Chân dung Trần Ích Tắc trong lịch sử ?
Trần Ích Tắc (1254-1329) là con của vua Trần Thái Tông , em vua Thánh Tông nhà Trần nước Đại Việt , tước hiệu là Chiêu Quốc Vương , phong tháng 5 năm 1267.
Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) có viết Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng [Trần Thái Tông], thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v… gồm 20 người, đều được dùng cho đời…Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến nay [1285], người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng để mong được làm vua.
Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15 tháng 3, Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, vua nhà Nguyên, phong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước.
Vì sự phản bội này mà sau này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần. Việc này cũng được ghi lại trong ĐVSKTT: [1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần…. (nguồn Wikipedia)
Trần Ích Tắc là một gián điệp ?
 Thứ nhất ,Trần Ích Tắc hoàn toàn đủ trí thông minh làm một gián điệp và có một điều kiện rất lợi thế khi là một hoàng tộc nên có thể dễ dàng được nước Nguyên phong làm An Nam quốc vương , cũng đồng nghĩa có thể tiến sâu vào nội bộ giặc.
Thứ hai, sau khi Trần Ích Tắc đi hàng thì quân Nguyên bắt đầu bại trận dần. Bắt đầu từ trận Hàm Tử Quan cho đến khi quân Nguyên hoàn toàn bại trận lần thứ nhất.
Thứ ba, từng có chuyện kể rằng vua Trần Thái Tông nằm mơ rằng: “Trước kia, khi Ích Tắc chưa sinh, Thái Tông mộng thấy thần nhân ba mắt từ trên trời xuống, nói với Thái Tông rằng, thần bị thượng đế quở trách, xin thác sinh làm con vua, sau lại sẽ về phương Bắc. Đến khi Ích Tắc sinh, giữa trán có cái vết lờ mờ như hình con mắt, hình dáng giống hệt người trong mơ”.Đây có thể được coi như là một lời bào chữa của vua Trần Thái Tông dành cho Trần Ích Tắc về chuyện Trần Ích Tắc về bắc.
Thứ tư, một câu thanh minh của chính Trần Ích Tắc cho bản thân xuất hiện trong bài thơ “xuất quốc” của ông ( bài thơ này được Lê Tắc ghi chép lại trong An Nam chí lược nói về việc Trần Ích Tắc  theo hàng Nguyên ) :
  
Bản dịch :
Xuất quốc
Đương niên phù nghĩa xuất nam bang,Cảnh cảnh đan trung đối bỉ thương.Bất thị Văn Công đào Tấn nạn,Thứ cơ Vi Tử khái Ân vong.Cơ cầu vị mẫn tiên quân liệt,Giản sách ưng lưu hậu thế phương.Hoàn hải xa thư hội đồng nhật,Cố gia dao ký Việt sơn trường.
Đặc biệt cần chú ý tới là 2 dòng thơ đầu :”đương niên phù nghĩa xuất nam bang” và “Cảnh cảnh đan trung đối bỉ thương.” Hai câu thơ này đã nói nên tấm long và ý chí của Trần Ích Tắc . “Đương niên phù nghĩa xuất nam bang” có nghĩa là “năm này phò nghĩa xa nước nam” , nước nam ở đây chính là Đại Việt thời đó. Nếu Trần Ích Tắc theo hàng vì tiền tài danh vọng thì ko thể nào xuất hiện hai chữ “ phò nghĩa” được , chứng minh rằng chuyện Trần Ích Tắc theo hàng giặc là có ẩn tình sâu bên trong và rất có thể đó là trở thành một gián điệp.
Trần Ích Tắc là kẻ phản bội ?
Trần Ích Tắc có là kẻ phản bội hay ko, lịch sử đã ghi chép rõ ràng.Hành động chứng minh rõ ràng nhất Trần Ích Tắc phản bội đó là đầu hàng quân Nguyên và được phong làm An Nam quốc vương.Có vô số các tướng lĩnh nhà Trần khi bị địch bắt thì luôn giữ vững tinh thần yêu nước quyết liệt, tiêu biểu là Trần Bình Trọng với câu nói:” ta thà làm ma đất nam chứ ko thèm làm vương đất bắc”.
Khi Trần Ích Tắc gặp sứ giả Đại Phạp sang sứ Trung Quốc vào năm 1292 , ông đã bị sứ giả nhắc lại bóng gió chuyện bản thân theo giặc và từ đó ông luôn tránh gặp mặt với các sứ giả của Đại Việt.Ta có thể coi là Trần Ích Tắc ko muốn nhắc lại chuyện mình đầu hàng theo giặc.
Lời kết :
Trong chuyện Trần Ích Tắc đầu hàng giặc vẫn còn có nhiều ẩn khuất, nhưng lịch sử là ko thể sửa lại. Trần Ích Tắc một khi đã đầu hàng giặc thì đã bị quy là phản bội, hành động đó đã chứng minh tất cả còn các suy đoán của người đời sau như chúng ta chỉ mang tính chất chung chung đối với mỗi người.