Vì sao người ta nói ở Đại Học phải có học bổng một lần, rớt một môn, yêu một người và chia tay một lần.
(Bài viết mang tính chất quan điểm) Xin bắt đầu bằng câu chuyện muôn thuở của sinh viên: Làm sao tao qua được môn này đây? Thật là...
(Bài viết mang tính chất quan điểm)
Xin bắt đầu bằng câu chuyện muôn thuở của sinh viên: Làm sao tao qua được môn này đây?
Thật là mâu thuẫn, rớt một môn học thì có gì liên quan ở đây. Ở Đại học, không giống với cấp ba, các môn học không được xướng lên bằng những cái tên giống nhau qua các kỳ học nữa. Chúng ta bắt gặp hằng chục môn học với đủ thể loại dễ như ăn kẹo cũng có mà nuốt không nổi cũng xuất hiện. Những sinh viên chăm chỉ, lười biếng, thông mình hay dốt nát cũng ắt hẳn không tránh khỏi sự trăn trở đó. Vậy thì rớt một môn có điều gì đặc biệt. Đó là lần đầu tiên ta đối mặt với một thất bại, nhìn nhận bản thân một cách chỉnh chu và có trách nhiệm với kết quả học tập của mình hơn. Bởi vì có lẽ không ai muốn học lại một môn học ở lần thứ 3 cả. Thế thất bại nhiều thì sẽ học được nhiều thứ hơn, chi bằng cứ để rớt càng nhiều môn càng tốt có được không? Như vậy thì hạ xếp loại chết, nên cứ rớt một môn là đủ rồi, đủ để biết cách đứng dậy và đủ niềm tin để đi tiếp, ngã đau quá cũng đâu có tốt.
Vì sao phải có một kỳ được học bổng?
Học bổng là một cái đích chân thực nhất cho bất kỳ một sinh viên nào. Học bổng thôi thúc sự cố gắng và nỗ lực của sinh viên, bởi vì dù sao điểm số cũng là một đánh giá thực tế nhất về năng lực học tập của sinh viên, nhưng dĩ nhiên không phải là chính xác nhất. Có được học bổng, nghĩa là sinh viên đó có thể học cách trân trọng thành quả của mình cho một kỳ học tập với đủ thứ môn học khốn nạn nhất. Khi có được thành quả cho riêng mình, chính người học cũng sẽ có được sự củng cố niềm tin, phần thưởng là một số tiền tạo ra động lực hơn để cố gắng thêm nữa cho các kỳ học tới. Nhưng nếu kỳ nào cũng có học bổng theo mình cũng không phải là thứ gì đáng tự hào lắm. Nên nhường cho người khác chứ =)). Nhưng nghiêm túc thì có một lần là đủ ý nghĩa rồi. Tuyệt vời nhất là nó diễn ra sau kỳ bị rớt một môn. Vì thành quả đến từ thất bại trước đó chứng tỏ rất nhiều giá trị về năng lực của bạn.
Vì sao phải yêu một người?
Bên cạnh những thành tựu hữu hình, những gì thộc về cảm xúc cũng rất đáng để trải nghiệm
Tình cảm ở lứa tuổi Đại học theo mình là thứ tình cảm trung hòa nhất. Nó không ngây thơ, hồn nhiên như cấp 3. Nhưng lại không tính toán và lí trí như ở tuổi 30. Nó cân bằng, đáng để thử và đáng để một lần tìm thấy ai đó dành cho bạn. Khi yêu một người, bạn hiểu cảm giác như thế nào gọi là đối xử với người khác giới. Cho dù nam nữ cơ bản chỉ khác nhau ở cái tên đi nữa, thì bản chất sinh học của mỗi phái cũng tạo nên những sự bối rối nhất định khi tiếp cận nhau. Đó là lúc ta phải học cách kiểm soát cảm xúc bản thân, học cách hiểu đối phương, học cách giữ mình và người khác khoảng cách vừa đủ mà vẫn có niềm vui cho cả hai. Tình yêu có lẽ là một câu chuyện khó để đưa thành công thức nhất. Những gì thuộc về cảm xúc cứ để nó thuộc về chính bản thân nó.
Vì sao phải chia tay một người?
Có thành công ắt phải có thất bại. Tình cảm vốn là thứ không định hình được. Vì vậy đạt được nó rất khó thì chuyện đổ vỡ lại rất dễ xảy ra. Nhưng không phải vì thế mà chuyện chia tay một thứ gì đó đau khổ và tuyệt vọng. Chia tay cũng có nghĩa là bạn có thêm thời gian để hiểu ra cách thể hiện tình cảm của mình, hiểu chính bạn và hiểu chính người bạn chia tay. Nó có đúng hay chưa. Có chỗ nào làm cả hai không thể tiếp tục. Chia tay cũng là cơ hội để bạn tập trung tốt hơn cho những công việc khác nhưng vẫn có cho mình một trải nghiệm đáng giá về tình cảm. Bởi vì nếu sau này chẳng may có gặp phải ai đó, thứ cảm xúc đó sẽ không hề mất đi. Mà nó chỉ len lỏi, ở đâu đó trong trái tim của bạn để rồi mang lại những gì hạnh phúc vốn thuộc về bạn.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất