Vô Cảm, Suy Đồi Thấu Cảm Và Ảnh Hưởng Thế Hệ
Một bài viết ngắn giản đơn tầm 1000 chữ.
Đôi khi mình suy tư rất nhiều những thứ đã trải qua và rút ra được nhiều vấn đề (của riêng mình), và một trong những vấn đề mà mình bất ngờ nhất về suy tư của bản thân là về sự thiếu đồng cảm, hay thậm chí là vô cảm của không ít người trong cả không gian mạng lẫn không gian thực.
Bạn biết đấy, có những câu chuyện thương tâm trên mạng xã hội mà mỗi khi đọc, mình đều phải ngán ngẩm khi lướt xuống phần comment và nhận ra, một khi danh tính của bản thân không thể bị phác giác hoặc bị soi xét bởi người ở gần, ta có thể suy đồi về sự thấu cảm cỡ nào.
Những vụ tự tước đi mạng sống của bản thân chẳng hạn. Thay vì nói gì đó tử tế, thì lại buông lời chỉ trích, trách móc, chửi rủa,... thậm chí là lăng mạ, coi nhẹ khổ đau của người khác. Họ không cần biết lý do vì sao người ta lại đi tới bước đường đó. Bạn biết đấy, một người đang sống bình thường không ai muốn tự tay kết liễu bản thân cả, phải đến bước đường tuyệt vọng thì mới quyết định làm vậy. Tôi từng đứng ở bờ vực đó rất nhiều lần rồi, và may mắn so với nhiều người, tôi có sợi dây để tự níu kéo bản thân.
Những câu chuyện buồn đau, thay vì được đồng cảm, lại bị gạt bỏ và bảo rằng: “Tao còn khổ hơn mày thì mày buồn làm gì?” Vậy ra bản thân phải trở thành người đau khổ và tuyệt vọng nhất trên thế giới thì mới có quyền than thân trách phận ư?
Bạn có nhận ra, đa số những lời khuyên theo kiểu tích cực độc hại như “Vui lên đi, buồn làm gì”, hay có những cha mẹ mặt mày khó chịu thì được, còn con cái cũng như thế thì họ lại chửi, bắt phải cười, phải vui,... Họ không hề để ý gì tới cảm xúc của con mình, chỉ muốn con mình cười lên trước mặt họ. Đọc qua thì bạn thấy rồi đúng chứ? Thực ra những người cho lời khuyên, hay chửi mắng không hề mong bạn trở nên tốt hơn. Như thế này này, họ chỉ là những đứa trẻ muốn cái gì là phải có cái đó, và nụ cười trên gương mặt ai đó cũng là một trong những thứ họ muốn.
Muốn bạn tốt hơn, trở nên vui vẻ? Không. Cái họ cần là nụ cười của bạn, còn tâm trạng bạn? Không quan trọng. (Ngay cả trẻ em cũng thế. Nhiều cha mẹ và cộng đồng thật kỳ quặc khi gán ghép tâm sinh lý của một người lớn vào một đứa con nít. Không hiểu nổi) Không lạ khi nhiều trẻ em Việt Nam dễ trở nên trầm cảm, nhưng bản thân lũ trẻ lại không biết chúng trầm cảm, hay thậm chí là mắc bệnh tâm lý, mất đi sự thấu cảm của bản thân vì nghĩ rằng việc đó là hiển nhiên. À mà trầm cảm chỉ là tưởng tượng, làm gì có thực nhỉ - đùa thôi, do mình từng đọc được một comment có nội dung như vầy, được khá nhiều người like và ủng hộ.
Hài thật.
Một biến thể khác của vấn đề “hiển nhiên”, hay nói đúng hơn là “bình thường hóa”, cứ nhìn vào cách người ta coi nhẹ việc bạo lực gia đình, cụ thể hơn là thượng tôn “đòn roi” lên việc dạy dỗ con cái. Bạn hiểu rồi đấy nhỉ? Những video nói về những đứa trẻ hư hỏng, quậy phá, la thét,... thay vì tìm hiểu rõ ngọn ngành vấn đề thì những comment nhan nhản như thế này lại xuất hiện: “Cho nó ăn roi là câm, là ngoan liền chứ gì. Hồi đó tao bị suốt nên giờ mới nên người vầy nè.” – Đúng là đôi khi đòn roi là điều nên có, nhưng không phải trường hợp nào cũng dùng được. Họ không hề biết, họ chỉ nghĩ cuộc đời ai cũng như ai nên cách gì tác động tới họ thì tác động được tới người khác tương tự cả về hiện tại lẫn tương lai.
Ngoài mất đi sự thấu cảm, con người còn có thể suy đồi nhận thức tới mức độ nào? Cũng dễ thấy ấy mà. Những comment kinh tởm kỳ thị về LGBT. Không khó để đọc được comment từ những người thiếu kiến thức và cũng chẳng chịu tìm hiểu kiến thức mà chỉ chăm chăm vào việc chửi rủa, chỉ trích. Càng đi xa hơn, ngoài việc vô cảm, nó còn cộng thêm sự thù ghét. Và sự kết hợp của hai thứ đó lại tạo thành thảm họa.
Những kẻ kỳ thị bảo rằng dù con họ thành đạt, giỏi giang cỡ nào thì thà nhét lại vô bụng nếu là LGBT, thà có đứa con tệ nạn xã hội, gi*t người, dùng mai thúy,... ủng hộ chủ trương kỳ thị đồng tính của đất nước Hồi Giáo. Liệu họ có biết hình phạt cho tội đồng tính là ch*t đầu không? Tất nhiên là có, nhiều comment trong mấy bài nói về một anh bị cha mình ch*t đầu hồi hai năm trước ủng hộ cha mẹ anh ta mà, bảo rằng nếu là con tao thì tao cũng làm vậy.
******
Tại sao họ lại như vậy nhỉ? Đôi khi mình tự hỏi vậy và thực sự cũng chẳng có câu trả lời nào là thỏa đáng cả.
Bản chất? Hay do bị ảnh hưởng? Có lẽ là cả hai, tùy từng cá nhân. Nhận thức là thứ dễ bị ảnh hưởng, trong một xã hội suy đồi, cả ngàn người chắc đâu đó tầm vài người mang bản tính thiện lương. Sự kỳ thị, sự vô cảm,... những thứ dễ tác động và ảnh hưởng.
Sau những liệt kê ví dụ bên trên, mình tự đúc kết được thế này: Thường thì có hai trường hợp.
Trực tiếp: khiến người đó trở nên trầm cảm, mất niềm tin đối với bản thân mình. Ừm thì nghe chửi hay khuyên này nọ, nhiều lúc phải tự nghĩ có khi nào mình làm quá, rồi bỏ qua nó, sau đó thì từ từ dồn nén lại, cho tới khi bùng nổ thành hậu quả nặng nề.
Gián tiếp: khiến họ dần trở nên “bình thường hóa” những vấn đề đó, tập hợp mẹ của “vô cảm”.
******
Lưu ý: đây không phải một bài chỉ trích những cá nhân toxic (nếu lỡ có thì là không hề cố ý), vì dù gì họ cũng chỉ là nạn nhân của "Ảnh hưởng thế hệ".
Đây chỉ là một bài cảm xúc ngổn ngang của bản thân thôi.
Mong bạn không cảm thấy khó chịu vì sự lộn xộn trong nội dung bài.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất