img_0
Ảnh bởi
Raul Angel
trên
Unsplash

4. Chúng tôi như một gia đình kì lạ.

Tôi dần có cảm tình với một số bệnh nhân khác, và với con của họ. Bọn tôi chia sẻ những bữa ăn và cả những mẩu chuyện, khi một người ngồi sau trong phòng, một người lấp ló bên lối ra vào. Chúng tôi tỉ tê so sánh các triệu chứng của nhau cho đến chập tối. Có thể coi chúng tôi như một gia đình, một gia đình kì lạ. Luôn nâng đỡ người khác khi mọi thứ trở nên quá khó khăn; đôi lúc chúng tôi cười khi có ai đó nói: “Mấy chuyện ở đây thật sự điên khùng, đúng không?”. Tôi còn nhớ một lần trở lại cùng chồng vào một buổi trưa. Một bà mẹ ngồi trước ba bữa ăn của bệnh viện. “Tôi thấy thật sự tuyệt vời!” cô ấy reo lên, “đã lâu lắm rồi tôi mới thèm ăn như thế này”.
Khi bất kì ai trong chúng tôi có dấu hiệu tiến triển, mọi người đều cảm thấy được truyền năng lượng. Dù cho tất cả đều muốn chóng khỏi bệnh, không ai muốn bỏ người đồng hành lại phía sau. Trước khi sinh con, tôi đã rất hoảng loạn khi nghĩ đến cảnh phải ở lại bệnh viện hằng đêm dài mà không có chồng mình bên cạnh. Còn bây giờ, tôi và con trai mình hoàn toàn ổn khi ở trong viện, tôi được yêu cầu phải điều trị trong vòng bốn tuần. Ơn trời, tôi được gặp Jeremy mỗi ngày, ở ngoài khu viện. Ngoài ra tôi không được phép gặp ai khác.
Những hình dung của tôi về phòng điều trị tâm lí được định hình bởi phim ảnh và tivi. Thực tế là chúng ít drama hơn rất nhiều, chúng tôi dành nhiều giờ liền trò chuyện về các show truyền hình. Đồ ăn trong ngày được order vào mỗi buổi sáng; sau đó là các lớp vận động, hoặc thiền, hoặc là một buổi workshop, nơi bạn có thể vẽ vời một chút. Đôi khi, tôi dành thời gian đi dạo trong khu vườn xinh đẹp đầy cây xanh, thằng bé sẽ tựa vào ngực tôi mà ngủ.
Thoạt tiên, việc bị giữ một mình trong phòng với đứa bé mới sinh là điều cuối cùng tôi có thể tưởng tượng. Và mặc dù những nhân viên tuyệt vời luôn cố gắng giúp đỡ, tôi cảm giác mình bị quăng xuống một cái hố sâu vậy. Nhưng tôi dần dần cảm thấy điều kì diệu của nó. Bạn học được cách chăm sóc trẻ, đầu tiên là với sự giúp đỡ liên tục từ các nhân viên. Sau đấy, từng chút, từng chút, họ sẽ để bạn tự lo liệu cho đến khi bạn hoàn toàn làm được một mình. Tôi thầm mang ơn nhiều người trong suốt quá trình hồi phục của mình, cả con trai tôi, thằng bé đã cứu sống tôi, đã cho tôi sự quan tâm, tình yêu, sự ấm áp, và trên hết là một lí do để tiếp tục sống. Tôi trân trọng khoảng thời gian chúng tôi đã ở cùng nhau ở viện.
img_1
Ảnh bởi
Rosie Sun
trên
Unsplash

5. Sự phục hồi.

Sự phục hồi của mỗi bệnh nhân phụ thuộc rất lớn vào liều lượng thuốc họ sử dụng. Mỗi tuần, chúng tôi được gặp các bác sĩ, và họ sẽ bàn về tiến triển cũng như công dụng của thuốc. Một tuần trước khi nhập viện, tôi bắt đầu sử dụng Sertraline (thuốc trị trầm cảm). Từ 50mg, liều lượng tăng đến 150mg mỗi ngày. Tôi vẫn đang sử dụng nó. Vào tuần thứ hai trong viện, tôi nói với bác sĩ của mình, một phụ nữ người Úc xinh đẹp, rằng thuốc có vẻ không có tác dụng. (it wasn’t even touching the sides). Tôi cần thứ gì đó khác. “Hãy kiên nhẫn, cần theo dõi ít nhất 4 tuần.” “Làm ơn đi” tôi năn nỉ cô ấy, “Hãy giúp tôi”. “Chúng ta có thể thử quetiapine, nó sẽ đẩy nhanh tốc độ của sertraline.” Đúng vậy, tuyệt!
Sau buổi gặp, tôi và chồng ngồi đợi trong quán cà phê của bệnh viện, tại chính chiếc bàn mà mới cách đó mấy tháng, chúng tôi đã xem ảnh chụp siêu âm khi con 12 tuần tuổi. Tôi vẫn nhớ niềm hạnh phúc khi ấy nôn nao đến trào thành nước mắt, và cả sự nhẹ nhõm. Tôi tìm hiểu về quetiapine trên điện thoại. “Nó là thuốc chống loạn thần, được dùng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt,” tôi bảo chồng. Không quên những triệu chứng kinh khủng đi kèm theo đó. Tôi không muốn sử dụng chúng. Anh ấy bảo tôi nên thử, nếu như kết quả không như mong đợi, chúng tôi sẽ tìm cách khác.
 Liệu trình này sẽ kéo dài bao lâu? 
Liệu tôi có vượt qua được nó không? 
Tối hôm ấy, tôi mơ thấy một chiếc cheeseburger. Một lát bánh mì mềm, vàng óng; phô mai thì tan chảy; còn miếng thịt vừa chín tới, còn hồng. Nước thịt chảy xuống tận cằm. Tôi đã tận hưởng chiếc hamburger ấy cả đêm, thèm thuồng và ngấu nghiến, lẽ dĩ nhiên là trong mơ. Tôi thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau và là người đầu tiên xếp hàng trong căn tin bệnh viện. Lần đầu tiên trong 6 tuần, tôi đói. Tôi tiếp tục sử dụng quetiapine, và đẩy mạnh lượng thuốc từ 50mg lên 150mg.
img_2
Ảnh bởi
Szabo Viktor
trên
Unsplash
Trước khi bị bệnh, tôi hầu như chưa bao giờ phải dùng đến thuốc. Tôi không tin lắm vào tác dụng của chất kích thích nói chung, kể cả là thuốc kháng viêm (ibuprofen) hay paracetamol, thậm chí là caffein. Tôi hiếm khi nào bị bệnh, mà nếu như chẳng may, tôi cứ thế khỏe lên. Tôi nói không với đồ có cồn, hay chất kích thích. Hiện tại tôi dùng 5 vỉ mỗi ngày, có hình xăm trên chỗ mạch máu mà tôi đã nghĩ sẽ cắt nó không biết bao nhiêu lần, và tôi đã thật sự cắt tóc mình. Chỉ là sau khi đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Không phải ai trong bệnh viện đều là những phụ nữ da trắng, trung lưu, và điều đó thật sự bất ngờ, thậm chí kinh khủng khi chứng kiến họ đối xử với chúng tôi khác nhau như thế nào. Tôi phải nhấn mạnh rằng, sự khác biệt không do các nhân viên, mà nằm ở hệ thống (system). Một vài người phải đấu tranh để được nuôi con (custody battle), một vài trải qua căn bệnh tâm thần đến mức phát điên, họ cố bắt những đứa con của người khác vì tưởng chúng là con họ. Một vài người cần đến người thông dịch. Một số còn quá trẻ, họ là những thiếu nữ. Đa số đều phải một mình chống chọi lại với căn bệnh, mà không có gia đình bên cạnh. Điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả là pháp luật hầu như chẳng có sự giúp đỡ đến họ: thậm chí trở nên trói buộc, ít tự do hơn, nhiều sự soi sét, và những đợt điều trị kéo dài. Không chỉ là vài tuần hay vài tháng, mà là hằng năm trời. Thật dễ dàng để một người phụ nữ bị mắc kẹt trong chính hệ thống này. Bạn trở thành cái mà người ta đối xử với bạn.
I saw how easy it is for people to become trapped in the system. The way people treat you is what you become.
Tôi đã bàng hoàng nhận ra, xã hội đã có thể sẽ cho rằng tôi không có đủ tư cách làm mẹ và tước đi đứa con mình. Điều tốt là việc ấy hiếm khi nào xảy ra. Xã hội không mong mang con bạn đi, và đừng để nỗi sợ ấy khiến bạn lưỡng lự khi tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Bạn cần kể cho họ, mọi thứ. Hoàn toàn chân thật là cách tốt nhất để vượt qua nó.
Việc rời khỏi viện tâm lí cũng kì lạ như cách tôi đến đó. Họ không chờ bạn hoàn toàn 100% hồi phục. Thay vào đó, bạn được rời đi khi đã có thể tự lo cho bản thân. Đó là một quá trình dần dần. Đầu tiên, bạn được về thăm nhà trong một buổi chiều, sau đó là một ngày, rồi qua đêm. Cho đến một hôm, tôi nghe phong phanh rằng mình sẽ được hoàn toàn về nhà sớm thôi. Tôi không chắc là mình sẵn sàng, tôi đã yêu chốn này và muốn ở lại. Họ khuyên tôi nên trở về vào cuối tuần. 
Ngày ấy đến, Jeremy đón mẹ con tôi. Anh ấy đã lấp đầy chiếc tủ lạnh bằng toàn những món tôi thích. Tôi luôn biết ơn nhưng cũng sợ rằng mình không thể đối mặt với điều ấy, và tôi sẽ làm anh thất vọng một lần nữa. Nhưng ngày sau khi thức dậy, tôi đã hoàn toàn ổn. Tôi dắt con trai đi dạo đến một siêu thị gần nhà và nhận ra bộ phim kinh dị đã đi đến đoạn kết. Bỗng nhiên cuộc sống trở nên tràn đầy. Tôi thấy nhẹ nhõm. Tôi biết rằng dù cho việc làm cha, làm mẹ có khó đến mức nào, tôi cũng sẽ vượt qua. Tôi đã làm được nó một lần.
Tôi còn nhớ ngày cuối cùng trong viện, tôi đến để thu dọn mấy vật dụng cá nhân. Cô y tá từ ngày đầu đến để giúp tôi. Không tiệc chúc mừng, không có quá nhiều cảm xúc. Cô chỉ đến để mang mấy túi đồ ra ngoài cửa bệnh viện. Sau đó tôi mới nhận ra mình để quên chiếc áo thun ở trên giường. Và cũng không có ý định sẽ đến lấy. Tôi nghĩ, trong tiềm thức, mình cần một cái cớ đến thăm lại chỗ này. Giống như bạn để quên một món đồ tại nhà người mà mình thầm thích.

6. Trầm cảm sau sinh-còn hơn cả một căn bệnh.

Kể từ khi ra viện, tôi bắt tay vào dự án một bộ phim về các bệnh tâm lí mãn tính (maternal mental health illness) và cách chúng ta miêu tả hay đối xử với chúng trong xã hội phương Tây. Với quyền phá thai bị bãi bỏ ở Mỹ, người phụ nữ dường như bị bó buộc trong căn nhà; các vai trò của họ chỉ còn xoay quanh việc làm mẹ, đầy những cảm giác xấu hổ và tội lỗi, những bất an của chúng ta đang được ngành công nghiệp nuôi dạy con trẻ lợi dụng triệt để. Ý nghĩ rằng phụ nữ phải mong muốn được làm mẹ, sau đó trở nên xinh đẹp và hài lòng với con họ, rằng họ không được nề hà hay buồn phiền với thiên chức ấy, đã hằn sâu trong tâm trí của chúng ta. Và cả những áp lực tạo nên nỗi tủi nhục mà phụ nữ phải chấp nhận và truyền lại, chính những áp lực ấy đã không cho họ quyền được cất lên tiếng nói mà họ thật sự cần. Đây là một thực trạng đáng báo động mà chúng ta đang đối mặt. Chỉ riêng ở Anh quốc, 27% các bà mẹ đang mắc các bệnh tâm lí sau sinh. Còn ở Hoa Kì, bệnh tâm lí là tình trạng phức tạp nhất trong giai đoạn thai sản và sinh con? Và tự tử và lạm dụng thuốc đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của các bà mẹ trong năm đầu tiên. Mặc dù phụ nữ da màu có nguy cơ mắc phải tình trạng này hơn ai hết, họ hiếm khi nào tìm kiếm sự giúp đỡ.
With the right to abortion being overturned in America, it feels as if we are regressing to a place where women are yoked to the home; forced into being nothing but mothers, filled with shame and guilt, our insecurities capitalised on by the booming parenting industry. The idea that women must want to be mothers, and then must be glowing and thrilled with their babies, that they mustn’t complain or be unhappy with their new role, is still intricately woven into our culture. And that pressure creates shame that women swallow and pass on, and it is that shame that stops women from asking for the help they so desperately need.
Tôi đã may mắn được nhận sự chăm sóc tiên tiến nhất. Nhưng với nhiều quốc gia, trầm cảm sau sinh vẫn là một khái niệm mơ hồ và ít nhận được sự quan tâm.
Một vài người dạo gần đây đã hỏi tôi Jeremy đã xử lí thế nào khi tôi và con ở trong viện. Tôi nhớ anh ấy đã rất can đảm, vững chãi, và liên tục nhắn nhủ rằng bệnh tình của tôi sẽ tiến triển. Nhưng tôi chưa bao giờ thật sử hỏi anh ấy cảm thấy như thế nào. Anh nghĩ ngợi đôi chút, và bảo: “Thật kinh khủng khi phải chứng kiến em cứ phải đến bệnh viện, nhưng cảm giác căn bệnh ngày càng dịu đi cũng thật tuyệt vời.” “Anh không cảm thấy tiếc về thời gian đáng lẽ đã có thể ở bên mẹ con em sao?” “Không, không hề. Anh biết em đang được chăm sóc, và điều đó thật tuyệt. Anh không có tâm trí nào cho những suy nghĩ tiêu cực nữa. Anh trân trọng cả hành trình mà mình đã cùng đi qua.” Em cũng vậy!
Con trai tôi nay đã tròn 2 tuổi rưỡi. Thằng bé thật ngọt ngào và hạnh phúc, và chúng tôi cảm thấy thật may mắn. Tôi vẫn phải dùng thuốc và tôi không chắc sẽ ngưng sử dụng. Khi được hỏi liệu tất cả những gì đã trải qua có làm chúng tôi lưỡng lự khi sinh con thứ hai. Câu trả lời là không, không hề dù chỉ một chút. MBU là một nơi tuyệt vời và tôi thoải mái nếu đến đó một lần nữa. Tôi đã vượt qua căn bệnh ấy một lần. Và hoàn toàn có thể lặp lại điều ấy một lần nữa.
img_3
Ảnh bởi
Kelly Sikkema
trên
Unsplash
Toàn bộ bài viết trên được dịch lại từ một bài báo được viết bởi cây bút Elizabeth Sankey đăng trên mục psychology của tờ Guardian. Cá nhân mình khi dịch, mong muốn có thể giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh trầm cảm sau sinh và hậu quả nó có thể mang lại. Lưu ý nội dung bài viết và các tên thuốc chỉ có giá trị tham khảo.
Bài viết gốc:
Phần 1: