Tích cực hay tiêu cực nó nằm ở sự phản ứng với vấn đề
Vốn không phải là giới giỏi toán và cũng không đi sâu nói vào môn xác suất thống kê của của toán học, hôm nay tôi muốn nói đến một nhánh nhỏ của xác suất thống kê với cuộc sống hằng ngày, bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Trước hết ta sẽ đề cập đến khái niệm đơn giản nhất xstk là gì:
*Xác suất mà biến cố A xảy ra khi biết việc xảy ra của biến cố này là yếu tố B là một xác suất có điều kiện của A.
Nói theo kiểu bình dân cho dễ hiểu thì, đại loại là "ta biết một vấn đề nào đó có khả năng sẽ xảy ra khi mà có một hoặc nhiều yếu tố góp phần cho nó xảy ra"
Lấy ví dụ đơn giản trước:
Tôi có thể sẽ đến muộn trong buổi hẹn chiều tối nay vì buổi hẹn đó bắt đầu vào lúc 6h.
*Cuộc hẹn có thể bị muộn đó là biến cố xảy ra.
*Yếu tố khiến biến cố xảy ra là gì, dựa vào những yếu tố sau:
- Vì quãng đường từ nhà tôi đến chỗ hẹn khá xa
- Vì đó là giờ cao điểm của thành phố nên việc di chuyển giao thông sẽ chậm hơn giờ không phải cao điểm
- Vì việc kẹt xe của thành phố vẫn diễn ra hằng ngày

Ta sẽ chuyển sang một ví dụ khác:
*Biến cố xảy ra là tôi có khả năng bị mắc bệnh ung thư
*Yếu tố góp phần xảy ra:
- Tôi có thói quen sinh hoạt hủy hoại sức khoẻ
- Tôi có thói quen ăn uống và sinh hoạt góp nguy cơ cao cho việc mắc bệnh ung thu
- Tôi không có ý thức giữ gìn sức khoẻ của bản thân
- Tôi lạc quan, cho rằng bệnh tật sẽ tránh mình ra

Tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang một ví dụ khác nữa
*Biến cố xảy ra là: kế hoạch của tôi sẽ thất bại
*Yếu tố góp phần:
- Tôi vẽ ra kế hoạch trong một phút ngẫu hứng
- Kế hoạch của tôi có thể coi là khó thực hiện
- Tôi đã không có sự tâm huyết và các giải pháp cho kế hoạch

Từ 3 ví dụ trên ta có thể thấy rằng xstk này nó khá giống với mối quan hệ Nhân - Quả. Tôi đang muốn nhắc đến sự việc Nguyên nhân dẫn đến kết quả, chứ không nhắc đến khái niệm Nhân Quả huyền bí trong tôn giáo mà các bạn vừa nghĩ đến trong đầu.
Nếu chúng ta chia kết quả ra làm 2, đó là Tốt và Xấu. Kết quả tốt thì chúng ta không còn gì để bàn. Còn kết quả xấu thì sao? Kết quả xấu cũng là mục đích ra đời của câu chuyện xstk này. Chúng ta không thể luôn lạc quan là mọi việc trong cuộc sống luôn luôn thuận. 
Hãy nhớ: đưa ra giả thiết một kết quả xấu để tìm phương án xử lý không phải là lối suy nghĩ tiêu cực. Lối suy nghĩ tiêu cực đó là luôn khẳng định mọi kết quả là xấu và không tháo gỡ, cũng như không tìm giải pháp tháo gỡ.
Sự tiêu cực hay không nó khác nhau ở thái độ. 1 bên là tìm giải pháp lường trước giảm khả năng đưa đến kết quả xấu. Một bên là khẳng định kết quả xấu và chấp nhận.
Môn xstk trong toán học thì mục đích tìm con số. Còn xstk trong đời sống thì làm giảm rủi ro. Việc giảm rủi ro hằng ngày chúng ta không thể mô tả chúng bằng những con số chính xác được. Mà chỉ có thể mô tả đơn giản bằng thang số 5. Rất thấp - thấp - 50/50 - cao - rất cao.
Tại sao không có 2 bậc Không và Có? 2 bậc này nếu nó tồn tại thì chúng ta cũng không cần có cuộc trò chuyện về chủ đề này. Không và Có nó giống như một lời khẳng định rằng cuộc sống này vạn vật đều tuyệt đối. Bạn có dám chắc cuộc sống này mọi thứ là tuyệt đối?
Con người bạn thay đổi theo từng năm. Tính cách bạn thay đổi. Tâm trạng bạn thay đổi theo từng phút. Từng tế bào trong cơ thể bạn hoạt động lệch lạc theo từng phút giây. Mọi thứ đều theo quy luật sinh tử và biến chuyển nên không thể có khái niệm gì tuyệt đối. Và chúng ta cũng không thể mong cầu hay đưa ra kế hoạch cho kết quả tuyệt đối, mà chỉ có thể giảm cho nó rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.
Quay trở lại xstk. Nếu chúng ta biết một biến cố có khả năng xảy ra thì tất nhiên chúng ta nên có ý thức thay làm cho khả năng biến cố đó xảy ra thấp nhất. Hãy động não. Quanh chúng ta hằng ngày hằng giờ đều là xstk.

Đọc thêm: