[ZenCents] Tiết kiệm nhưng vào chuyện gì mới được?
Tiết kiệm mà không rõ ràng thì sẽ luôn khiến mình căng thẳng vì sợ thiếu
Sau bài viết trước, nhiều bạn có hỏi mình vậy là mình khuyến khích lối sống tiêu thụ, không tiết kiệm? Thực sự là không. Mình khuyến khích lối sống có sự chuẩn bị trước cho dù lối sống của bạn đang như thế nào. Vì chỉ khi bạn thực sự hiểu được lối sống của mình, thì mình mới có thể chuẩn bị được cho tương lai mong muốn.
Vậy còn chuyện tiết kiệm thì sao? Phải tiết kiệm để phòng cho rủi ro chứ? Phải có một khoản để xử lý chuyện bất ngờ chứ?
Đúng. Mình đồng ý rằng mình nên có những khoản tiết kiệm để chuẩn bị cho rủi ro (và cơ hội) trong tương lai. Tuy nhiên, trong cách thực hành tài chính hiện tại của đa số (và theo như đa số công thức 3 - 6 tháng tiền chi tiêu), thì nó chưa đủ.
Lưu ý tiết kiệm thành công khi bạn thực sự có nhu cầu tiết kiệm (đại ý là bạn sẵn sàng chuyển sang giai đoạn bớt tiêu lại, để chuẩn bị trước cho tương lai. Còn nếu bạn đang trong giai đoạn thấy không cần thiết, hoặc chưa có nhu cầu thì thôi. Càng làm trái nhu cầu hiện tại của lối sống, càng căng thẳng.
Trong thực hành tài chính, mình phải luôn luôn làm RÕ trước khi nói về chuyện con số. Bạn tiết kiệm cho ai? Cho con mèo? Cho bố mẹ? Cho bản thân, bạn gái, bạn bè? Bạn tiết kiệm vào việc gì? Để phòng cho những khoản khẩn cấp, bệnh tật...
Vậy mình sẽ hỏi tiếp: Khẩn cấp ở đây là gì? Mình cần làm rõ các khoản khẩn cấp ra mới có thể tiết kiệm vừa đúng, vừa đủ được. Bệnh tật ở đây là như thế nào? Liệu bạn tiết kiệm mãi có bằng nổi tiền để phòng cho những căn bệnh nặng tiêu tốn cả tỉ không? (trộm vía)... Mình viết như vậy, không mang tính cực đoan. Mà mình chỉ muốn nhấn mạnh việc ếiết kiệm mà không rõ ràng sẽ khiến mình ở trong trạng thái căng thẳng liên tục vì lúc nào cũng thấy thiếu.
Quan trọng hơn tất cả (một lần nữa), mình phải rõ ràng việc mình chi cho ai, cái gì, ở đâu, khi nào, rồi mới đến chi bao nhiêu. Ví dụ như việc tiết kiệm cho bệnh tật, nếu bạn may mắn chỉ dính những vấn đề nho nhỏ, thì khoản tiết kiệm có thể hỗ trợ được. Tuy nhiên, rủi may, mình gặp những bệnh lớn hơn, thì phải có biện pháp khác như mua bảo hiểm, hoặc kế hoạch vay mượn từ những người xung quanh.
Nếu bạn tiết kiệm cho việc khẩn cấp, thì cũng phải rõ ra việc khẩn cấp ở đấy là việc gì? Hỏng xe thì cần 10 triệu quay đầu (ví dụ thế), tại sao phải tiết kiệm đến 20tr... Dụng cụ trong nhà hỏng, liệu có thường xuyên không? Bao lâu thì có thể thay? Cái này mình cũng có thể chuẩn bị được.
Nếu bạn tiết kiệm để phòng như một ngày nào đó bị thất nghiệp, giả dụ trong thời điểm này, 6 tháng không kiếm được việc, bạn có biết bạn có thể sử dụng hệ thống trợ cấp thất nghiệp và được nhận 3 tháng lương (60% trên tổng mức đóng bảo hiểm)? Vì vậy thay vì tiết kiệm 6 tháng như công thức thì việc của bạn đã được giảm được một phần khi biết cách sử dụng nguồn lực xung quanh.
Mình ít khi viết chi tiết từng tình huống như thế này. Đây là một số lý do mà mình được nghe và chia sẻ trong quá trình mình training học viên của mình.
Bình thường khi nói đến rủi ro, các bên chia ra theo tần suất xảy ra - mức độ nghiêm trọng. Và tùy vào sự kiện, tình huống, mình mới biết phải chuẩn bị gì.
Mình sẽ không bao giờ đoán được trước tương lai, nên sẽ không bao giờ có thể tiết kiệm để chuẩn bị được hết cho tất cả trường hợp. Dù pháo đài của bạn có xây dày đến đâu, bạn sẽ luôn nơm nớp lo nó không đủ. Chỉ có việc hiểu rõ, làm rõ bản chất các khoản tiết kiệm ra, mình mới có thể phân loại sự kiện vào bảng trên, và từ đó có chiến lược cụ thể. Vậy thế cho đỡ phải nghĩ nhiều.
Cuối tuần mình có thời gian viết vài điều khi mình quan sát và nhận được từ học viên của mình. Nếu các bạn muốn mình viết về chủ đề gì hay thắc mắc những myth nào về tài chính cá nhân, cứ bình luận nhé.
Ps: Mục tiêu của mình chỉ đơn giản là giúp mọi người thay An-xiety thành An tâm tài chính. Mình vẫn nhận hướng dẫn riêng (có tính phí) dành cho những ai thực sự muốn tìm sự an tâm với sức khỏe tài chính của mình. Các bạn cứ inbox mình nhé.
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất