Tôi sợ đám người biết tất cả!
Tôi sợ đám người biết tất cả. Họ còn tệ hơn thứ gọi là: Fake news! Nhưng tôi không sợ theo kiểu rúm ró, kinh hãi. Tôi sợ theo kiểu...
Tôi sợ đám người biết tất cả. Họ còn tệ hơn thứ gọi là: Fake news!
Nhưng tôi không sợ theo kiểu rúm ró, kinh hãi. Tôi sợ theo kiểu kinh dị, dị hợm.
“Chứng khoán ở VN chỉ là trò đỏ đen do một thế lực nào đó kiểm soát. Ông không thể làm giàu bằng chứng khoán được đâu.”
“Vậy ông mất bao nhiêu tiền để rút ra bài học đó?”
“Chưa mất đồng nào. Tôi đâu có ngu mà để cho chúng nó lừa mất tiền trong túi mình.”
“Vậy… Tại sao ông lại nói như vậy?”
“Cái này ai chả biết. Không tin ông đi hỏi những người xung quanh mà xem.”
“Ahhh… Oke!”
Tôi hiện chỉ là một cậu sinh viên, không phải người mê chứng khoán. Có lẽ do bản tính thực tế, thích những thứ hiện hữu, thế nên tôi thích bất động sản hơn. Người ta nói nếu bạn biết nhiều, bạn khổ nhiều. Còn tôi thấy nếu bạn không biết thứ gì đó, bạn sẽ bị người khác qua mặt thứ gì đó.
Đấy, đám người biết tất cả ở khắp nơi!

Tôi không biết về chứng khoán nên mới bị gã đó chém gió tới tấp. Cậu ta nghĩ tôi không biết có nghĩa tôi là gà.
Sống trên đời này, tôi thà làm đại bàng chưa biết săn mồi còn hơn là gà trưởng thành. Tôi sẵn sàng chịu đói vài hôm để tập luyện cho mình một kỹ năng hoàn chỉnh. Bỏ lại nhiều người làm gà đến hết đời!
Ai cũng có lúc là gà, nhưng gà đến hết đời thì…
“Cậu giàu có thế này vì mua chứng khoán từ nước ngoài đúng không? Năm 20 tuổi người ta nói với tôi không bao giờ làm giàu được với chứng khoán được đâu.”
1. Đặc điểm nhận dạng: Bọn biết tất cả thường tỏ ra khôn hơn người!
Đám người biết tất cả thường tỏ ra khôn hơn người. Đứng trước họ, bạn thường thấy mình nhỏ bé, thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm. Nhưng đừng nhầm lẫn, thông tin đám người này biết chỉ là những thông tin bề mặt, cóp nhặt, lê la từ vỉa hè, quán trà đá, nơi họ thực sự thuộc về.
Còn bạn muốn làm gì đó hơn người ư? Bạn không cần biết quá nhiều đâu. Bạn chỉ cần biết sâu hơn người khác, rộng hơn người khác về 1, 2 vấn đề mà bạn thực sự muốn theo đuổi mà thôi.
2. Đám người biết tất cả tuyên bố như thể đó là sự thật
Đám người biết tất cả đa nghi như Tào Tháo và luôn nghi ngờ mọi thứ. “Làm gì có chuyện đọc sách xong mày sẽ thay đổi rồi biết được cách chinh phục phụ nữ? Muốn thay đổi á? Mày chỉ cần tiền. Con gái bây giờ chỉ cần tiền. Cứ ném tiền ra là chúng nó sẽ đổ rạp dưới chân mày.”
Một số câu nói phổ biến
“Con gái bây giờ chỉ cần tiền.” <– Đám người nói như vậy là những gã chưa từng có bạn gái. Bạn gái xấu cũng không!
“Người giàu toàn lũ sống đểu, chó má.” <– Đám người nói như vậy là những gã đang nghèo kiết xác. Chưa từng gặp gỡ và giao thiệp với người giàu. Để tôi nói cho bạn biết, người giàu đa số đều là những người văn minh và lịch thiệp...
“6 múi để làm gì, đàn ông yếu sinh lý thì cũng vứt.” <– Đám người nói như vậy là những gã thèm muốn cơ bụng 6 múi bậc nhất. Yếu sinh lý nó là vấn đề của từng người, không liên quan đến 6 múi.
Chốt lại, đừng tin những người như vậy. Đừng nghe những người như vậy kẻo mang họa vào thân.
Cái đáng sợ nhất là bạn nghĩ đám người này hiểu biết, nhiều kinh nghiệm. Trong khi mình chưa biết, chưa có kinh nghiệm thì nên nghe họ để tránh mắc phải những sai lầm. Như chứng khoán là 1 ví dụ. Đã có rất nhiều người giàu lên từ đầu tư chứng khoán. Trong khi đám người biết tất cả đang bận xỉ vả, thì những người khôn ngoan đã và đang giàu lên mỗi ngày rồi.
Thay vào việc tin vào đám người biết tất cả?
Thay vào đó, hãy chọn người để nghe, người hiểu biết và thông thái thực sự. Người mà nghe theo họ, bạn sẽ chỉ có tốt và tốt lên. Chứ đừng nghe đám người biết tất cả. Đừng trở thành kẻ biết tất cả. Nhìn vào cuộc đời những người đó xem, bạn muốn trở thành người như vậy, hay đó là người bạn không bao giờ muốn trở thành?
Credit by: Lai.h

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
1. Đó là lý do cần phải rèn luyện kỹ năng đọc có chọn lọc trong thời đại bão thông tin ngày nay.
2. Chẳng phải đây vẫn là cách những nhà báo viết bài câu view hay sao? :)) Đọc tiêu đề nghe rất hấp dẫn cho người đọc phổ thông - lượng độc giả lớn nhất của cộng đồng này. Đúng là nguy hiểm, nhưng cuộc chơi thế mới vui! Có một cộng đồng lớn chia sẻ kiến thức miễn phí nhưng không phải cái nào cũng là hoa thởm cỏ lạ, mà thi thoảng còn có cả trái táo của Bạch Tuyết.
3. Người đọc thiếu kỹ năng tìm kiếm tài liệu đối chiếu, đọc đâu biết đó, thậm chí cả sách self-help. Rồi còn bị các bên truyền thông nhồi sọ, làm bao nhiêu tác phẩm overrated lên, chẳng lẽ cũng là do lỗi của người viết?
4. Về phần này thì... Trường hợp bạn nêu đúng là cũng có. Nhưng tôi thi thoảng đôi khi tôi dừng tranh luận bởi vì người kia không sẵn sàng tiếp thu ý kiến của tôi, hoặc cái tôi của họ quá cao để nhận sai. Từ đó họ dùng muôn vàn cách trì hoãn hoặc xoay vòng cuộc thảo luận cho đến khi cuộc thảo luận đi quá xa, lạc đề so với chủ đề tranh luận ban đầu thì cũng đành dừng vì phí thời gian thôi. Nhất là về tranh luận một số chủ đề tranh luận quan điểm cá nhân hay tranh luận về 1 thứ gì đó như chính trị, khi 2 bên tiếp nhận các nguồn thông tin khác nhau và khó để kiểm chứng thông tin, việc tranh luận thực sự tốn thời gian và vô nghĩa.
À mà phần so sánh quá sai! Đường tăng đâu bị cái bẫy nhện mê hoặc, là lão Trư mà? Cả Đường Tăng là một cao tăng, đâu ngu muội như "chúng ta" mà có thể đem ra so sánh được? :))
Thôi vụ Đường Tăng miễn bàn luận! Vì là bạn "nhớ" khác mình và hiểu nhầm ý mình, kèm thêm là lạc đề. Mình bảo không ngu muội như cái "chúng ta" mà bạn nói chứ không bảo Đường Tăng là không ngu muội.
Vấn đề là chứng khoán và cổ phiếu là một kênh "đầu tư", tức là phải nằm và sắp đủ điều kiện để thuộc tầng lớp "đầu tư" - có tài chính vững mạnh, có nguồn tiền tăng trưởng tốt, có kiến thức tài chính và có tầm nhìn. Nhiều người nhầm lẫn cứ nghĩ có tiền và cứ ngồi xem biểu đồ tăng giảm rồi mua như bó rau ngoài chợ thì sai lầm lớn...
Trong quan điểm kinh nghiệm sống, ở mức độ đầu tư như chứng khoán, cổ phiếu, ... nó cần tư duy tầm nhìn tốt. Đây là việc mà người Việt nói chung, và người ở độ tuổi dưới 30 rất khó làm tốt.
Dĩ nhiên, mạo hiểm khi thành công sẽ có thành quả to lớn hơn, nhưng thất bại có gượng dậy được hay không mới quan trọng.
Bạn hãy xem xuất phát điểm của mẹ từ lúc lập gia đình cho đến hiện tại có thay đổi gì nhiều không: từ công việc, địa vị trong công việc, phong cách sống, môi trường, những người quen và bạn bè của mẹ bạn.
Như bạn đề cập đấy, mẹ bạn là một người kiêu ngạo và bảo thủ, mình đoán là người làm việc trong nhà nước hoặc là người có xuất phát điểm từ nông thôn. Quan điểm sống làng xã rất quan trọng cái nhìn của người khác, tức là "sống sao cho người khác nhìn vào", không phải là "sống cho mình".
Nếu bạn còn trẻ, khoảng độ tuổi 20 - 21 như mình, cái thiếu sót trong việc góp ý hay nêu ý kiến, hầu hết là việc dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Và phải thừa nhận rằng, dù có xuất sắc như thế nào, thì kinh nghiệm sống không thể bằng người đã sinh ra và nuôi bạn lớn đến nhường này. Muốn thuyết phục, hãy nêu ý kiến trên cả hai quan điểm: của bạn, và của mẹ bạn. Mỗi ý kiến hãy phân tích cả hai mặt của vấn đề, sau đó so sánh, cân nhắc lợi, hại giữa hai bên... dần dà, việc này mang đến sự đồng cảm giữa bạn và mẹ. Con gái có thế mạnh đó lớn hơn con trai...
Cổ xúy một chút, mình cũng có 1 vấn đề cực kì lớn về việc có nên chuyển gia đình lên Sài Gòn sinh sống hay ở lại quê (bố mẹ mình đang sống ở miền Nam - Cà Mau). Cho nên, việc thay đổi quyết định và quan điểm của một người, mình đang trải nghiệm rõ nhất.
Good luck!
Peace,