Trò chơi rút thăm của cha mẹ
Trong “Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào”, vào những ngày cuối đời, bố của Satoshi xin lỗi anh vì đã không nuôi dạy anh thành một...
Trong “Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào”, vào những ngày cuối đời, bố của Satoshi xin lỗi anh vì đã không nuôi dạy anh thành một người giỏi giang.
Anh dễ thương lắm, dễ thương không chịu được. Chưa bao giờ ta nghĩ việc có con lại làm ta xáo động nhường này. Vì quá hạnh phúc nên có lẽ ta đã quên mất trình tự đúng của nó. Ta chẳng giơ tay ra đánh, cũng chẳng mắng nhiếc nặng lời. Một người đàn ông như thế làm sao giáo dục con cái cho được. Tất cả mọi điều anh làm ta đều thấy tuyệt vời.”
Từ bé đến lớn, Satoshi sống một cuộc đời tàng tàng, có thể nói là không có gì đáng tự hào. Nhưng trong mắt bố, anh luôn là một thiên tài. Và chính điều này làm cho Satoshi thấy hạnh phúc. Anh nhắc đi nhắc lại với bố, rằng anh thấy vui với cuộc sống hiện tại, thế là đủ rồi.
Tình yêu của các bậc phụ huynh có thể là niềm diễm phúc, cũng có thể là nguồn cơn bất hạnh đối với những đứa con. Yêu thương hóa gánh nặng, vì đâu nên nỗi?
Đọc thêm:
Yêu hay không yêu không yêu hay yêu
Thật may là trong yêu đương nam nữ, một cô gái/ một chàng trai sẽ tìm hiểu và hẹn hò với nhiều người, rồi lấy người mà cô ta/ anh ta thấy hợp nhất.
Nhưng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì không có một tập hợp lựa chọn nào để mà bốc ra cả. Cha mẹ không được phát cho một list trẻ con, phân tích xem đứa nào đạt chuẩn, đứa nào lí tưởng thì bấm nút sinh nó ra. Sự thật phũ phàng là một đứa con ngẫu nhiên sẽ rơi ầm xuống cuộc đời của họ, đùng một phát, bắt họ phải yêu thương nó suốt đời và vô điều kiện. Nỗi bàng hoàng của cha mẹ là quá dễ hiểu đi ấy chứ. Nên cha mẹ chỉ còn niềm an ủi duy nhất, là được nuôi dạy con thành hình mẫu mà họ hằng ao ước.
Nhưng đã là một trò rút thăm thì phải có yếu tố may rủi, có những điều không thể phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chơi. Không phải “thuộc tính” nào của đứa con cha mẹ cũng thay đổi, uốn nắn được theo ý mình. Đó không phải lỗi của cha mẹ, càng không phải lỗi của đứa con. Chỉ đơn giản, đó là điều không thể thay đổi mà thôi.
Mẹ muốn con là con trai, nhưng con lại là con gái.
Mẹ muốn con yêu con gái, nhưng con lại thích con trai.
Mẹ muốn con quảng giao, nhưng con lại lầm lì.
Mẹ muốn con làm bác sĩ, nhưng con chỉ thích vẽ vời.
Bi kịch là chúng ta cứ dày vò nhau vì những điều vốn chẳng thể thay đổi. Như cách ví von của Trang XTD ấy, vì con là hạt giống táo, con không thể nảy mầm và cho ra quả cam được, dù cha mẹ có thích cam đi nữa.
Quay lại câu hỏi nhạy cảm: vậy cha mẹ có yêu con không, hay chỉ yêu cái hình mẫu của con trong tương lai mà cha mẹ mường tượng ra? Nếu con không xinh đẹp, không thông minh, không tài giỏi, hay thậm chí, không bình thường, thì cha mẹ có yêu con không?
Quay lại người cha của Satoshi. Cái hay của ông là mặc kệ những đứa “con nhà người ta” lởn vởn xung quanh, ông vẫn hài lòng với thằng nhóc lơ ngơ ít nói nhà mình. Ông vui với lá thăm mình ngẫu nhiên rút được, vui với đứa trẻ rơi đánh ầm xuống đời ông, và nuôi nấng nó thành một người thật thà tử tế.
Chỉ khi cha mẹ yêu con, vì con là chính con, thì tình yêu ấy mới không mang lại bất hạnh.
Đọc thêm:
Hạnh phúc này hạnh phúc của ai?
Cha mẹ yêu con, nên muốn con hạnh phúc. Cho đến đoạn này thì vẫn chưa có gì sai cả. Bi kịch xuất hiện ở chỗ, quan niệm hạnh phúc của cha mẹ và con không khớp với nhau.
Mẹ nghĩ hạnh phúc là con vơ được tấm chồng ngon, yên bề gia thất. Con nghĩ hạnh phúc là được tự do bước trên con đường mình chọn.
Mẹ nghĩ hạnh phúc là sống đời bình lặng ít sân si. Con nghĩ hạnh phúc là phải làm nên đại sự.
Mẹ nghĩ hạnh phúc là tránh được miệng lưỡi thế gian. Con nghĩ hạnh phúc là được bơ đi mà sống.
Khi ta bị ép phải hạnh phúc theo một cách ta không muốn, thì đó là bất hạnh. Giống như cha mẹ mặc cho con một chiếc váy lộng lẫy nhưng quá chật so với con thì chẳng khổ sở hay sao? Bố của Satoshi lo lắng khi anh không có một sự nghiệp xán lạn, nhưng ông không biết, Satoshi vẫn rất hạnh phúc với cửa hàng thủy sinh nhỏ bé của mình.
Đến một lúc nào đó, cha mẹ cần giải phóng cho đàn chim non của mình bay về phương trời mà chúng mơ ước, cũng là tự giải phóng cho chính mình khỏi những gánh nặng vô hình.
Đọc thêm:
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất