Hôm nay tôi sẽ chia sẻ 1 vài quan điểm cá nhân về vấn đề tưởng chừng như rất quen thuộc. Tôi thấy có rất nhiều những danh ngôn, những châm ngôn về tình yêu nhưng tất cả đều mông lung, mơ hồ mang sắc thái triết học. chưa có ai cắt nghĩa và giải thích nó, 1 cách rõ ràng, chân thực, dễ hiểu.
Vậy chúng ta cắt nghĩa về tình yêu để làm gì?
để hiểu rõ tại sao chúng ta lại yêu, làm thế nào để chinh phục người mình yêu, yêu thương như thế nào là đúng đắn, làm thế nào để tình yêu được lâu dài.
1) Tình yêu trong mắt các nhà khoa học :
tôi xin trích dẫn 1 bài viết từ năm 2002 trên vnexpress
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/cai-nhin-moi-ve-tinh-yeu-theo-quan-diem-khoa-hoc-2050636.html
Tình yêu trong mắt các nhà khoa học thì chỉ 1 vài cơ chế tiết hormone của cơ thể khi gặp đối tượng phù hợp  ( gây say đắm, hưng phấn, nhớ nhung , kích thích, gắn bó v.v.v.) 
Hồi còn học đại học ông thầy dạy triết đại cương nói rằng tình yêu là sự khái quát và nhân văn hoá của việc tìm kiếm bạn tình và mục đích cuối cùng là tình dục, nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Nó có vẻ khá đúng nhưng không có nghĩa là đúng vì 1 nửa sự thật thì không thể là sự thật. Và cá nhân tôi cũng không thích việc coi tình yêu là trò chơi nhục dục đơn thuần.
Việc tôi và các bạn gặp 1 cô gái/ chàng trai thấy họ hấp dẫn, sau đó muốn làm tình với họ và tất cả hành vi động lực của bạn đến từ việc mong muốn làm tình với họ một cách lâu dài và đó là tình yêu? không với tôi là không.
Tình dục có thể là đích đến, có thể là quá trình, nhưng nó chỉ là 1 phần không thể là tất cả để giải thích cho hành động "YÊU" 
2) YÊU trong văn hoá phương đông thì sao ?
Trong từ điển tiếng việt thì yêu gồm danh từ, động từ , phụ từ.
Trong trường hợp bài viết này chỉ đề cập đến động từ. Tức là bản chất của yêu là chỉ một hành động .
Yêu trong quan niệm của người Việt là ám chỉ một hành động giữa 2 cá thể hoặc 1 cá thể với thực thể nào đó. Còn hành động đó là gì thì tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể :v
 Yêu trong tiếng trung phồn thể đọc là ái (愛 bao gồm bộ tâm ( con tim) và chữ thụ ( sự chịu đựng)) tức là trái tim nguyện chấp nhận chịu đựng bao gồm sự nhẫn nại và vị tha.
vậy tại sao lại dùng tiếng trung để đại diện cho nền văn hóa phương đông?
vì đơn giản văn hóa và ngôn ngữ hán có sức ảnh hưởng cực kỳ rộng rãi đến rất nhiều quốc gia châu á. 
3) Lý giải của tôi về yêu và tình yêu :
a) yêu là gì?
Yêu là trạng thái cảm xúc đặc biệt, là sự hỗn hợp nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau ( bao gồm nhớ nhung, ham muốn, mong muốn sở hữu, quan tâm, ảo tưởng , v..v...) từ 1 cá thể hướng đến 1 cá thể hoặc 1 thực thể khác. đôi khi trạng thái cảm xúc này diễn biến thành hành động, đôi khi thì không.
b) tình yêu là gì?
Từ yêu đến tình yêu chỉ cách nhau 1 chữ tình. Tưởng như rất đơn giản nhưng lại không hề đơn giản tí nào!
