Ý nghĩa 2 chữ "Bồ tát" trong Phật giáo
Bồ tát (tiếng Phạn: Bodhisattva - tiếng Tây Tạng: jang chub sem pa) là một thuật ngữ nói về một người có đến động cơ, trình độ, và mức độ tâm linh cao cấp. Đây là từ được sử dụng nhiều trong kinh điển Đại Thừa.
Bồ tát là gì?
Bồ tát (tiếng Phạn: Bodhisattva) là một thuật ngữ nói về một người có đến động cơ, trình độ, và mức độ tâm linh cao cấp. Đây là từ được sử dụng nhiều trong kinh điển Đại Thừa dùng để phân biệt "lý tưởng giác ngộ của một người" với các hình thái Phật giáo khác như Phật giáo Nguyên Thủy.
Bồ tát có nghĩa là một người khát khao muốn khai sáng. Một cá thể trở thành Bồ tát bằng cách dùng tư duy giác ngộ (bodhichitta) qua một trong hai nghi thức tiêu chuẩn, đôi khi được gọi là thụ phong theo triết học Yogachara hoặc Madhyamaka. Bồ tát là một hành giả có tư duy giác ngộ là khát vọng đạt được giác ngộ hoàn hảo vì lợi ích của chính mình và tất cả chúng sinh khác trong vũ trụ.
Trong nghệ thuật Phật giáo theo phong cách Himalaya, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả những vị thần thanh bình, xinh đẹp được vay mượn từ các vị thần của văn học Ấn Độ.
Như được mô tả trong tài liệu về các thực hành bí truyền (Tantra) của Phật giáo Tây Tạng. Các hình tượng Bồ tát thường được miêu tả là đẹp, mặc tơ và đồ trang sức, vui tươi và thoải mái trong tư thế. Ví dụ như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi (Hoàng tử Manjushri), Bồ tát Di Lặc hay Quan Thế Âm...Đều rất đẹp đẽ, sang trọng như những quý tộc Ấn độ thời cổ đại với nhiều trang sức, vương miện trên đầu.
Bồ tát là những nhân vật phi lịch sử, được kể lại bởi một bậc tiền bối xa xưa, hoặc xuất hiện như một biểu tượng rõ ràng trong quá trình thiền định cao thâm vi diệu, hay đơn giản chỉ là sản phẩm từ sự "thụ phấn chéo" giữa các truyền thống tâm linh. Do đó, tính xác thực của các vị Bồ tát không giống như Phật Thích Ca, vị Phật có thật trong lịch sử loài người.
Các loại Bồ tát trong đạo Phật
Đại thừa chia làm 2 loại Bồ Tát: Bồ tát đang sống trên Trái Đất và Bồ tát siêu việt. Các vị đang sống trên Trái Đất là những người đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh, hướng về Phật quả.
Bồ tát siêu việt là người đã hoàn thiện hệ thống Thập Ba-la-mật, mức độ nhận thức rất cao nhưng chưa nhập Niết bàn, có khả năng tự chủ trong vòng luân hồi, xuất hiện trong cõi Ta-bà dưới nhiều hình thức khác nhau để cứu độ chúng sinh.
Đó là các vị mà Phật tử tôn thờ và cầu nguyện khi gặp trắc trở trong cuộc sống. Các vị Bồ tát đó là Quán Thế Âm, Văn thù sư lợi, Bồ tát Địa Tạng, Đại Thế Chí và Phổ Hiền.
Khát vọng đạt được sự giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh có ba đặc tính đặc biệt để mô tả ba thái độ tinh thần được sử dụng để đạt được mục tiêu giác ngộ. Họ giống như vua, thuyền trưởng, và con vật đầu đàn.
Thái độ của vua: Tấm gương sáng chói, tốt đẹp hướng dẫn chúng sinh noi theo để cùng nhau đạt giác ngộ.Thái độ của thuyền trưởng: Giống như một thuyền trưởng dẫn đường đưa tất cả mọi người an toàn vượt qua đại dương nguy hiểm, để đến bờ Phật quả.Thái độ của con vật đầu đàn: Quan sát, theo dõi và bao quát toàn bộ chúng sinh, hướng dẫn và giúp đỡ từ phía sau.
Sự khác biệt giữa Bồ tát Đại thừa và Nguyên thủy
Hình ảnh Bồ tát tương tự như A la hán trong Phật giáo Nguyên Thủy là dùng để chỉ một người giác ngộ. Tuy nhiên, A-la-hán thường tập trung chủ yếu vào sự giải thoát cho chính mình mà ít quan tâm đến lợi ích của chúng sinh.
Còn đối với Bồ tát bên Đại Thừa thì có nguyện lực cao cả hơn nhiều, không những tu bổ trí tuệ bản thân mà còn mang lợi ích đến mọi chúng sinh trên con đường giác ngộ.
Khái niệm Bồ tát cũng được tìm thấy trong các kinh của Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng để chỉ các tiền thân của Phật Thích Ca. Trong Đại Thừa, khi nói đến Bồ tát, người ta xem đó là những vị giác ngộ đang làm việc hết mình giúp đỡ chúng sinh để cùng nhau đạt được Phật quả.
Các vị Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
– Bồ tát Đại Thế Chí (Mahasthamaprapta Bodhisattva): Tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại Thừa và là trợ thủ đắc lực thường đứng bên tay phải của Đức Phật A Di Đà.
– Bồ tát Quan Thế Âm (Avalokitesvara Bodhisattva): Tượng trưng cho lòng từ bi vĩ đại trong Phật giáo Đại Thừa và là trợ thủ đắc lực thường đứng bên tay trái của Phật A Di Đà.
– Bồ tát Địa Tạng Vương (Ksitigarbha Bodhisattva): Bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục. Một vị Bồ tát rất phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
– Bồ tát Kim Cương Thủ (Vajrapani Bodhisattva): Tượng trưng cho sức mạnh trong Phật giáo Tây Tạng, Ngài là người bảo vệ của Đức Phật, có đầy đủ sức mạnh và sự can đảm của tất cả chư Phật.
– Bồ tát Văn Thù Sư Lợi (Manjushri Bodhisattva): Tượng trưng cho trí tuệ hoàn hảo, một vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Kim Cương Thừa.
– Bồ tát Di Lặc (Maitreya Bodhisattva): Vị Bồ tát duy nhất được tôn kính trong Phật giáo Nguyên Thủy. Ngài được cho là vị Phật tương lai sẽ đến trái đất giảng pháp và cứu chúng sinh khi những lời dạy của Phật Thích Ca bị lãng quên.
Hoa Sen Phật
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất