Về mặt khoa học, ngủ giúp chúng ta tiếp thu trí thức mới hay nói cách khác là khả năng ghi nhớ lại những gì bạn học trong ngày đó. Điều này diễn ra mạnh nhất ở khoảng thời gian trước khi bắt đầu giấc ngủ sâu. Đáng buồn thay, hoạt động tiếp thu ghi nhớ thông tin dễ dàng này lại xảy ra một cách vô thức. Nguyên nhân bộ não trạng thái khát học đó, vì tâm của bạn đang ở trạng thái nhất quán, không còn ở vướng mắc ở trạng thái tư duy nhị nguyên tầm thường nữa, đây gọi là tính Không trong đạo Phật hay cái tâm Trang Tử gọi “kính tâm".
"Chư hạnh vô thường" - chỉ dõi theo chứ không bám chấp.
Lúc này câu hỏi được đặt ra:"Có cách nào làm trạng thái IQ vô cực đó xảy ra một cách có ý thức được hay không?". Chỉ cần ta ở trạng thái đó có ý thức thì mọi vấn đề nhìn nhận, học tập dường như sẽ trở nên thông suốt và thấu đáo hơn. Tức bạn có thể nhìn thẳng thấy được cốt lõi vấn đề, sự vận hành, tác động xung quanh nó không cần thông qua năng lực tư duy. Đây là khái niệm Bát Nhã trong đạo Phật. Và phương thức giúp ta có thể từng chút một tiến tới trạng thái ấy, đó là thiền, dù sự thay đổi ban đầu có thể rất bé.
"Bát nhã" - Sự thấu hiểu mọi thứ không cần thông qua năng lực tư duy.

Khi bạn hành thiền, việc đầu tiên phải buông bỏ hết tất cả mọi thứ, hiểu một cách đơn giản là bạn không được nghĩ gì hết, cứ nhắm lại. Việc này thật sự rất khó, bản chất tâm trí ta luôn động, giờ bắt nó ngồi yên sao được, do đó ban đầu mọi người thường đếm hơi thở, nhịp tim, chuỗi hạt,... tất cả như là mồi dẫn để dễ đưa ta đạt mục tiêu hơn. Ban đầu mọi người hiển nhiên dễ ngủ rồi, nhắm mắt mà không nghĩ nhiều nữa sẽ ngủ thẳng cẳng luôn, không sao hết cứ từ từ từng chút xíu. Bởi khi bạn muốn nắm lấy tất cả mọi thứ, việc đầu tiên là bạn phải buông bỏ hết mọi thứ nhưng điều này mấy ai thấu.
Muốn nắm được thì điều đầu tiên phải buông.
Mọi người phải tự thân trải nghiệm mới hiểu được. Đây chỉ trải nghiệm cá nhân mình thôi. Giống như việc yêu vậy, phải nhắm mắt lại, triệt bỏ cái tôi tuyệt đối vô nghĩa của bản thân mới có thể cảm nhận được.