Tôi quan sát những gia đình của trong gian đoạn gần đây. Trong cùng thời gian khi những đứa trẻ đang học bài thì bố mẹ chúng lại giải trí, ngay trước mặt chúng. Trong khi phụ huynh luôn nói rằng với con cái của mình rằng cần chăm chỉ và tập chung học tập.
Rồi tôi được nghe từ một người tầm tuổi đôi mươi nhưng luôn thấy xa cách gia đình, khó có thể giãi bày những khó khăn hay niềm vui với bố mẹ, trong vô thức luôn tự ty về những khả năng của mình. Người này có một khoảng thời gian nói “phải quý trọng bản thân” nhưng trong hành vi của họ làm tổn hại cơ thể mình. Nhiều lần lắng nghe những câu chuyện sự lặp lại ký ức tuổi thơ bị nhà nội luôn coi thường, ba mẹ bất hòa, mâu thuẫn giữa bà nội và mẹ luôn được lặp lại.
Vậy:
Nhiều ba mẹ nói là yêu thương con cái
Nhưng yêu thương là như nào?
Hành động của yêu thương là như nào?
Tình yêu thương của cha mẹ sẽ ảnh hưởng như nào đến con cái?
Khi chúng ta yêu cái gì thì nghĩa là cái đó có giá trị đối với chúng ta, và khi một cái gì có giá trị đối với chúng ta thì chúng ta dành thời gian cho nó- dành thời gian để thưởng ngoạn nó và dành thời gian để chăm sóc nó. Hãy quan sát một cặp đôi đang yêu, sự ân cần của họ trong bữa ăn, sự lo lắng của một người khi nghe người ấy có chuyện buồn, sự hy sinh cả về tinh thần lẫn vật chất,… Hay một ông già trau chuốt cho vườn cây cảnh của ông, bạn sẽ thấy ông dành biết bao thời gian để cắt, tỉa, tưới, chăm sóc từng cuống hoa, cành lá. Cũng vậy, khi chúng ta yêu thương con cái mình, chúng ta sẽ dành thời gian cho chúng, chúng ta không ngại trao tặng cho chúng thời gian quý báu của chúng ta.
Giáo dục bao giờ cũng cần thời gian. Nếu chúng ta không có thời gian hay không muốn dành thời gian cho con cái, thậm chí chúng ta sẽ không nhận ra những lúc chúng “tế nhị” biểu lộ nhu cầu cần đến sự lắng nghe, tâm sự, hay cần điều chỉnh, uống nắn của chúng.
Những cha mẹ biết dành thời giờ cho con cái không chỉ uốn ắn con cái những lúc bất bình thường mà còn ngay lúc bình thường họ vẫn tích uốn ắn con cái mình theo một cách tế nhịn với nội dung khác nhau. Họ biết chúng học hành ra sao, phát hiện ra những lần chúng nói dối, chúng có trốn chạy trước khó khăn? Họ bỏ thời gian ra để sửa dạy con cái trong những lệch lạc, họ lắng nghe chúng, trả lời chúng, khi thì theo sát, khi thì thả lỏng, khi âu yếm, khi lại nghiêm nghị,…
Khi dành thời gian tìm hiểu và suy nghĩ về các nhu cầu của con cái mình, cha mẹ nào yêu thương con cái cũng luôn cảm thấy ưu tư cân nhắc các quyết định và cũng thật sự chia sẻ nỗi khổ của con cái mình. Con cái họ không thể không nhận ra những điều đó. Chúng cảm nhận được rằng cha mẹ chúng sẵn lòng chia sẻ ưu tư với chúng. Và cho dù có thể không lập tức diễn tả lòng biết ơn, thì ít nhất chúng cũng học biết đón nhận nỗi khổ. Chúng sẽ tự nhủ rằng “nếu cha mẹ tôi vui lòng chịu khổ với nỗi khổ ấy với tôi thì nỗi khổ ấy hẳn không phải là cái gì quá tệ hại, tôi sẽ mạnh dạn đón nhận nỗi khổ ấy của mình”. Đấy là bước đầu của ý thức kỷ luật- dám đối đầu với khó khăn.
Khi một đứa trẻ được bố mẹ yêu quý, nó nhận ra nó được yêu quý. Điều này thực sự còn đáng giá hơn vàng. Vì khi đứa trẻ biết được rằng nó được yêu quý, khi tự trong thâm sâu nó hiểu rằng nó có giá trị, nó sẽ biết tự quý trọng chính bản thân nó. Nhận hiểu mình có giá trị, là điều kiện cần thiết yếu để có được một tâm hồn lành mạnh. Và sự nhận hiểu đó là hoa quả trực tiếp của tình yêu nơi cha mẹ. Đồng thời, phải làm sao để có được sự xác tín ấy trong buổi thiếu thời, vì nếu đợi đến trưởng thành thì sẽ rất gay go để có được niềm tin vậy. Mặt khác, khi đứa trẻ nhìn qua tình yêu của cha mẹ mà hiểu rằng mình có giá trị, thì dường như sau này trong tuổi trưởng thành tinh thần của chúng không thể bị phá hại do các đổi thay, biến động xảy đến.

Bài viết chỉ mang tính mô tả, cung một góc nhìn nhỏ, không đưa ra một kết luận nào cả.
Hà Nội, 09/02/2019
p/s: nguồn tham khảo cuốn sách “Con đường chẳng mấy ai đi” của Bác sĩ tâm lý M. Scot Peck