We live in strange time.
Khi tôi đang ngồi trong nhà ở mùa đại dịch, cuộc sống không vì thế mà làm tôi chậm lại. Mỗi ngày, là những người bệnh mới và mỗi lần...
Khi tôi đang ngồi trong nhà ở mùa đại dịch, cuộc sống không vì thế mà làm tôi chậm lại. Mỗi ngày, là những người bệnh mới và mỗi lần thế mẹ tôi liền thông báo cho cả nhà với vẻ mặt kinh ngạc hay không muốn nói là hãi hùng. Nhịp độ cuộc sống không vì thế mà chậm lại, những buổi học online của trường đại học, những khóa học về Linear Algebra (Đại số tuyến tính) hay Calculus (Giải tích) làm tôi khá là bận rộn. Thứ bận rộn đó không hẳn biến mất vào mùa giãn cách xã hội (social distancing) mà nó chỉ đơn giản chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ trường sang nhà. Tuy nhiên đó không phải trọng tâm của vấn đề.
Theo như M.E. Porter, J.E. Heppelmann (2014, 2015) đã cho rằng Internet of Things (IoT) là thứ tạo ra sự thay đổi cho toàn cầu. Một khi mọi thứ vào quỹ đạo của nó, một lượng dữ liệu lớn (big data) được generate và khi đó những cỗ máy mạnh mẽ sẽ có khả năng tiếp cận, hỗ trợ hay làm chủ chính cuộc sống của chúng ta. (He, Xue and Gu., 2020). Nhưng điều này thì liên quan gì đến việc tôi đang nói ?
Mỗi sáng, khi thức dậy, tôi mở mạng xã hội (MXH) lên và đọc tin tức, hạn chế ra khỏi nhà khiến tôi có nhiều thời gian hơn để nhìn vào cái điện thoại (smartphone) của mình một cách không được thông minh lắm. Tuy nhiên cái tôi nhìn thấy không chỉ có em "Vy" nổi tiếng hay những nạn nhân của ẻm mà tôi còn thấy "một dòng sông đang chảy rất xiết". Vâng, không phải sông thật đâu mà là một dòng chảy mạnh mẽ, dòng chảy của dữ liệu. Dữ liệu là thứ vàng của thế kỷ 21 khi những người ở Silicon ngày càng giàu lên không phải nhờ bộ ngực nở nang của họ mà nhờ nắm giữ chính công nghệ hiện đại đang định hình cuộc sống của chúng ta và một cơ chế dữ liệu khổng lồ của hàng tỉ người trên Trái Đất. Ngày nay, 2.32 tỉ người dùng Facebook, với trung bình ba giờ mỗi ngày sử dụng, như thế đã cấu thành một hệ thống dữ liệu phức tạp với hàng tỉ tỉ bit dữ liệu được truyền đi (status, stories, post,...), mỗi chúng ta như một mắt xích tương tác một cách vô tình hay hữu ý chảy trong cái "dòng chảy vĩ đại" của dữ liệu. Vậy điều này liên quan gì đến Cô Vy?
Thứ nhất, trong thời gian ta ở lì trong nhà, nhưng tin tức thì không biết ngủ nướng, mọi tình hình đều được cập nhật, từ số lượng bệnh nhân, thông tin di chuyển của họ hay là những thảo luận về tình hình thế giới đều không có dấu hiệu "tự cách ly". Nhà tôi có thể ở Sài Gòn nhưng tôi vẫn có thể coi tình hình ở đầu bên kia thế giới. Như vậy, sức mạnh của thông tin truyền thông, của MXH ngày càng gia tăng, nó cung cấp những kiến thức mới mẻ một cách đầy nghệ thuật (very state-of-the-art, indeed). Đến đây có người sẽ hỏi tôi rằng vậy thì anh đang lo ngại cái gì?
Vâng, điều tiếp theo, mặc dù lợi ích là thế, dòng thông tin tôi được hấp thụ không đến từ một dòng duy nhất. Dòng chảy của thông tin hay dữ liệu không êm đềm và tất định, nó là một dòng chảy tứ tung, nơi mọi thông tin đều đến từ nhiều phía, tốt có, xấu có và thậm chí cả tin giả (fake news). Như vậy, đến cuối cùng, câu hỏi là "Chúng ta là gì giữa dòng dữ liệu tứ tung và bất tận?"
Nếu trong xã hội, mỗi người là một cá thể thì trong vũ trụ chúng ta chỉ như hạt bụi nhỏ, vậy giữa dòng chảy của dữ liệu chúng ta, tôi cho rằng, là một bit nhỏ, mỗi cá nhân là một bit nhỏ trong dòng chảy hỗn loạn của nó. Hay nói rộng hơn, một bit data nhỏ trong một vi xử lý (processor) lớn. Nhưng đó chưa phải tất cả.
Tôn giáo và thuật toán là công cụ giúp ta quản lý và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ đó. Không như tôn giáo, thuật toán đang ngày càng được trao nhiều quyền hơn trong việc tiếp cận và kiểm soát dữ liệu. Thật đấy, youtube, facebook (FB), amazon,... đều sử dụng một hệ thống đề xuất (recommendation system) gần tương tự nhau, một thuật toán machine learning (học máy) có khả năng biết được bạn sẽ có xu hướng thích bài viết hay video nào mà nó đề xuất. Nói dễ hiểu là thuật toán sẽ biết được bạn thích cái gì thông qua những post trên FB mà bạn thích, những video trên youtube mà bạn xem và nhấn like, rồi qua đó nó tự động đề xuất cho bạn những video/bài viết có chủ đề/nội dung tương tự vào lần truy cập tiếp theo. Tóm lại, thuật toán hiện giờ đang hoạt động trơn tru trên FB, Youtube hay Nelflix đang biết được rõ nhất là chúng ta thực sự thích cái gì, cơ sở dữ liệu đó là thứ "kim cương" cho ngành quảng cáo và những lợi nhuận có thể kiếm được từ nó. Sớm thôi, những thuật toán có khả năng vượt qua khuôn mẫu của nó để tiến hóa và trở thành người quản gia tương lai của chúng ta. Nói thế không có nghĩa là nó sẽ trỗi dậy và bắt đầu "thực dân" chúng ta (điều này là không thể). Mà hơn thế nữa, một viễn cảnh còn tồi tệ hơn sẽ xảy ra, viễn cảnh của sự phụ thuộc công nghệ. Thế giới hiện nay đã đủ xác sống (zombie) nhìn chằm chằm vào điện thoại trên đường, một khi điện thoại thông minh tiến hóa tích hợp trí tuệ nhân tạo để trở thành người bạn thân thiết của chúng ta. Liệu điều gì sẽ xảy ra? Xã hội sẽ thay đổi và chính chúng ta sẽ đóng vai trò như thế nào trong tiến trình đó?
Một khi dòng chảy dữ liệu đủ nhanh và đủ mạnh, cơ sở dữ liệu đủ to, thì một kỷ nguyên mới sẽ diễn ra, mà theo như Yuval Noah Haari đã dự đoán, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ trở thành chúa. Trong thế kỷ 21, câu hỏi không phải chúng ta là ai, mà là chúng ta sẽ trở thành cái gì trong một thế giới đầy sự hỗn mang?
Tái bút 1: bài viết mang quan điểm cá nhân, có tham khảo một số nghiên cứu trên science direct. Mong mọi người enjoy!
Tái bút 2: tác giả tên là Thân quen đại phu (Dr Familiar) nhưng không giỏi phép thuật như Lạ đại phu (Dr Strange), bù lại, tôi cảm thấy khá mẫn cảm hay là nhạy cảm với những thay đổi hiện nay và có một điểm khá giống với Lạ đại phu đó là tác giả có nỗi sợ đối với những thứ chưa được hiểu hết. Thân!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất