Sự thật về khủng hoảng hậu sinh sản. (phần 1): ‘Tôi như đang trong một bộ phim kinh dị, mà kẻ phản diện chính là mình’:
“Nếu như cô cố gắng rời đi, chúng tôi buộc phải giữ cô lại”. Đó là ngày thứ hai của tôi tại khoa bà mẹ và trẻ...
“Nếu như cô cố gắng rời đi, chúng tôi buộc phải giữ cô lại”. Đó là ngày thứ hai của tôi tại khoa bà mẹ và trẻ em (MBU-mother and baby unit), một khu vực điều trị tâm lí cho phụ nữ với các vấn đề tâm thần sau sinh và giúp họ chăm sóc đứa con. Tôi ngồi bên mép giường. Con trai tôi, thằng nhóc kháu khỉnh, đang nằm ngủ trong chiếc nôi quá khổ so với một đứa bé mới chỉ bốn tuần tuổi. Tôi cắn môi, cố ngăn chân mình đung đưa liên hồi.“Cô muốn giam giữ tôi?”“Cô sẽ không an toàn khi về nhà đâu.”“Chuyện này thật là vô ích, tôi chẳng có lí do gì để ở đây cả.”Cô ấy đưa mình về phía tôi:“Elizabeth này, chúng tôi có tận 12 giường bệnh ở đây. Và chúng chỉ dành cho những ca rất nặng. Cô cần ở lại.”“Nhưng việc đó có nghĩa gì nếu tôi bị giữ lại?”“Đó là bắt buộc. Tùy từng trường hợp mà có những điều kiện khác nhau. Độ dài sẽ tùy vào việc các bác sĩ nghĩ cô cần bao lâu.”Tôi đưa tay nhặt sợi chỉ vương trên quần. Cô ấy tiếp: “ Có nhiều người cảm thấy hài lòng. Họ cảm thấy an toàn khi ở đây.”Tôi buộc phải chấp nhận.

1. Những biểu hiện đầu tiên.
Việc mang thai hoàn toàn nằm trong dự định. Sau một thập kỉ kết hôn, mong muốn có con đến cùng lúc với tôi và chồng mình. Một tháng sau đó, tôi mang thai, và ảnh chụp cho thấy một đứa bé thật mạnh khỏe đang lớn lên trong bụng. Mọi thứ đều đến một cách tuyệt vời, chỉ là chúng tôi đang ở thời điểm đại dịch. Khi mà mọi thứ đều bị phong tỏa, chúng tôi quyết định sẽ sinh đứa bé tại nhà. Nhân viên hộ sinh đến tận phòng khách, có nghĩa là chồng tôi, Jeremy, có thể ở đó. Và cùng nhau, chúng tôi có thể lắng nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Lúc lâm bồn thật sự khó khăn, và điều ấy cũng đúng với đa số các bà mẹ khi sinh con đầu lòng. Đứa bé ra đời theo từng tiếng thở, và âm thanh đầu tiên mà nó được nghe, chính là bài hát mà chúng tôi đều rất thích.
Ba ngày sau đó, tôi được đưa đi truyền nước trong phòng sản. Và theo đó là ba ngày liên tiếp tôi chẳng thể chợp mắt - như vậy có quá bất thường chăng? Đỉnh điểm là khi tôi được đưa đến phòng cấp cứu (A&E) chỉ bốn ngày sau khi sinh con. Tôi được gặp một bác sĩ tâm thần vì cảm thấy có điều gì đó rất không ổn. Tôi nhớ mình đang ở trong bếp, cách li bản thân với con và Jeremy, và bị sự sợ hãi lấn át. Tôi không thể nêu tên đích danh nỗi sợ ấy, nhưng cảm thấy cồn cào như lửa đốt. Những cơn hoảng loạn tột độ làm bụng tôi quặn thắt lại. Tôi cảm thấy một đám mây u ám đang bủa vây mình, từng ngày, từng giờ, kể từ khi tôi hạ sinh đứa bé. Đấy là lần đầu tiên tôi cảm nhận được ‘nó’, khốc liệt và ảm đạm. ‘Có thể chỉ là buồn chán sau sinh thôi’, ông chẩn đoán. Sau này khi nhập viện, tôi gặp lại chính vị bác sĩ này, khi tôi từ chối được tiêm sertraline (một loại thuốc chống trầm cảm). “Bác sĩ Tom!”, tôi gọi với, không chắc liệu ông ấy là một bạn học cũ mà tôi đã tình cờ gặp trong đám cưới người em mình. “Elizabeth đấy à”. Người đàn ông có vẻ không lấy gì làm vui vẻ. “Tôi nghe nói bệnh của cậu ngày càng tệ đấy”.
I realise now that a cloud of doom had been inching its way closer to me every hour since the birth, and that this was the moment it first enveloped me, violent and black.

Trong suốt lần đầu đến phòng cấp cứu, bác sĩ Tom khuyên tôi hãy ngủ nhiều hơn và đề xuất sử dụng thuốc ngủ, nhưng tôi đã từ chối vì muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Suy cho cùng, đấy chỉ là ý định, cả tôi và đứa bé đều chưa từng làm điều đó. Sau đó vài ngày, tôi buộc phải chuyển sang sữa bột, và chúng tôi cũng không còn cơ hội.
Một người hộ sản cùng chúng tôi đến phòng cấp cứu, và đề cập đến phòng chăm sóc bà mẹ và thai nhi với vấn đề tâm lí. Căn phòng lúc đó hoàn toàn chật kín. Họ chỉ tiếp nhận những ca cực kì nặng. Khi đấy, tôi đã nhận ra nơi mà mình muốn đến.
Sau lần đến khoa cấp cứu, chúng tôi ít gặp bác sĩ Tom hơn, họ có vẻ chẳng có giải pháp nào ngoại trừ “hãy để ý đến tâm trạng bản thân” và “ngủ khi có thể”. Chúng tôi đã thử rất nhiều cách khác nhau. Tôi đã thử liên lạc với tổ chức từ thiện chăm sóc tinh thần cho bà mẹ sau sinh vào lúc 4 giờ sáng; nhiều lần, tôi gọi cho bác sĩ gia đình, nói với ông rằng mình muốn tự sát khi đưa con đi dạo trong công viên; xen kẽ với đó là vô số lần phải đến khoa cấp cứu. Đôi lúc tôi cảm thấy mình ổn hơn đôi chút, đám mây u ám khẽ nâng lên và tôi cảm nhận được tia nắng hiếm hoi qua đó. Nhưng nó chẳng kéo dài bao lâu. Cả Jeremy và tôi ngày càng tuyệt vọng. Điều oái oăm nhất là tôi còn chẳng biết điều gì đang xảy ra với bản thân, nên gần như không thể trò chuyện với bất kì ai về nó.
2. Và triệu chứng ngày càng tồi tệ hơn..
Các bà mẹ trải qua trầm cảm sau sinh hầu như đã mắc các bệnh tương tự trước đó. Nhưng tôi thì chưa hề. Và không ai trong gia đình nghĩ rằng tôi có thể bị. Tôi nhớ một lần nhân viên hộ sinh đến khi đứa bé được tám tuần tuổi. Trong suốt buổi hôm ấy, cô đã kiểm tra một loạt các vấn đề sức khỏe. Tôi có dị ứng với loại thuốc nào không? Tôi có bị tiểu đường không? Liệu có ai bị bệnh tim mạch trong gia đình? Tôi nhớ chúng tôi chỉ lướt qua các vấn đề tâm lí. “Gia đình tôi có nhiều người bị trầm cảm, nhưng tôi thì chưa,” tôi nói. “Như vậy thì tốt rồi”, cô nói rồi tick vào một ô trong checklist. Tôi không biết gì về trầm cảm sau sinh hay rối loạn tâm thần, và tất cả những gì được nghe về nó là khả năng xảy ra rất thấp.
Những khó khăn sau sinh được mô tả trên tivi là hình ảnh một người mẹ với vết nôn ợ đầy trên áo, khóc lóc gọi cho mẹ mình. Sau đó cô sẽ cúp máy và nhấm nháp bánh ngọt. Có gì còn tồi tệ hơn nữa chăng? Sẽ ra sao nếu tôi miêu tả nó như “cuộc sống của bạn đảo lộn, i hệt có một con quỷ đang muốn xé bạn từ bên trong, phá hủy cuộc đời, nó điều khiển bạn, làm cho bạn muốn giết chính mình và đứa bé. Và thì thầm bên tai bạn rằng sẽ không bao giờ rút lui”.
“a complete dismantling of your reality in a way that makes you feel like you have been possessed by an evil being who wants to rip you apart from the inside out, ruin your life completely, make you seriously consider killing yourself and your child, and whispers in your ear that they’re never, ever going to leave”
Trầm cảm là sự kết hợp giữa muộn phiền và thờ ơ. Tôi cảm thấy nó đang lớn dần bên trong, làm cho tâm trí căng thẳng tột độ, đến nỗi quá sợ hãi để bỏ chạy. Nỗi lo lắng sau sinh lớn lên từ sợ hãi, dù tôi hiểu không có gì đang thật sự đe dọa mình. Mọi thứ đều ổn, tôi đang an toàn. Nhưng buồn cười là tôi luôn thấy hồi hộp. Kì lạ thay. Tôi nghe thấy tiếng động từ đâu đó, giống như tiếng rì rầm ở bên tai. Rồi tiếng động ấy to dần. Tôi cũng không thèm ăn uống. Mọi người mang đến những món tôi thích nhưng tôi chẳng tài nào nuốt nổi. Nó nhạt nhẽo và vô vị, thật sự. Những cơn mất ngủ cứ thế dày vò tôi. Tôi thức đến đêm khuya, nghĩ đến những viễn cảnh đáng sợ, người tôi đầm đìa mồ hôi còn cơ thể lúc nào cũng ngứa ngáy. Tim tôi đập liên hồi khi thấy Jeremy ngủ say bên cạnh, nỗi sợ cứ thế tăng lên. Nếu như anh ấy không thức, ai sẽ là người giữ an toàn cho tôi? Tôi chẳng thể thấy an toàn ngay chính trong căn nhà, căn phòng này, trong chính cuộc sống của mình. Tất cả đều đen tối, xám xịt, tôi như đang trong một bộ phim kinh dị. Còn gì có thể tồi tệ hơn? Khi kẻ phản diện trong bộ phim ấy lại chính là tôi.
Bạn bè và gia đình luôn gắng hết sức để giúp đỡ, nhưng chỉ làm tôi thấy mình đang là gánh nặng cho họ, và sẽ thật tốt hơn nếu như tôi không còn tồn tại trên đời. Tôi hình dung về ngày mà mình chết, họ sẽ buồn chứ, chắc chắn rồi, nhưng ít nhất sẽ có ai đó nói ra rằng “Có lẽ đấy là điều tốt nhất cho nó”. Tôi cũng đã mường tượng ra cách mình sẽ ra đi như thế nào, không hẳn là lên kế hoạch, nhưng tôi đã nghĩ về nó. Một ngày, suýt chút nữa tôi đã lao vào một chiếc xe tải, chỉ kịp dừng khi chút lí trí còn lại ngăn tôi không thể làm điều đó với người khác.

Một tháng sau đó, sau lần thứ tư đến khoa cấp cứu, tôi được chuyển tới phòng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh (MBU). Lần ấy, tôi được đưa đến bệnh viện bởi một người phụ nữ đã trải qua trường hợp tương tự; Jeremy ở nhà cùng con. Tôi biết cô qua một nhóm WhatsApp, nhưng chỉ thật sự gặp mặt vào buổi sáng hôm đấy. Trong suốt quá trình chống chọi với căn bệnh, lần đầu tôi cảm nhận được tình thương và sự đồng cảm vô điều kiện từ những người mẹ khác. “Nhiều người nói rằng bệnh tâm lí chẳng khác gì cái chân gãy, và điều đó thật vớ vẩn!” Cô ấy nói khi cho tôi xuống ở cửa bệnh viện, rồi tặng tôi một cái ôm. Vì covid, cô không thể vào trong cùng tôi. “ Hãy cứ thoải mái kể tôi nghe tất cả nhé. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị!” Tất cả, trong tình huống này, bao gồm cả những suy nghĩ đen tối đang bủa vây tâm trí tôi hiện tại.
3. Những ngày đầu tiên ở MBU (mother and baby unit).
Đêm đầu tiên ở phòng bệnh, tôi đã nghĩ đến việc cắt trụi mái tóc mình. Tôi chán ghét nó, muốn vứt bỏ nó đi. Mái tóc mà tôi đã nuôi dưỡng hàng năm trời. Mái tóc xoăn, dài đến gần ngực. Tôi yêu mái tóc mình. Nó là một phần con người tôi. Nhưng bây giờ chỉ còn là sự phiền phức, tôi chẳng chịu được mái tóc của chính mình nữa. Chỉ là, họ đã tước lấy mấy cắt ngay khi tôi có ý định làm việc ấy. Kể cả mấy đoạn dây cáp, hay túi ni lông. Tôi còn chẳng có bộ đồ ngủ nào. Họ sợ tôi sẽ dùng đoạn dây đeo để tự sát. Nhưng điều đó phản tác dụng, nó chỉ làm ý định ấy ngày càng trỗi dậy. Tôi đã lén dấu đoạn dây sạc laptop, để nó trong cái vali dưới giường ngủ. Một buổi sáng, còn chút nữa thì tôi đã thành công, chỉ là một cơn sóng sợ hãi đổ ập đến. Jeremy gọi cho người quản lí, thông báo cho họ về ý định điên rồ của vợ anh. Tôi bất lực, tôi chỉ biết nở một nụ cười, hoang dại, và gọi anh là thằng khốn phản bội.

“Cô ổn chứ? Chờ đợi là một điều kinh khủng, đúng không?” Một người phụ nữ với mái tóc nâu dài, khuôn mặt tàn nhang nói vọng vào từ cửa phòng bệnh. Trên tay cô ấy đang ôm một đứa bé. Trước khi vào phòng bệnh, chúng tôi đều phải xét nghiệm Covid, và phải ở lại phòng cho đến khi có kết quả âm tính. Hay nói cách khác, chúng tôi sẽ ở trong căn phòng này 14 ngày liên tiếp, cùng với đứa con mới sinh, nếu như dương tính với Covid. Tôi không rõ đã có ai từng trải qua điều đó, tôi không quan tâm lắm.
Đến phòng chăm sóc bà mẹ và trẻ em là một việc kinh khủng và kì lạ. Giống như phải ngồi tù vậy. Chỉ là căn nhà giam này có thêm chút trang trí, mấy bức tranh vẽ gấu bông cũ kĩ treo đầy trên tường, một cái ghế cao mục nát, hay là cái thảm tứ tung đồ chơi, đủ màu sắc, phát ra mấy câu thơ cho trẻ con. Còn cả những nhân viên đầy sự tốt bụng, ấm áp và lòng kiên nhẫn, họ chỉ muốn bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng bạn không được ra khỏi phòng, sẽ có người đến kiểm tra, 15 phút mỗi ngày, 24/24. Họ ghi chép lại toàn bộ hoạt động của bạn. Tôi đã tò mò không biết mình được miêu tả như thế nào. Cũng không khó đoán lắm: “Elizabeth đang nằm trên giường”,“Elizabeth đang nằm trên giường”,“Elizabeth đang đi vệ sinh”, “Elizabeth đang nằm trên giường”.
Bọn tôi được sử dụng điện thoại, mặc dù trong tình cảnh ấy, email công việc hay tin nhắn Instagram chẳng có ý nghĩa gì lắm. Tôi mang theo vài bộ đồ mình hay mặc, rồi từng tuần trôi qua, mùa thu đến. Tôi nhờ Jeremy mang cho mình mấy bộ khác ở nhà. Anh cũng mang quần áo của tôi và con về nhà để giặt, tôi còn chẳng thể học cách dùng máy giặt trong viện.
Đôi lúc, tôi có cảm giác mình đang trong một trại hè, mọi thứ thật kì lạ, nhưng cũng nhanh nhận ra mình đang điều trị tâm thần. Mọi tương tác xã hội duy trì ở mức thấp nhất, bạn không thể đến phòng của bệnh nhân khác, trò chuyện hay chạm vào con họ. Một vài tuần sau đó, bọn tôi được phép ra ngoài đi dạo, nhưng vẫn không thể gặp mặt nhau. Thuốc chống trầm cảm được đưa đến mỗi tối, trong chiếc cốc giấy, bọn họ sẽ kiểm tra xem liệu tôi có uống thuốc đầy đủ. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ phải ở đây, điều đó thật tồi tệ. Con trai tôi, thằng bé phải ngủ trong tòa nhà đầy những bệnh nhân tâm lí. Cả con của họ nữa. Lỡ như có ai trong số họ phát điên? Không, đùa chứ! Tôi cũng đang bị điên cơ mà.
What if one of them was crazy? Oh, but wait, I was crazy, too. Idiot.
Theo dõi phần 2 của bài viết:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Trần Lệ Thu
Trầm cảm sau sinh là có thật, và nó đến cả với những người tưởng chừng có sức khoẻ tinh thần khá tốt, luôn có chồng và người thân ở bên động viên, giúp đỡ. Cho nên mình rất thương các chị phải vật lộn với giai đoạn hậu sinh sản một mình, hoặc ít sự trợ giúp.
Nhiều lúc mình muốn để em bé cho chồng trông một lát và bỏ ra ngoài ngồi một mình, sau đó lại cảm thấy có lỗi, rồi lại quay trở lại ôm con và khóc. Điều tồi tệ nhất có lẽ là việc cảm thấy mình không nên như thế, nhưng vẫn không thể ngăn bản thân đừng u uất tiêu cực nữa.
Dần dà mọi thứ cũng ổn thoả, bây giờ nghĩ lại lại thấy ơ sao mình không nghĩ thoáng ra chút. Những trong giai đoạn đó tâm trạng mình như một mớ dây thừng bị thít chặt lại một đầu, càng vùng vẫy càng thít chặt.
Mong các anh chồng thương yêu vợ mình nhiều hơn, và xin đừng nghĩ họ chỉ đang "làm quá" lên.
- Báo cáo

Santiago
Mình chưa từng chứng kiến bạn bè hay người thân phải trải qua trầm cảm sau sinh, nhưng đọc qua bài báo mới thấy sự kinh khủng của nó. Dù sao cũng chúc mừng bạn đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhé.
- Báo cáo