Để diễn biến từ trạng thái cảm xúc yêu thành tình yêu cần sự giao thoa của 2 cá thể có cùng trạng thái cảm xúc ( như trên) vào cùng 1 khoảng thời gian. Vì cơ bản thì hormone của bạn chẳng thể nào tiết ra mãi được cho nên nếu không thoả mãn điều kiện trên thì trạng thái cảm xúc đó đến rồi đi và tôi gọi đó là sự rung động. 2 tâm hồn càng đồng điệu ( tức là càng nhiều điểm chung như sở thích, văn hóa, trình độ, thế giới quan, sự quan tâm)  thì càng dễ rung động. Và sự rung động với tần suất càng cao thì tình yêu đó càng sâu sắc.
Thế nếu nó không giao nhau thì sao? Thì là không có duyên đấy các bạn =))
Chắc nhiều bạn đã rơi vào tình cảnh trước đây có 1 cô gái/ chàng trai rất thích bạn, nhưng bạn lại không thích cô gái/ chàng trai ấy . Sau một thời gian gặp lại bạn lại thấy thích người ta nhưng người ta lại không còn thích bạn nữa.
thế trường hợp Yêu đơn phương thì sao?
tức là trạng thái cảm xúc trên chỉ đến với 1 cá thể trong mối quan hệ. và cá thể còn lại không rơi vào trạng thái cảm xúc đó.
Đôi lời gửi đến các bạn đang và từng yêu đơn phương :
các bạn có phải thấy rằng mỗi lần nghĩ đến người mình từng yêu thì đều rơi vào tình trạng thái say đắm và nhớ nhung. thực tế thực thể mà các bạn đang nghĩ đến chỉ là hình ảnh ảo tưởng từ não bộ của bạn và oxytoxin đang tiết ra làm hình ảnh đó càng khắc sâu thêm. sau khi thoát ra khỏi tình trạng đó và có 1 tình yêu đích thực các bạn mới thấy mình đã từng "ngu" như thế nào. yêu mà không được thỏa mãn nó giống như độc dược vậy, nó chỉ tàn phá và hủy hoại bạn thôi. 
Cảm tình và sự rung động có thể bồi dưỡng được điều kiện cần là sự tiếp xúc thường xuyên. Thế nhưng giả sử bạn cũng tiếp xúc thường xuyên nhưng cô ấy/ anh ấy lại không yêu bạn mà nhét bạn vào friendzone, brozone, fatherzone, dogzone v.v.v. thì sao? 
Điều đó có nghĩa là bạn chưa tiếp cận cảm xúc của cô ấy/ anh ấy 1 cách đúng cách, để gây cho cô ấy/ anh ấy những cảm giác khi yêu (nhớ nhung, ham muốn, mong muốn sở hữu, quan tâm, an toàn.v.v.v)
Làm thế nào để tiếp cận được cảm xúc của cô ấy/ anh ấy đây?
Vì mỗi cá thể là dị biệt có tính cách, thế giới quan , mối quan tâm, sở thích, và nhu cầu khác nhau cho nên chiếc chìa khóa này cũng khác nhau. muốn tìm được chiếc chìa khóa này hãy động não.
Thế  nên mới có các cao thủ tình trường nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng có thể quyến rũ 1 lúc nhiều chàng trai/ cô gái khác nhau.
nhưng có một kết luận khá chung của cả 2 giới nam và nữ về vấn đề này.
"phụ nữ  bị hấp dẫn bởi đàn ông" và "đàn ông bị hấp dẫn bởi đàn bà" .
Các bạn nam hãy cố gắng đàn ông hơn ( phóng khoáng, lịch lãm, ga-lăng, làm chủ cảm xúc bản thân, định hướng cảm xúc của phụ nữ và hãy luôn phong độ)
Còn các bạn nữ thì sao hãy đàn bà hơn ( mềm mại, dịu dàng, nóng bỏng, thông minh và tinh quái hơn ).
Giả sử chúng ta chia thang điểm về độ hấp dẫn của một người trong tình yêu bằng những giá trị chung như : vẻ bề ngoài, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, khả năng tình dục.
Nếu như cô ấy/ anh ấy đang ở thang điểm 10 mà bạn lại chỉ ở thang điểm 5 thì gần như việc bạn làm cho cô ấy/ anh ấy rung động là không thể nào ( chỉ là gần như không phải là tất cả nhé ) đến aladin mà không có cây đèn thần thì còn lâu mới cua được jasmin. nếu nobita mà không có doreamon và mấy cái bảo bối thần kì thì còn lâu mới lấy được xuka, thay vào đó sẽ là chaiko.
Vậy nếu tôi tự đánh giá mình được 5 điểm mà tôi lại đánh giá cô ấy/anh ấy được 8 điểm thì tôi phải làm thế nào? thường thì trong mắt người các bạn cô ấy/anh ấy có chỉ số hấp dẫn mà họ tự đánh giá thấp hơn bạn tưởng. ví dụ bạn tự đánh giá mình 5 điểm nhưng cô ấy/anh ấy nếu tự đánh giá mình cũng chỉ khoảng 6-7 điểm. các bạn hãy cải thiện bản thân theo các tiêu chí trên để tự mình cảm thấy vị thế ngang bằng trước cô ấy. rồi sau đó chinh phục cô ấy/ anh ấy. với lại đây chỉ là bài viết phân tích YÊU VÀ TÌNH YÊU chứ không phải làm thế nào để chinh phục nửa kia nên mình không tiếp tục phân tích vấn đề này.
4) Tôi yêu em và em yêu tôi 
a) Cái tôi trong tình yêu
mình sẽ không phân tích "yêu" ở đoạn này vì đã viết hết ở trên rồi. cái mình phân tích ở đây là "tôi" và "em" thực ra cả 2 đều là một đại từ nhân xưng, đều chỉ một con người bao gồm: thể xác và tinh thần,  đầy đủ quá khứ và hiện tại, có cảm xúc tích cực và tiêu cực, có mặt tốt và xấu, có nhân sinh quan và thế giới quan. có quan điểm riêng về chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử. có các mối quan tâm về ẩm thực, âm nhạc, khuynh hướng tình dục..v.v.v.
như các bạn thấy "tôi" và "em" đại diện cho quá nhiều thứ.
không một ai trong chúng ta có thể yêu hoàn toàn một con người khác, chỉ trừ trường hợp đặc biệt là tình yêu cha mẹ dành cho con cái và trường hợp này cũng tùy từng người cha và mẹ vì không phải ai cũng giống nhau, không phải cha mẹ nào cũng như nhau. Nhưng mình không phân tích dạng tình cảm này ở đây, chỉ nói về tình yêu nam nữ. Chúng ta chỉ yêu 1 phần của đối phương chứ không phải là tất cả. có thể tôi yêu cô ấy/anh ấy vì ngoại hình, sự hấp dẫn nhân cách, hay vì một lý do nào đó. nhưng đó không phải là tất cả của cô ấy/anh ấy.
chúng ta phải chấp nhận điều này, chấp nhận những khác biệt. chấp nhận tính cố chấp của cô ấy, chấp nhận sự trẻ con của anh ấy. ta phải chấp nhận một hoặc nhiều phần từ người ta yêu chỉ bởi vì ta yêu một phần trong con người ấy. chính vì thế "yêu" mới cần trái tim và sự nhẫn nại.
cái "tôi" luôn luôn thay đổi, tôi ngày hôm nay có thể đã không còn là "tôi" của ngày hôm qua nữa "em" cũng vậy. Vậy tình yêu làm sao có thể lâu bền được khi 2 chủ thể của tình yêu vốn luôn thay đổi. sự thay đổi có thể là từ từ, có thể là lập tức. Không một ai có thể biết trước ngày mai liệu có phải nghe lời chia tay từ người kia. Và tình yêu cần một cái khóa, cái khóa đó chính là hôn nhân và gia đình. 
b) Tình yêu và hôn nhân 
nếu mỗi "tôi" là 1 vòng tròn bao gồm tất cả những điều trên thì giữa 2 cá thể có vùng giao nhau càng nhiều thì càng phù hợp để tiến tới hôn nhân.  
