Từ "Nhân Văn - Giai Phẩm" đến thực hành dân chủ
Hãy góp ý và tranh luận một cách lịch sự, tôi và bạn đến để học hỏi và hoàn thiện lại quan điểm, kiến thức.
"Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm" được đánh giá là một phong trào văn hoá mang xu hướng chính trị của giới văn nghệ sĩ miền Bắc lúc bấy giờ khi mà luồng tư tưởng "tư bản", "cá nhân" bắt đầu có mầm mống len lỏi vào trong những người cầm bút. Việc này là một tất yếu và là một lẽ dĩ nhiên vì suy cho cùng sự vận động của suy nghĩ con người trải qua nhiều giai đoạn và ý nghĩ về tư hữu là một biến cố không thể tránh khỏi trong quá trình hình thành góc nhìn cá nhân và bản thể. Đối với một người, dưới góc nhìn hậu thế, chịu ảnh hưởng của những đánh giá và nhận xét có thiên hướng nghiêng về thiên vị thế sự, thì phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm tựu trung lại được một số người nhận định tóm gọn bằng vài từ: "Thúc đẩy tính dân chủ, đa nguyên trong lĩnh vực văn học". Bản chất liệu có đúng như vậy?
Khi đặt phong trào này dưới bình diện của một người theo chủ nghĩa Cộng Sản hay gọi là những người vô sản. Việc xuất hiện cái ý nghĩ tư sản đồng nghĩa với việc triệt tiêu nền văn học cách mạng - thứ mà họ tự hào vì sự phát triển nhanh đến độ chóng mặt, sánh ngang, hơn cả những nền văn học cùng thời. Điều này tuyệt đối đúng, những nhà văn, nhà thơ tuyệt vời nhất ở thế kỉ 20 chính là những người Cộng Sản. Ý tôi ở đây muốn ám chỉ tới những người có lý tưởng của riêng họ, họ có cái "thẩm mỹ" trong lý tưởng của họ, việc sẵn sàng hi sinh cho một lý tưởng và hiện thực hoá nó chính là điểm mấu chốt trong hình thành những bài thơ dạt dào thứ cảm xúc mà đối với phần lớn hậu thế khó có thể "cảm" nổi. Đối với họ, một con đường mở ra cái viễn cảnh công bằng, bình đẳng tuyệt nhiên nghe hấp dẫn và đáng tin hơn một nơi đầy thiên vị, thiên kiến như "tư bản giẫy chết" lẫn "phong kiến cổ hủ". Thơ văn của họ mang tính cấp tiến cao, họ liên tục thay đổi và có vẻ “nhanh hơn” so với mặt bằng chung, những tư tưởng cốt lõi, giá trị nhân văn chính là những thành tố kiến tạo nên một dòng hải lưu văn học có dòng chảy “xiết” hơn so với phần còn lại của lịch sử (khi con người đã nhận thức những thứ vốn dĩ họ nên có, họ xứng đáng được có, như một luồng sáng cuối đường hầm đối với những người vô sản). Việc xuất thân từ giai cấp vô sản và tầng lớp “dưới” đương thời là bàn đạp cho sự thăng hoa của văn chương bởi chỉ khi đó chính những con người ấy mới là chủ thể của nhận thức đối với mục tiêu và lý tưởng của bản thân mình.
Ảnh bởi
Soviet Artefactstrên
UnsplashQuay lại với vấn đề ta đang bàn dở về “Nhân Văn – Giai Phẩm”, những phong trào tương tự cũng đã hình thành ở Liên Xô và Trung Quốc lúc bấy giờ. Ta tạm gác lại Liên Xô vì sự thăng hoa trong văn chương Liên Xô đi kèm với “Mỹ học” của Lê Nin là một tiền đề ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học quốc dân Liên Xô, ngoài ra những khác biệt về văn hoá Đông – Tây ngay sau thời kỳ phong kiến cũng là một vấn đề lớn cần được lưu tâm. Do vậy, Trung Quốc dĩ nhiên là một ví dụ khả dĩ hơn vì những nét tương đồng trong văn hoá (Đồng Văn) cộng thêm Lịch sử, Lịch sử Cách Mạng Việt Nam và Trung Quốc có những mối liên kết, liên quan chặt chẽ với nhau, vì lẽ đó, phong trào này ở Trung Quốc sẽ mang thiên hướng sát hơn với Việt Nam. Cần hiểu sơ qua bối cảnh lúc bấy giờ thì phong trào này được thể hiện rõ trong nhiều nhận định cùng thời như “Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam - Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam” Georges Boudarel [2] – Cái tên “Trăm hoa đua nở” chính là một mối liên quan tới phong trào tương tự “Nhân Văn – Giai Phẩm” diễn ra ở Trung Quốc. Phong trào này tóm lược lại có thể hiểu là việc giới lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy tiến trình dân chủ bằng việc tiếp cận các vấn đề hiện hữu thông qua nhiều lăng kính, góc nhìn, nôm na là kêu gọi phần lớn khuynh hướng thiên hữu nói lên tiếng nói của mình. Song một số tài liệu không chính thức cho rằng đây là một hình thức để cho chính quyền Trung Quốc bấy giờ có thể tìm ra được những nhân vật bất đồng quan điểm trong nội bộ Đảng.
Việc thúc đẩy dân chủ bản chất là một điều đúng đắn và bắt buộc phải làm trong bối cảnh tính chuyên quyền độc tài sẽ dẫn đến một hệ luỵ tất định là nhóm quyền lực sẽ thuộc về tay của một nhóm, cá nhân cầm quyền mang tính kế thừa. Tuy nhiên một vấn đề được đưa ra bên cạnh độc tài đó chính là chúng ta nhìn nhận độc tài như một khái niệm “đáng sợ”, gắn với những cuộc diệt chủng. Không thể phủ định có quá nhiều chính quyền độc tài từng tồn tại và gây ra những tội ác bất dung thứ. Song chính lịch sử của những nền “chuyên chính” mà người ta thường ca ngợi là tuyệt vời lại chính là “độc tài”, như . Bởi cắt nghĩa từ “chuyên chính” chỉ là một cách nói khác “hay ho” hơn về “độc tài” mà khi đưa về tiếng Việt, lớp nghĩa phủ tiêu cực dường như bị xoá đi và phủ lên đó là “chuyên chính vô sản” – mang sắc thái dân chủ hơn và chính nghĩa hơn. Sự khéo léo trong dùng từ đã khiến cho sự misconcept đối với “độc tài” trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, ta có thể bắt gặp những tờ báo ở nước ngoài được cộng đồng hải ngoại dịch lại, sử dụng “độc tài” cho lãnh đạo và rõ ràng chúng ta đã được tiếp xúc nó đủ nhiều để cảm thấy nó mang sắc nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Điều này dẫn đến một hệ luỵ về misconception trong khía cạnh “dân chủ”, “nhân quyền”. Người ta nghĩ “dân chủ đại nghị” là một hình thức công bằng nhưng xét cho cùng, dân chủ đều phải chịu sự chi phối của một nhà nước là đại diện cho giai cấp cầm quyền. Nếu không có nhà nước, pháp luật, mọi thứ sẽ giống như tự sinh tự diệt, không có một chuẩn tắc nào mà đạo đức vì lẽ đó mà chỉ tồn tại ở dạng thức đơn giản nhất (tương tự như các giờ tự quản trong lớp khi thầy cô vắng và giữ trật tự chỉ là một trong các lựa chọn).
Ảnh bởi
Marco Oriolesitrên
UnsplashSự chi phối đến từ những nhà cầm quyền là mấu chốt duy trì được nền đại nghị, nền cộng hoà nói chung có thể được điều phối một cách hợp lí mà vẫn bảo đảm các quyền lợi cơ bản của con người. Việc nhân sinh cảm thấy từ “cầm quyền” mang sắc nghĩa tiêu cực lại là một hệ quả khác của hệ thống giáo dục một chiều, “chọn phe” khi học Lịch Sử, một bộ môn đáng lẽ ra là một cuộc phản biện về các ý nghĩa để người học hiểu đúng chứ không phải học một cách máy móc, một chiều như hiện nay. Ta cũng không thể đòi hỏi sự tuyệt đối trong kiến thức lịch sử vì mỗi vua, mỗi thời đại, mỗi chính quyền lên thay thế thì những tài liệu đều được chọn lọc ra và xuất bản để sao cho phù hợp với mục đích nhà cầm quyền hướng tới. “Lịch sử do người thắng viết lên” là một điều có thể hiểu được, một minh chứng rõ nhất là cuộc Cách Mạng Văn Hoá ở Trung Quốc hay lâu hơn ở Việt Nam thì việc các triều đại phong kiến thay thế những sự kiện lịch sử để bảo toàn tính chính danh của triều đại mới (điều này khá phổ biến và có thể chỉ ra nhiều điểm khác nhau trong các tài liệu lịch sử, điển hình là “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”). Vì thế một nhà nước là điển hình rõ nét nhất cho việc trật tự trong khuôn khổ mới là nền tảng cho dân chủ, vì khi để người dân tự chủ nó sẽ không còn bản chất dân chủ ở đó. Ta không thể gọi tên được dân chủ nếu nó nằm ngoài khuôn khổ do lúc đó sẽ chẳng có chuẩn tắc nào để xác định “Thế nào là dân chủ?” và “Vì sao lại cần dân chủ?”
Cán cân công bằng của mọi sự vật, sự việc đều không nên thiên lệch về một bên cụ thể nào mà mặt tích cực lẫn tiêu cực nên ở một trạng thái cân bằng. Người ta thường liên hệ việc được nói, được phát ngôn với dân chủ nhưng việc nói và được nói là một phạm trù cơ bản trong quyền con người, diễn ngôn như trên thể hiện việc thiếu dân chủ đến mức người ta phải tự vấn rằng liệu đó có còn là thứ mình sở hữu hay không. Khi đó, đối với những người có chủ kiến như trên, việc thực hành dân chủ chỉ là được nói và đối với họ như thế đã là đủ, họ sẽ nhìn nhận thế giới theo hướng những kẻ được nói là những kẻ tập trung được dân chủ - những kẻ độc quyền, chuyên quyền. Bởi lẽ khi đó họ đã được dạy không phản kháng, họ cũng không thể, không có nhu cầu phản kháng vì chính khoảnh khắc họ muốn phản kháng thì ý thức trạng thái vô ý thức đã khiến họ không thể nói lên tiếng nói của họ. Sau đó họ giả định những kẻ “nói” thay phần của họ là những ý kiến mang tính quyết định và họ cũng không mảy may để phản biện, dẫn đến việc sau đó họ tiếp tục rơi vào bẫy nguỵ biện rằng mình bị thiếu dân chủ dẫu họ có cơ hội để thực hành nó. Tuy nhiên một nghịch lý được đưa ra ở đây là đối với những người đó, khi được hỏi về việc mình thiếu đi dân chủ và quyền cơ bản thì nghiễm nhiên họ sẽ phủ nhận điều đó vì mức quy chuẩn của họ đã được đưa về ở mức thấp đến nỗi họ không nhìn ra những thứ vốn dĩ họ nên có.
Hãy tự tìm câu trả lời cho chính mình vì sẽ không ai cho bạn đâu. Họ chỉ đưa cho bạn câu trả lời của họ |
Ảnh bởi
Thought Catalogtrên
UnsplashTrở lại với “Nhân Văn – Giai Phẩm”, phong trào sớm bị dập tắt năm 1958, tuy nhiên đến hiện nay nó vẫn tồn tại bởi vì phản biện xã hội đối với những vấn đề trong văn học, chính trị của Việt Nam hầu như rất hiếm, những người bất đồng chính kiến thường không có chỗ đứng và tiếng nói. Với điều kiện tự do, đa phương hoá, toàn cầu hoá cộng kèm nền kinh tế thị trường. Không lúc nào mà “Nhân Văn – Giai Phẩm” có một chỗ tốt hơn để trở lại, một mạng xã hội “Hậu tận thế”, một nơi “Phản địa đàng”, con người cư xử tích cực để che đi những lỗi lầm, con người sống không theo một chuẩn tắc. Và khi đó, tôi không nhận định phong trào này là một điều tốt hay xấu hoàn toàn nhưng hãy nhìn toàn cảnh và tự đưa ra cho mình một phán đoán, quyết định đúng đắn, bạn đọc. Phản biện xã hội là tốt nhưng hay có cho mình một lập trường!
Đừng chọn phe, không có ích cho một thường dân để tham gia cuộc chiến của những người khổng lồ. Tôi có lí tưởng của riêng tôi, lí tưởng của tôi là chủ nghĩa xã hội khoa học được tồn tại và phục vụ cho lợi ích của tất cả mọi người! Có thể có người bảo tôi mù quáng nhưng tôi sống vì một mục đích riêng và đó không nên cũng không bao giờ là cái hư vô của Nietzsche.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này