Giới trẻ bây giờ có một sở thích kì lạ quá
Đó là hành hạ bản thân bằng cách ép chính mình làm việc thật nhiều, thật nhiều và rất nhiều.
Các bạn làm việc cho một tương lai êm ấm, điều đó hoàn toàn đáng tuyên dương, vẻ đẹp của con người chính là vẻ đẹp lao động. Nói theo ngôn ngữ của chúng ta thì chính là “nỗ lực vì một tương lai mua đồ không cần nhìn giá, ném chó không cần phải để ý mình ném cái ip 14 hay 13”
Chúng ta đều nỗ lực vì một tương lai tự do tài chính, cái tư duy vật chất quyết định ý thức không còn quá nặng nề nữa, chúng ta được sống với đam mê của bản thân.
Thế nhưng một bộ phận lớn người trẻ lại đang gộp chung hai khái niệm làm việc chăm chỉ và làm việc quần quật vào với nhau. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Chưa biết tương lai sáng lạng tới mức nào, nhưng khả năng cao các bạn sẽ hẹo trước khi đạt được tương lai đó.
Vậy nguyên nhân của thứ văn hóa nguy hiểm là ở đâu
Đầu tiên có lẽ là do áp lực từ gánh nặng cơm áo gạo tiền. Sợ nghèo đói là một trong sáu nỗi sợ cơ bản nhất của con người bên cạnh sợ bị chỉ trích, sợ đau ốm, sợ mất đi tình yêu thương, sợ tuổi già, sợ cái chết. Thế nhưng chúng ta lại đánh đổi giữa nỗi sợ nghèo đói với tận ba nỗi sợ khác ( chắc hẳn các bạn đều biết tôi muốn nói tới ba nỗi sợ nào). Hằng ngày chúng ta đều nghe về lạm phát tăng, giá cả tăng cùng với đó là những hàng hóa khác thu hút chúng ta chi thêm tiền. Đó cũng chính là một trong những yếu tố khiến chúng ta làm việc cho tới chết, chúng ta muốn chi tiêu nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhìn bố mẹ già đi mỗi ngày, bạn không thể không nỗ lực hơn sao? Nỗ lực vì tương lai không chỉ của riêng mình, điều đó thật đáng quý. Nhưng hãy tự hỏi xem liệu những người thân yêu có vui không khi dùng những đồng tiền có được từ việc ta tự giết chính mình.
Nguyên nhân thứ hai chính là peer pressure, chúng ta thường quen với tên gọi áp lực đồng trang lứa. Có rất nhiều bài báo nói về việc bạn X, chị Y, anh Z ngày ngủ 3-4 tiếng kiếm hàng trăm triệu một tháng. Họ rất giỏi, rất tuyệt vời, và chắc chắn rằng họ phải đánh đổi nhiều và trải qua những thứ khủng khiếp để đạt được mức độ đó. Nhưng những bài báo đó đồng thời tạo một áp lực vô hình với những bạn trẻ khác, chúng ta coi thường công sức của bản thân, cảm thấy đó là chưa đủ, cần nỗ lực hơn nữa, nỗ lựa cho tới chết. Đó không phải nỗ lực, cũng chẳng phải động lực. Động lực là những gì giúp chúng ta phát triển theo hướng tích cực. Trái lại, chúng ta đang hủy hoại chính mình bằng cách bắt nó ăn những thức ăn không đảm bảo, bắt nó nghỉ ngơi ít đi, đồng thời ném bản thân vào đủ thứ công việc đằng đẵng không biết bao giờ kết thúc.  
Chúng ta được khuyên rằng hãy làm việc thông minh, đừng làm việc chăm chỉ. Lời khuyên đó có thể từ một người nổi tiếng, một quyển sách self help hay một bí kíp dạy làm giàu. Nhưng như thế nào là làm việc thông minh? Họ cho chúng ta một yêu cầu, nhưng không giao một gợi ý. Chúng ta lại có thêm một công việc nữa, đi tìm đáp án cho câu hỏi đó. Số ít sẽ tìm được câu trả lời và phát triển hơn, phần nhiều sẽ không tìm được lời giải và quay về với cuộc sống làm việc quần quật, bây giờ không còn là làm việc chăm chỉ, mà là làm việc cho tới chết, học tập cho tới chết. Chúng ta thuyết phục bản thân rằng “do mình không đủ giỏi, nên mình cần nỗ lực hơn để bù đắp”, điều đó đáng khen, nhưng đừng thay cụm “nỗ lực hơn” thành “nỗ lực đến chết”. Sau cùng thì, chúng ta quan trọng hơn hay tiền tài kiếm được mới là quan trọng nhất.
Tất nhiên vẫn sẽ có những người trong chúng ta kiếm tiền không phải để phục vụ cho bản thân. Mà họ vì cha mẹ, vợ con, những người thân yêu của họ. Tôi chỉ biết cúi mình nể phục và mong họ hãy nghĩ cho bản thân mình một chút. Cũng chính là lời tôi muốn nhắn gửi một người bạn mà tôi quý trọng.
Tôi không nhớ rõ nhưng đợt trước có một trào lưu với nội dung “ngủ ít thôi, 8 tiếng là quá nhiều, chúng ta lãng phí 1/3 cuộc đời chỉ để ngủ”. Thật chẳng biết nói sao với những kẻ coi giấc ngủ là lãng phí. Tôi từng lao theo phong trào này nên hiểu rõ nó tàn phá thể xác lẫn tinh thần tàn tạ như nào. Thật chẳng dễ chịu chút nào. Giấc ngủ là thời gian cơ thể phục hồi, lấy lại năng lượng đã mất, vậy tại sao ngủ lại là lãng phí? Phải chăng loài người đã tiến hóa để không cần ngủ vẫn tràn đầy sức sống?
Nếu có thời gian, tôi mong các bạn sẽ đọc qua cuốn sách “Why we sleep” – cuốn sách về giấc ngủ đầu tiên được viết bởi chính một chuyên gia khoa học hàng đầu, giám đốc Trung tâm về khoa học giấc ngủ con người của Đại học California, Berkeley. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với chính chúng ta.
Còn có một trào lưu khác của văn hóa làm việc quần quật. Đó là chúng ta tàn phá cơ thể mình rồi khoe khoang những túi thuốc như một thành tích vậy. Thật khó hiểu làm sao! Nếu như ngày trước, sinh mệnh là thứ quý giá, đã mất thì không cách nào lấy lại được thì ngày nay, chúng ta lại tự tay bào mòn nó