Sự lớn con về thể chất cũng bắt người ta tự nhiên muốn trở nên “già dặn”. Trong cái sự “già dặn” ấy lại có một thứ, là “trải nghiệm tình yêu”. Ừm, ai mà chẳng có một lần đau đáu vì người khác, Tôi từng đánh giá bản thân như một mớ tiền mệnh giá thấp Bởi chấp nhận làm sao được chính mình lại  “yêu đơn phương không chung thủy” Đã yêu đơn phương mà còn không chung thủy? Phải, là thích nhiều người đấy. Nói là nhiều, nhưng có 2 thôi, từ 2 trở lên là danh từ thêm “s” rồi còn gì. Một người bình thường, nhưng trong mắt tôi, anh ta bất thường. Một người lập dị, nhưng trong mắt tôi, anh ta rất đỗi gần gũi, chân phương. Từng cố ép bản thân, tương tư thì cũng tương tư có đạo đức một chút. Tôi nghĩ tôi yêu rồi Và tôi muốn chung thủy trong cái “tình yêu không được thừa nhận” này.
Sai. Là sai đó. Đó không phải tình yêu, không phải là một tình yêu đúng nghĩa. Bởi tình yêu, là một sự vẽ kí họa của người họa sĩ. Người họa sĩ nhìn vật thật rồi họa lên giấy trắng. Tức là, đáp án thì đã có rồi. Vấn đề là anh ta vẽ như thế nào mới đúng, mới đẹp. Tức là, đứng trước tình yêu, ai cũng biết mục đích tối thượng là “hạnh phúc”, vấn đề là làm sao để “hạnh phúc” Cả những người trong cuộc, đôi khi còn rối bời ngay tại cuộc chơi của bọn họ. Thì đơn phương, có tư cách gì mà bảo đấy là yêu.
Thật ra, phải lòng một ai đó là phải lòng chính bản thân mình. Đó là Nguyên tắc tầm nhìn tâm lý của giáo sư Nathaniel Branden. Khi say nắng, tức là bạn thấy được một nét ưu tú nào đó của anh ta. Nét ưu tú này, đôi khi chỉ có bạn là bị cuốn hút, còn những người khác có thể họ chẳng quan tâm. Là khi nhìn thấy anh ta tìm hiểu về lĩnh vực mà mình thích, tôi bảo anh ta ngầu, còn người khác bảo là lập dị. Là khi nhìn nụ cười phúc hậu kia, tôi bảo anh ta cực duyên dáng, người khác lại cho là nét đẹp đại trà. Là khi những cử chỉ của anh ta tự nhiên có nét gì đó rất gần gũi. Là khi nhìn thấy người, tôi thấy chính tâm hồn của bản thân. Ở đó, có những khao khát mà tôi chưa từng chạm được. Anh ta làm điều đó, tức là anh đang làm nó dùm tôi.
Giáo sư Nathaniel Branden nói rằng: Con người thích nhìn vào gương vì nơi đó phản chiếu được hình ảnh vật chất của bạn. Vậy thì tâm hồn bên trong, những thứ vô hình, có gì để phản chiếu? Chính là người mà bạn thích trong thời gian dài, bạn rung động bởi những thứ vô hình mà anh ta phát ra. Nếu nói cho đủ cho sâu về chuyên môn thì thật hàn lâm trong đôi dòng ngắn nủi này. Mà cũng bởi đây là một nghiên cứu lớn và tỉa ra nhiều nhánh khác chứ không riêng gì tình yêu. Nhưng trong trường hợp bản thân, tôi thích thú trước một khía cạnh nhỏ này.
...
Không nhìn anh ta bằng một đôi mắt đầy khao khát sở hữu. Mà đối diện với anh ta như một ân nhân. Phải, nhờ cậu mà tôi biết gu của mình là gì, thẩm mỹ của mình ra sao, tôi thật sự bị thu hút bởi điều gì và phẩm chất nào mà tôi trân quý. Những thứ đó, tôi tìm thấy ở cậu. Thế là tôi chuyển từ “yêu đơn phương không chung thủy” sang “nhà có hai vị ân nhân” từ bao giờ không biết. Nhưng nghe có vẻ ổn hơn phết.
Đấy đấy, nhờ cái sự khó chịu về “tương tư vô đạo đức” này, tôi có cơ hội gửi đến bạn đọc một phát hiện về tình yêu, có vẻ như hay ho nhỉ. Và ôi, bạn ơi. Bây giờ có còn giận một tật xấu nào của mình nữa không. Biết đâu một ngày nào đó, bạn lại kể tôi nghe về bài học mà chính bạn hiểu được từ cái tật xấu đó.
Không nhìn anh ta bằng một đôi mắt đầy khao khát sở hữu.
Mà đối diện với anh ta như một ân nhân.
Nguồn ảnh: Pinterest
Không nhìn anh ta bằng một đôi mắt đầy khao khát sở hữu. Mà đối diện với anh ta như một ân nhân. Nguồn ảnh: Pinterest