Khi thực sự phù hợp (vùng giao nhau giữa 2 vòng tròn càng lớn) thì cuộc sống hôn nhân càng hạnh phúc chứ không phải rung động hay yêu nhau càng sâu sắc thì cuộc sống hôn nhân càng hạnh phúc.
tại sao thời "ông bà anh" lại có thể "chạm tay nhau một giây thôi mà nhớ nhau cả đời" có thể chưa từng gặp nhau , chưa từng tiếp xúc, nhưng khi kết hôn lại yêu thương và gắn bó với nhau một đời. vì với điều kiện và sự hạn chế về mặt thông tin. thế giới quan và nhân sinh quan còn hạn chế.  nên giữa 2 người thường có nhiều điểm chung và không có bất đồng gì lớn thì cuộc sống hôn nhân lại thường lâu dài và hạnh phúc hơn các bạn trẻ bây giờ,
Có thể yêu nhau sâu sắc sống chết đòi cưới dù cả gia đình phản đối nhưng kết hôn 1 năm lại chia tay vì không hợp.
thế nhưng kết hôn như vậy họ thực sự có yêu nhau hay không mà có thể sống với nhau lâu dài và gắn bó như vậy. Như đã nói ở trên tình cảm có thể từ từ bối dưỡng. Tiếp xúc thân mật với nhau nhiều cả về thể xác và tâm hồn thì tự nhiên sẽ xuất hiện sự rung động thôi, cho nên các cụ mới có câu "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén"
Cho nên các bạn ạ, đi tìm hạnh phúc vừa giống lại vừa khác với việc tìm kiếm tình yêu. giống ở chỗ nếu tìm thấy người phù hợp với bản thân mình thì sớm hay muộn các bạn cũng sẽ yêu họ thôi. còn khác ở chỗ người bạn yêu thì chưa chắc đã phù hợp với bạn.
còn nếu người bạn yêu thực sự phù hợp với bạn thì chúc mừng, bạn là người rất may mắn.
Nhưng nếu bạn đã có người yêu, bạn lại rất yêu cô ấy/anh ấy và mặc dù các bạn không hợp nhau cho lắm nhưng bạn nghĩ có thể từ từ thay đổi được. Hãy đọc tiếp phần bên dưới. 
5) Bài toán đi tìm hạnh phúc trong tình yêu
Chúng ta hạnh phúc khi được thoả mãn. Sự thoả mãn đó có thể do bạn tự đạt được nhưng trong tình yêu nó thường đến từ phía đối tác đem lại. Ví dụ cô ấy muốn bạn quan tâm nhiều hơn và khi bạn dành cho cô ấy sự quan tâm thì cô ấy cảm thấy hạnh phúc. Anh ấy muốn bạn thử vài trò chơi cùng anh ấy, bạn chấp nhận anh ấy hạnh phúc.
Nếu bạn luôn cố gắng làm thỏa mãn cô ấy/ anh ấy nhưng cô ấy/ anh ấy không trân trọng điều đó và không có ý định thỏa mãn những nhu câu của bạn thì sao? Có thể là cô ấy/ anh ấy không thực sự hiểu nhu cầu của bạn là gì, nếu rơi vào trường hợp này hãy chia sẻ với nhau một cách chân thành. Còn nếu như rơi vào trường hợp ngược lại cô ấy/ anh ấy là kẻ ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình thì tôi nghĩ các bạn nên dừng lại và đi tìm một tình yêu mới. 
Trong một xã hội mà sự tự tôn và cá nhân hoá lên ngôi thì con người thường ích kỷ hơn. Cái tôi ngày càng lớn. Chúng ta thường chỉ tìm lấy cảm giác thoả mãn cho bản thân mà quên đi việc thoả mãn cho người khác. Tình yêu vốn dĩ là đem lại cảm giác hạnh phúc cho nhau . Nên hãy cho đi thứ đối phương cần và chứ đừng cho đi thứ bạn đang có. Vì mỗi người có nhu cầu khác nhau cho bản thân nên hãy cố gắng nhẫn nại với nhau nhiều hơn, vị tha hơn cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn Và tình yêu cũng vì thế mà sâu sắc và lâu bền hơn.
Chúc các bạn may mắn tìm được tình yêu thực sự phù hợp với mình. gl