VÌ SAO NÃO CHÚNG TA PHÁT TRIỂN HƠN KHI LÀM TOÁN SAI VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾP CẬN TOÁN HỌC TƯ DUY MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN ?
Có lẽ bạn đã từng nghe mọi người nói rằng họ học toán tệ hay chính bạn cảm thấy mình không phải "người dành cho môn Toán". Mặc dù vậy,...
Có lẽ bạn đã từng nghe mọi người nói rằng họ học toán tệ hay chính bạn cảm thấy mình không phải "người dành cho môn Toán". Mặc dù vậy, tiến sĩ giáo dục toán học của Stanford , Jo Boaler - người chia sẻ những nghiên cứu não bộ chỉ ra rằng đây là tư duy hoàn toàn sai và bằng cách học , nội dung học đúng, tất cả chúng ta đều có thể giỏi Toán.
Những tư duy sai lầm ấy được nuôi dưỡng bởi một điều hoang đường trong xã hội rồi trở nên vô cùng mạnh mẽ và đáng sợ. Điều hoang đường đó là tồn tại thứ được gọi là bộ não toán học rằng bạn sẽ được trời phú hoặc là không. Ta không tin điều này ở những môn học khác Ta không tin mình được sinh ra với bộ não hiểu biết lịch sử hay vật lí Ta tin mình phải học điều này. Riêng với toán, học sinh, giáo viên, phụ huynh lại tin điều hoang đường này. Cho đến khi ta thay đổi điều này, chúng ta chỉ có sự lạc hậu tràn lan khắp đất nước.
Nghiên cứu của Carol Dweck về tư duy cho thấy nếu ta tin rằng năng lực mình vô hạn, ta sẽ thành công hơn trong môn toán và cuộc sống. Và vô số các nghiên cứu về sai lầm đã chứng minh điều này. Jason Moser và cộng sự của ông đã phát hiện từ những hình ảnh chụp cộng hưởng rằng não của bạn phát triển hơn khi bạn làm toán sai. Thật thú vị. Khi bạn phạm sai lầm, xinap thần kinh được kích thích Thực tế, từ những hình ảnh MRI họ phát hiện ra rằng khi bạn mắc lỗi, xinap được kích hoạt. Khi ta làm đúng, ít xinap được kích hoạt hơn. Vì vậy, phạm phải sai lầm là một điều rất tốt.
Nhưng họ lại phát hiện ra điều thú vị hơn. Đó là, người với tư duy phát triển – người tin rằng năng lực của họ là vô hạn, có thể học bất cứ điều gì. Khi họ mắc lỗi, não họ phát triển hơn những người không tin họ có thể học được điều gì. Điều này cho ta thấy một điều mà các nhà khoa học não bộ đã biết lâu nay : nhận thức và những điều ta học. có liên quan đến niềm tin và cảm giác của ta. Và điều này thì quan trọng với tất cả mọi người, không chỉ trẻ em trong lớp học toán. Nếu bạn gặp phải tình huống khó khăn và đầy thách thức và bạn nói với chính mình : ‘‘ Mình làm được. Mình sẽ làm điều này’’. Rồi bạn làm rối tung mọi thứ hoặc thất bại, não của bạn sẽ phát triển hơn và phản ứng khác hẳn khi bạn gặp vấn đề ấy rồi lại nghĩ ‘‘ Chắc mình không làm được ’’ . Vì vậy, việc ta thay đổi quan niệm trẻ học trong lớp là vô cùng quan trọng. Ta biết rằng ai cũng có thể phát triển bộ não của mình và não ta đủ dẻo để ta có thể học toán ở bất cứ cấp độ nào Ta phải để trẻ nhận thức điều này. Chúng cần biết việc mắc lỗi là rất tốt.
Tuy nhiên, một lớp học toán cần thay đổi ở nhiều mặt, không chỉ dừng lại ở nhận thức của trẻ. Ta phải thay đổi những điều thực sự diễn ra trong lớp học. Và ta muốn trẻ có tư duy phát triển, tin chúng có thể trưởng thành hoặc học bất cứ điều gì. Tuy nhiên, rất khó để có được tư duy toán phát triển. Nếu bạn liên tục đưa ra những câu hỏi ngắn mà bạn phải trả lời đúng hay sai, những câu hỏi này sẽ truyền những thông điệp cố định về toán đó là bạn có thể hay không thể làm. Vì thế ta phải mở rộng các câu hỏi toán học để tạo ra những không gian cho việc tư duy ( ví dụ minh họa trong link nguồn ở dưới). Khi ta đặt vấn đề cho học sinh, ta nên đặt những câu hỏi trực quan Ta nên hỏi : ‘‘Họ nhìn nhận vấn đề như thế nào ?’’ để họ có những tranh luận sôi nổi và hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Vì thế ta rất cần cuộc cách mạng trong giờ học toán. Ta cần thay đổi nhiều thứ
Một phần nguyên nhân ta cần đổi mới là vì những nghiên cứu về cách dạy và học toán không đi sâu vào trường lớp. Một ví dụ kinh điển khác cũng cực kì thú vị. Khi chúng ta tính toán, thậm chí khi người lớn tính, khi vùng não nhìn thấy những ngón tay sáng lên, ta đang không dùng ngón tay nhưng vùng não đó nhìn thấy những ngón tay. Vì vậy, có một vùng não khi ta dùng ngón tay và khi ta nhìn thấy ngón tay. Các nhà khoa học thực nghiệm tính tay bằng cách yêu cầu học sinh đặt tay dưới bàn sao cho không nhìn thấy mình chạm các ngón tay. Phần lớp sinh viên đại học tính tay tốt, dự đoán được kết quả tính toán. Khả năng tính tay của học sinh cấp 1 tạo nên khả năng tính nhẩm cao hơn khi chúng học cấp 2. Đó chính là điều quan trọng.
Nhưng chuyện gì xảy ra trong trường và lớp ? Học sinh không được phép tính tay. Họ có suy nghĩ tiêu cực về việc tính tay. Khi ta cấm việc trẻ tính toán bằng tay, nó đồng nghĩa với việc ngăn cản sự phát triển số học của chúng. Các nhà khoa học đã nhận ra điều này từ lâu. Các nhà thần kinh học kết luận rằng ngón tay nên được dùng khi học sinh học toán. Kết luận này tạo ra một làn sóng lớn trong cộng đồng giáo dục. Ta biết rằng khi ta tính toán, não bộ tham gia vào quá trình giao tiếp phức tạp và năng động giữa các vùng não khác nhau bao gồm vùng vỏ thị giác. Tuy vậy, lớp học toán lại không trực quan, chỉ toàn số và những thứ trừu tượng
Chúng ta đã tập trung về cách học toán, một cách nghiêm túc chỉ để dạy một phần theo những chuẩn mực trong lớp bị tranh cãi nhiều, và ta bỏ qua những niềm tin của đứa trẻ về năng lực của chúng. Và bây giờ chính là thời điểm cần thiết để ta nhìn nhận vấn đề. Chúng ta cần tin vào chính mình để khai phá những tiềm năng không tưởng.
Nguồn: Bài phát biểu của Jo Boaler, tiến sĩ giáo dục toán học của Standford tại TEDxStandford.
Bài đăng : https://www.facebook.com/ILMs.vn
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất