mắn có sức khỏe, thì kiếm được đồng tiền vô cùng khó
-hàng trăm kế hoạch làm giàu chỉ có 1 hay 2 kế hoạch khả thi mà để làm được thì càng khó. còn dựa vào rất nhiều yếu tố cho nên bạn đang kiếm ra tiền thì chứng tỏ bạn đang rất may mắn
bài học 3: tư duy ngược, tư duy kết nối, tư duy phản biện và tư duy cây là những tư duy rất quan trọng, tổng quát hóa, chi tiết hóa, liên kết và mô hình hóa, trừu tượng hóa...
-chúng ta làm gì cũng nên đi từ cái mục đích cuối hay cái cơ sở là thứ này để làm gì để hình thành nên 1 đường đi cho mình chứ không nên đụng gì học đó
-tư duy cây là tư duy theo 1 cái cây để kết nối mọi thứ mà chúng ta có cũng như phân biệt được thứ mà ta còn thiếu để làm sao học được hiểu quả nhất
-còn tư duy kết nối là sau khi chúng ta đọc 1 cái gì đó, học 1 bài học nào đó thì chúng ta phải kết nối nó vào trong cái bản đồ kiến thức mà chúng ta đang có, nói vậy thôi không đơn giản chút nào
-cụ thể khi chúng ta học hay làm 1 vấn đề gì thì chúng ta phải tổng quát hóa và chi tiết hóa được nó ra để giải quyết
-tư duy phản biện tại sao lại là A mà không phải B vẩn là câu hỏi tại sao
bài học 4: tiền và thời gian thực sự rất quan trọng
khi không có tiền trong tay mới biết nó quý như thế nào, và trong cuộc sống ở bất cứ độ tuổi nào người ta đều muốn làm giàu nên bạn phải hiểu tầm quan trọng của nó như thế nào, còn thời gian là vàng mà, nhưng nói chung bạn có sức bạn bán sức lấy tiền, có tài sản bán tài sản lấy tiền, có kiến thức bán kiến thức lấy tiền hoặc dùng kiến thức tạo ra tài sản. Nhưng việc làm được tài sản để bán lấy tiền đến nhiều người mà ta có nhiều lãi thực sự khó, bán kiến thức ra tiền cũng khó: kĩ năng kinh nghiệm, kiến thức đầy đủ thực sự khó. còn làm giàu thì cực khó
bài học 5: biết nhiều thực sự rất tốt nhưng thời gian là có hạn phải biết tập trung vào những thứ quan trọng nhất
-ai cũng biết học nhiều là tốt bởi chúng ta có rất nhiều cơ sở để tư duy 1 vấn đề nhưng thời gian dù là 1 tỷ tỷ năm cũng không đủ để chúng ta học những thứ ngoài bề mặt chứ đừng nói là chi tiết hiện nay nên phải biết dùng thời gian để giải quyết thứ quan trọng nhất trong cuộc sống đó là kiếm tiền, chúng ta nên tư duy theo kiểu học để làm chứ không phải học để đạt điểm cao, chúng ta phải tư duy ngược là chúng ta muốn làm gì để kiếm tiền rồi đi học thứ đó, hoặc chúng ta có sẵn cái gì từ cái đó có thể làm ra cái gì để ra được nhiều tiền nhất
bài học 6: học tâm lý học là điều bắt buộc
chúng ta sẽ biết về tâm lý phần thưởng, tâm lý mục đích, ảo tưởng thời gian(cần có 1 lịch trình chi tiết để khắc phục điều đó), tâm lý hành trình giả(cực kì xấu), maslow, ảo tưởng khả năng, nhu cầu giải thích vấn đề(biện minh), nghiện(nghiện internet, nghiện tư duy tích cực thực sự rất tệ), trí tò mò, tạo nếp, thói quen nghiện thoải mái(để mở rộng vùng thoải mái)...
bài học 7:bất kì yếu tố nào trong cuộc sống đều liên quan lẫn nhau nhưng cách chúng ta sử dụng nó mới đáng để suy nghĩ
-nên khi trưởng thành hành động bất cứ điều gì nên suy nghĩ thật kỹ 
-cái thứ 2 là bất cứ môn học, hay yếu tố cũng tương tác lẫn nhau nhưng chúng ta có biết liên kết nó hay không lại là chuyện khác, đâu phải ai có mối quan hệ cũng biết nhờ vả và kiếm thông tin từ đó, đâu phải ai học giỏi cũng làm ra sản phẩm và bán được, nếu chúng ta có học 100 thứ nhưng không liên kết nó lại với nhau được thì đương nhiên nó là vô nghĩa, đâu phải ai giàu cũng biết đầu tư cho con ăn học, và ngược lại đâu phải ai có điều kiện ăn học cũng học tập tốt. chúng ta phải suy nghĩ làm sao kết nối được những thứ đang có, và thứ chúng ta học để làm gì trong cái đống kết nối mà chúng ta đã có gọi là tư duy theo 1 cái cây, bất cứ thành phần nào cũng liên quan đến nhau 
-giống như bạn học văn học bạn có thể dùng phương pháp phân tích nội dung của văn học vào toán học...
bài học 8: hãy nghĩ ra 100 kế hoạch làm giàu sau đó đi vào chi tiết rồi bạn sẽ biết bạn phải làm gì
bài học 9: nội lực( sức khỏe, thông tin, mqh quen sơ, hiểu biết, kiến thức, yếu tố con người và khả năng) và ngoại lực(măn mắn)
nếu bạn làm được điều gì đó mà do hoàn toàn vào ngoại lực mà không có nội lực bạn sẽ không gặp may mắn trong những lần sau nữa đâu
-nên tăng độ may mắn của mình bằng cách gia tăng nội lực bên trong con người
-ví dụ bạn cho 1 đứa bé 1 bài toán cực khó mà không thể giải được nhưng cách mà nó đối diện với bài toán đó mới là cách bạn phải suy nghĩ
bài học 10: dậy sớm, ngủ sớm và đi ra ngoài ngắm nhìn mặt trời lên
bài học 11: hãy nên nhớ bạn vào sài gòn là để lập nghiệp
-bạn muốn thành công hãy quên căn nhà của cha mẹ đi, đừng nghĩ đó là nhà của mình, hãy quên tiền của cha mẹ đi đừng nghĩ đó là tiền của mình, hãy quên mối quan hệ của cha mẹ đi đừng nghĩ đó là mối quan hệ của mình muốn thành công, bạn phải nghĩ là bạn bây giờ chỉ có tay trắng với học thức, rồi chuẩn bị chạy đua với thị trường việc làm chỉ có vậy bạn mới có thể thành công được, chỉ khi nào bạn chịu trách nhiệm về tất cả mọi thứ thuộc về bạn, lúc đó bạn mới phát huy được hết sức mạnh của mình. khi bạn cắt đường lùi của bạn đi rồi bạn sẽ biết bạn phải làm gì
bài học 12: nếu bạn không mở rộng vùng an toàn thì những thứ mà bạn bây giờ đang có không bao giờ thay đổi
-nếu bạn đến phòng tập gym với cùng 1 phương pháp tập với những bài tập quen thuộc thì cơ thể bạn cũng như vậy mãi mà thôi chúng ta phải vứt bỏ những vùng an toàn của mình để phát triển, không người phát triển nào mà không làm điều này
bài học 13: khi đi học nên chú trọng vào điểm số để có được kiến thức nền tảng tốt 
-nền tảng tốt chính là ngôi nhà còn tin học văn phòng, tiếng anh kỹ năng mềm chỉ là lớp sơn trang trí mà thôi hãy học thật tốt kiến thức chuyên ngành
bài học 14: trên đời này không ai dạy ai điều gì, cũng không ai cho không cái gì, mà cũng không có bài học nào là miễn phí, cái gì cũng phải tự đi tìm chứ không ai mang đến cho.
bài học 15: nếu bạn thích người con gái nào đó việc bạn làm không phải là tán tỉnh, hỏi han mà là trở thành phiên bản tốt nhất của mình chỉ quan tâm đến bản thân bạn là được.
bài học 16: khi làm 1 việc gì đó bất kì
-hãy mong nó khó nhất ở giai đoạn đầu chỉ khi nào vượt qua được nó bằng nội lực thì khi đó mới có nội lực để đi đến các khó khăn khác khó gấp vạn lần(nội lực rất quan trọng)
-cắt hết đường lùi
bài học 17: luôn hỏi vì sao để có thế giới quan riêng cho mình(câu hỏi vì sao)
-bạn tin tôi đi nếu bạn không hỏi vì sao cho mọi thứ bạn học được thì bạn không thực sự là học và bạn cũng chẳng học được gì cả, cách để bạn học được 1 cái gì chắc chắn là đi trả lời cho 1 tỉ câu hỏi vì sao rồi dùng tư duy ngược và tư duy cây để kiểm chứng và kết nối
bài học 18:học cách xây dựng mối quan hệ và xây dựng hình ảnh cá nhân
-bạn bè là đồng nghiệp, giáo viên là sếp.
-sếp trả lương cho bạn bằng tiền giáo viên trả lương cho bạn bằng điểm số
-bạn đối xử với bạn bè ra sao, kết bạn mới thế nào, cùng nhau chơi cùng nhau làm việc với nhau ra sao thì đồng nghiệp cũng tương tự vậy
-bạn đối diện với giáo viên ra sao tranh luận với họ như thế nào
cách mà bạn sống bây giờ chính xác là cách bạn sống trong tương lai tin tôi đi tôi đã trãi nghiệm, cách mà bạn sống, cách mà bạn đi học cách mà bạn đối xử với cha mẹ và cuộc sống cũng chính là cách mà bạn đi làm
bài học 19: học cách giải quyết vấn đề sao cho tốt nhất với số tài nguyên mà bạn có
Ăn: nghĩa đen là vấn đề ăn uống, nghĩa bóng là vấn đề thái độ với lợi ích. Cái gì nên làm, cái gì ko nên làm, làm thì làm đến đâu, làm với ai
- Nói: nghĩa đen là lời nói, nghĩa bóng là việc giao tiếp, truyền đạt thông tin
- Gói: nghĩa đen là đóng lại, túm lại 1 thứ, nghĩa bóng là khả năng tổng hợp vấn đề
- Mở: nghĩa bóng là việc khơi gợi, phát triển 1 vấn đề.
Tổng hòa được cả 4 yếu tố trên sẽ giúp phát triển tư duy, kỹ năng giao tiếp, đạo đức. Đó là những cái cần thiết để 1 người hòa nhập vào xã hội. 4 yếu tố này thì phải rèn luyện từ bé, chứ không phải lớn rồi mới bắt đầu học.
bài học 20: đây là bài học lớn nhất là trách nhiệm của 1 con người
-con người mà trốn tránh trách nhiệm chỉ là con người bỏ đi còn con người chịu trách nhiệm cho mọi mặt của cuộc sống đó mới là con người cần phải rèn luyện.
bài học 21: phải biết vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, mà nói thật chả có nổi sợ nào cả ngoài sợ chết
-fight or flight phải chọn đúng lúc không phải lúc nào cũng fight mà cũng không phải lúc nào cũng flight, cái gì ko quá nguy hiểm đến tính mạng thì hãy fight để ra khỏi vòng an toàn của mình(có nghĩa làm xong nó mình không chết thì đừng chần chừ nữa đó là cơ hội đấy) 
có nhiều mong muốn nhưng bạn phải lựa chọn 1 thứ duy nhất ở 1 thời điểm. fight if do it not die.
bài học 22: không phải có nhiều trãi nghiệm là có nhận thức đúng, nhưng phần trăm nó cao hơn, mà cái tốt mà có phần trăm cao mọi người đều làm, nếu bạn đi ngược lại mà may mắn thì đó mãi mãi là may mắn, nhận thức được hình thành từ kiến thức nền
-trên đời này không có cái gì là 100%, gửi ngân hàng chưa chắc ko mất tiền, khóa cửa chưa chắc không bị trộm nhưng chúng ta luôn nâng cao được phần trăm của mình cái quan trọng là mình phải biết lý do đằng sau cái sự vật sự việc đó, không phải thấy người ta trả nhiều tiền lãi như đa cấp là tốt, đó là câu hỏi vì sao(để trả lời cho cái lý do lại quan trọng đến thế)
bài học 23: nếu bạn có nhận thức đúng hết về tất cả, và toàn bộ kiến thức thì trên đời này chả có gì gọi là may mắn
-nhưng bạn có biết bằng tuổi bạn có hàng tỉ người có kiến thức và nhận thức tốt hơn bạn vì vậy việc bạn cần làm không phải là so sánh với người ta mà phải vượt qua bản thân bạn từng ngày, bạn phải tự tìm môi trường, công việc thích hợp cho bạn phát triển người giàu biết điều này còn người nghèo thì không 
bài học 24: tiền ở độ tuổi trẻ rất quan trọng nhưng không phải bạn có 1 tỷ, mà mất đi cơ hội học được kiến thức, và nhận thức chưa chắc đã tốt vì thế người ta mới chi tiền cho giáo dục
-bạn biết tại sao cha mẹ bạn làm việc cả quần quật cả ngày mà tiền không được bao nhiêu không. 
bài học 25: chúng ta có quyền sai, chúng ta có quyền thất bại việc quan trọng là sau khi sai, sau khi thất bại chúng ta có biết lý do, và học hỏi được nhận thức gì từ điều đó
bài học 26: bạn hơn người ta phải biết vì sao bạn hơn nó mới quan trọng, đi học không quan trọng là điểm số mà là kiến thức và bài học(nhận thức)
bài học 27: bạn phải biết khai thác hết những gì bạn có kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức, khoa học kĩ thuật ngày nay, tiền bạc...
bài học 28: bạn có được may mắn thì bạn phải biết tận dụng cái may mắn đó bởi vì có hàng triệu người không được may mắn giống như bạn
bài học 29:thất bại, nghịch cảnh và không may mắn thì chắc chắn luôn không tốt
bài học 30: cái gì bạn phó thác cho ông trời rồi hi vọng tương lai tốt thì giống như bạn đang chơi vé số rồi hi vọng trúng giải đặc biệt vậy rồi bạn sẽ phải trả giá
khi bạn thất bại bạn sẽ thấy đời bất công nhưng khi đứng trên đỉnh cao danh vọng bạn thấy đời công bằng vô cùng
bài học 31:đừng để câu "tiên trách kỷ hậu trách nhân"
đời của bạn chỉ bạn và mình bạn phải chịu trách nhiệm và chỉ bạn và mình bạn ra quyết định cho cuộc đời mình hãy nhớ rõ câu đó
bài học 32: vẻ đẹp của toán đó là ở sự tổng quát hóa còn việc áp dụng chi tiết như thế nào đó là việc của các ngành khác
toán học không phải là những con số tính, không phải những định lý những giả thuyết, mà chính là mối liên hệ giữa các yếu tố trong đó
-khi bạn tìm được sự liên kết thế giới quan của bạn càng mở rộng
bài học 33: tư duy không là cái gì cao siêu mà là khả năng liên kết kiến thức để tìm ra 1 cái gì đó.
-cho nên bạn muốn có tư duy tốt về cuộc sống thì bạn rất cần (trãi nghiệm) bạn cần phải làm nhiều việc thì bạn càng có cái nhìn tổng quát hơn về cuộc sống, và dựa trên nền tảng ấy bạn sẽ xâu chuỗi được càng nhiều vấn đề mà càng nhiều trãi nghiệm thì người ta hay gọi đó là trưởng thành
-bài trước tôi có nói tư duy là dựa trên kiến thức cũng ko sai
bài học 34:kiến thức mà bạn có thể hiểu luôn dựa vào kiến thức nền và khả năng tư duy
-có nghĩa khi bạn học 1 kiến thức mới thì kiến thức đó khó với bạn là do kiến thức nền và kiến thức vốn từ của bạn kém
bài học 35: khi bạn làm 1 nghề gì nên coi nó cần kỹ năng cứng và kỹ năng mềm nào, và làm gì thì cái quan trọng nhất vẫn là kỹ năng sống
bài học 36: tích lũy kiến thức, tiền bạc và đầu tư cho bản thân luôn là 3 thứ quan trọng nhất
-khi bạn thập tử nhất sinh mới biết sức khỏe là thứ quan trọng nhất trên đời
bài học 37: động lực lớn nhất của con người là trách nhiệm
bài học 38:khi đi học đại học cái quan trọng nhất bạn có được là mối quan hệ
bài học 39:nếu như không có kỹ năng cứng, rất nhanh thôi bạn sẽ thấy hậu quả. 
-Đối với tôi, kỹ năng cứng là các kỹ năng mà trong trường hợp bạn buộc phải làm việc một mình, bạn vẫn có thể dùng chúng để tạo ra một loại sản phẩm bán được hoặc hẹp hơn là hoàn thiện được một khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm. 
bài học 40: dùng tiền của mình đi học là tốt nhất
Học kỹ năng cứng thì cách nhanh nhất là bỏ tiền để học, và đây là khi việc bỏ học đại học đem cho bạn một lợi thế rất lớn: đó là cách bạn kiểm soát tài chính của mình. Vì đấy là tiền bạn bỏ ra, bạn buộc phải chi tiêu một cách hợp lý đồng thời tìm cách để lấy lại số tiền đấy nhanh nhất có thể. Khi đấy bạn thực sự phải cân nhắc mình nên học cái gì, trong thời gian bao nhiêu, mất bao nhiêu tiền, và dùng kết quả đấy với mục đích lớn nhất là có thể có được một môi trường làm việc tốt hơn (cho dù đấy là công ty khác hay làm cho mình như freelance chẳng hạn.) 
-bạn muốn học 1 thứ gì cách tốt nhất là bạn mất tiền hay thứ gì đó, sức mạnh sợ mất mát là sức mạnh rất ghê gớm
bài học 41: khi nhìn cái gì không hiểu, học, nghe, đọc, hay bất cứ cái gì thì phải hiểu cái kiến thức mình không hiểu ở tầng nào và có nối với kiến thức nào ở tầng đó nữa không, khi đi học phải tìm ra được mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, càng liên kết được nhiều thì càng khó quên
-không phải thông tin nào cũng đáng giá giống như game hay film thì những thông tin đó không đóng góp gì cho công việc của bạn đâu
bài học 42: tiền ở đâu đầu ở đó
-có nghĩa chúng ta bỏ tiền ra làm gì thì chúng ta mới dùng cái đầu còn ko thì chúng ta rất vô trách nhiệm
bài học 43: ở mỗi thời điểm phải biết thông tin nào là thông tin cần phải học
bài học 44: khuyết điểm lớn nhất của chữ viết là không mô tả hết được ý nghĩa của các môn đòi hỏi tính trừu tượng,
- nó không nói cho chúng ta biết tại sao như thế này tại sao như thế kia chữ này có ý nghĩa gì trong trường hợp này
-thế nên chúng ta cần kết hợp hỏi người khác đó là điều không thể tránh khỏi, bởi ai đọc sách cũng hiểu hết chắc không cần thầy nữa rồi
-nhưng nhược điểm của việc chỉ nói miệng là không thể truyền tải đúng thông điểm
nên phải cần kết hợp giữa sách và nói.
bài học 45: biết cái gì cạnh tranh khi nào hợp tác khi nào, là làm cái gì khi nào rất quan trọng
bài học 46:trước khi làm bất cứ điều quan trọng chúng ta phải xem nó được và mất cái gì
bài học 47:nếu bạn sống tốt số người đến muốn làm bạn với bạn sẽ nhiều nếu chỉ có 1 người chứng tỏ người ta là người cầu bạn bè.
bài học 48: khi nào bạn cảm thấy cuộc sống dễ dàng là có người đang gánh hộ bạn tất cả nhưng khi họ buông tay bạn sẽ chết
bài học 48:đầu tư vào nền tảng cho con đường mình đi
bài học 49: thông tin đứng 1 mình thì không có giá trị khi nào liên kết được thông tin mới có giá trị
-tin tôi đi bạn có nhìn đời trong 1 năm cũng không thể bằng đọc 1 cuốn sách, bởi vì thứ bạn có là thông tin
-đó là lí do tại sao sách quan trọng, môn học ngành học quan trọng còn những thứ như trăm ngàn bộ phim, hay tivi chả đem lại gì cho con người vì đơn giản nó chỉ là những thông tin nó đến rồi và mất đi như 1 lẻ tất yếu
bài học 50: hiểu vốn từ thực sự quá quan trọng, nó có thể cho mình đọc 1 câu trong sách mà hiểu được ý nghĩa của nó đây là điều mấu chốt, chúng ta bắt buộc phải hiểu
bài học 51: sức mạnh của hình học, chữ viết và video
bài học 52: không phải người, nơi nào mình cũng có thể thích nghi được, còn nếu là bắt buộc hãy tìm cách phát triển bản thân, bởi vì đó là cái quan trọng nhất
-không thích nghi được cũng phải phát triển bản thân
-còn nếu được cho vào môi trường tốt thì dễ rồi
ai cũng muốn sống chung tập thể tốt, ai cũng muốn có cuộc sống dung hòa, nhưng ai mình không thích nghi nổi nếu sau 1 tháng thì nên ra đi đừng để nó ảnh hưởng đến tính cách của bạn, còn bạn chỉ nên ở nơi nào mà bản thân bạn có thể phát triển tính cách
-đó là ở nhà còn bạn cần phải ra và sống tốt và có thể sống tốt ở mọi môi trường mọi người, điều đó là điều rất quan trọng
bài học 53: cách tốt nhất để quản lý bản thân là hẹn, hoặc hứa với người khác
bài học 54:bạn phải hiểu và cân bằng giữa phần con và phần người mới có thể phát triển được
bài học 55: bạn nếu trên 20 tuổi mà chưa bỏ được bệnh ngại và bệnh sợ nó sẽ theo mình đến cả đời
bài học 56: cái đáng sợ nhất ở con người là định kiến cho nên bạn phải biết cái định kiến đó đến từ đâu
bài học 57: muốn nhớ cái gì bạn phải tưởng tượng 1 cách chính xác và có hệ thống, học là phải hiểu từng chữ trong sách
bài học 58: ảo tưởng là căn bệnh nặng nhất của con người
bài học 59:chuyển trạng thái, môi trường, lí do,nói,bath
đồng hồ, muốn nhớ phải tưởng tượng chính xác
balance
bài học 60: hãy kiếm tiền và mua gì đó cho người bạn thích bạn sẽ có 2 thứ
-hạnh phúc
-học được bài học về giá trị đồng tiền
bài học 61:Cơ hội thứ hai là rất hiếm. Không phải ai cũng sẽ cho bạn một cái ngay cả khi bạn đã kiếm được nó. Và thế là ổn. Nhưng nếu bạn đủ may mắn để có được một, đừng lãng phí nó.
bài học 62 để quá khứ ngủ yên nên tập trung cho tương lai đừng học gì từ quá khứ khi bạn còn trẻ
"chuyện mình sai ko để nó xảy ra nữa, chuyện mình đúng họ sai tập tha thứ cho sự nhu nhược của mình"
bài học 63: đừng suy nghĩ quá nhiều cũng đừng suy nghĩ quá ít
bài học 64: tiền và thời gian sẽ mua được hạnh phúc nếu bạn đầu tư đúng chỗ
bài học 65:tư duy, cuộc sống vốn đường thẳng sao lại đi đường vòng.bài toán tối ưu hóa
bài học 66:tiền,thiếu infor hỏi,nguồn lực tt,đừng chờ,chuyển trạng thái,hối tiếc,ngưu,vấn đề,cho đi,sách giá kn
video bạn nên coi