Chắc hẳn đối với những ai có hứng thú hay đã và đang chụp ảnh film thì khái niệm về film màu âm bản, film đen trắng hay film điện ảnh (cine film) đã không còn xa lạ.
Vậy còn về film màu dương bản (film slide) thì sao. Khác với film màu âm bản hay film đen trắng, film slide được xử lý theo quy trình chuyên dụng (E6) có thể cho người chụp thấy toàn bộ màu sắc của bức ảnh mà mình đã chụp ngay trên tấm film mà không phải thông qua quy trình scan. Ngoài ra, chất lượng của film về màu sắc, độ mịn,…cũng cao hơn film âm bản rất nhiều.
Film màu âm bản
Film màu âm bản
Film âm bản đen trắng
Film âm bản đen trắng
Tuy nhiên, chính vì vậy mà việc chụp film slide cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn nhiều.
Hiện nay, giá thành để chụp film slide rơi vào khoảng 350k cho một cuộn film 135mm (Kodak Ektachrome e100) và 250k cho một cuộn 120 (Fuji velvia 50) cùng với giá tráng rơi vào khoảng 200k/cuộn. Ngoài ra, do số lượng người dùng ít ỏi cùng việc hóa chất chuyên dụng là khá đắt đỏ nên khi các bạn gửi film cho lab thì thời gian nhận được ảnh cũng lâu hơn bình thường rất nhiều (15 ngày so với 1 ngày đối với film âm bản thông thường).
Chụp film slide cũng yêu cầu bạn cần phải nắm rõ về kiến thức đo sáng hoặc có một chiếc máy ảnh với hệ thống đo sáng chính xác vì dải latitude của film slide chỉ rơi vào khoảng +- 0.5 so với film màu âm bản là +-2.
Với mức giá “chát” và những khó khăn như vậy thì hiển nhiên rằng film slide là không rành cho mọi người và chính điều đó cũng khiến cho nó ít được biết đến.
Nhưng theo mình, chụp film là một thú vui, sở thích vậy cớ gì mà ta lại ngần ngại mà không trải nghiệm hết những gì có thể nhỉ. Tất nhiên với việc trừ khi bạn giàu thì mình không khuyến khích việc dung film slide như một loại film chụp thường xuyên. Tuy nhiên thi thoảng dành dụm tiền bạc và thời gian chờ đợi để chụp một cuộn film Slide đối với mình là vô cùng xứng đáng.
Hoàng hôn hồ Tây - Film: Agfa CT Precisa 100 date 2006
Hoàng hôn hồ Tây - Film: Agfa CT Precisa 100 date 2006