1. Sự tìm ra Toàn Thức (Tự Ngã)

Jung kể lại rằng vào một buổi chiều chủ nhật năm 1916, khi ông đang ngồi trong phòng khách của mình tại Seestrasse ở Kusnacht, ông cảm thấy một bầu không khí nặng nề trong ngôi nhà.
“Tôi bắt đầu thấy bồn chồn, nhưng tôi không biết nó có nghĩa là gì hoặc 'họ' muốn gì ở tôi. Có một bầu không khí đáng ngại xung quanh tôi. Tôi có cảm giác kỳ lạ rằng không khí chứa đầy những thực thể ma quái. Cứ như thể ngôi nhà của tôi bắt đầu bị ma ám..
Khoảng năm giờ chiều chủ nhật, chuông cửa trước bắt đầu reo điên cuồng... Nhưng trong tầm nhìn thì không thấy ai cả. Tôi đang ngồi gần chuông cửa, và không chỉ nghe thấy “nó” mà còn thấy “nó” di chuyển. Tất cả chúng tôi chỉ biết nhìn chằm chằm vào nhau. Bầu không khí trở nên dày đặc, tin tôi đi! Sau đó, tôi biết rằng có điều gì đó phải xảy ra. Toàn bộ ngôi nhà được lấp đầy như là bởi một đám người xuất diện, nhồi nhét đầy linh hồn (spirits). Chúng tập trung ngay trước cửa, bầu không khí quá dày nên hầu như không thể thở được. Với tôi, tôi đã run rẩy với câu hỏi: 'Vì Chúa, đây là thứ gì trên đời vậy?' Sau đó, họ kêu lên bằng một điệp khúc, 'Chúng tôi đã trở về từ Jerusalem, nơi chúng tôi không tìm thấy những điều chúng tôi đang tìm kiếm.”. (Memories, Dreams, Reflections, p190)
Họ thỉnh cầu tôi cho họ vào, và thế là tôi bắt đầu thuyết giảng. Các từ ngữ lần lượt xuất hiện và Jung chỉ việc nói nó ra .
Trong vài ngày sau đó, Jung ghi chép lại thành một văn bản lấy tên là “Bảy bài giảng cho người chết”. Jung viết nhưng ông nói rằng nó được rao giảng bằng lời nói và thông qua một vị thầy thuộc trường phái Ngộ đạo là Basilides, là một thông điệp đến với Jung từ phần cổ mẫu của tâm thần. (theo Memories, Dreams, Reflections, các trang 189-191.)
Tóm tắt lại câu chuyện: ngày hôm đó, các vong linh tìm đến Jung vì mong muốn được nghe thuyết giảng, để có được điều họ đang tìm kiếm. Và khi họ gặp Jung thì một vị thần là Basilides, thông qua cơ thể vật lý của Jung để thuyết giảng rồi sau đó siêu thoát cho họ. Ở đoạn cuối cùng của bài giảng thứ 7: “Sau đó, vong linh im lặng và bay lên như khói phía trên ngọn lửa của người chăn gia súc, người suốt đêm canh giữ đàn chiên của mình.”
Jung là người có tìm hiểu và nghiên cứu Phái Ngộ Đạo trước đó, nhưng những nội dung được thuyết giảng lúc này chưa từng được ghi chép hay tồn tại; thần Basilides của phái này đã thông qua Jung và lúc này Jung là một kênh dẫn (channel).
Việc lên đồng hay dẫn kênh là: ý thức (consciousness) của một người kết nối với Tự Ngã (cụ thể là một vị thần nào đó ở chiều kích của Tự Ngã) và vị thần truyền đạt thông tin thông qua ý thức, cơ thể vật lý của người dẫn kênh (channeler). Điều này sẽ được tìm hiểu kỹ ở bài khác.
Vị thần Basilides thuyết giảng khi ông ở vị trí của PLEMORA. Plemora: Pleroma (Tiếng Hy Lạp: πλήρωμα, nghĩa đen là 'fullness') thường đề cập đến tổng thể của sức mạnh thần thánh. Nó được sử dụng trong bối cảnh thần học Kitô giáo, đặc biệt là trong thuyết ngộ đạo. Từ này được sử dụng 17 lần trong Tân Ước. Theo Jung, Plemora là sự hiệp nhất của các mặt đối lập, tức là thoát khỏi chiều kích (dimension) nhị nguyên của tâm thức.
Một câu chuyện khác là trong cuộc sống thường ngày, Jung vẫn tiếp tục cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của mình. Thời kì này gần như trùng khít với Thế chiến thứ nhất mà Thụy Sĩ, một quốc gia trung lập, bị cô lập khỏi châu Âu và thế giới. Việc đi lại là không thể. Jung đi lính như bao công dân khác và là một bác sĩ quân y với vai trò phụ trách trại các tù nhân chiến tranh ở Chateau d”Oex ở phần nói tiếng Pháp của đất nước. Đây là một công việc quản lí buồn tẻ và như thường lệ ông bắt đầu dành một phần thời gian vào mỗi buổi sáng để vẽ các vòng tròn và nắn nót chúng thêm khi cảm thấy phải làm vậy. Sau công việc này ông cảm thấy khỏe khoắn hơn và sẵn sàng cho một ngày làm việc mới. Hoạt động này là trọng tâm với Jung như ông ghi trong tự truyện. Cho đến 20 năm sau khi có thể di chuyển và đi tới Ấn Độ, ông bỗng thấy những hình vẽ của mình giống với những bức vẽ Mandala nơi đây. (Memories, Dreams, Reflections, các trang 195-197.)
Bức mandala đầu tiên được Jung vẽ hoàn toàn trong vô thức, trong Bảy bài giảng cho vong linh (1916). Bức vẽ mang tên Hệ thống tất cả các thế giới.
Bức mandala đầu tiên được Jung vẽ hoàn toàn trong vô thức, trong Bảy bài giảng cho vong linh (1916). Bức vẽ mang tên Hệ thống tất cả các thế giới.
Mandala là một biểu tượng phổ biến chung biểu hiện trực giác của một tổng thể đã được sắp xếp trật tự.

Để đặt tên cho nhân tố cổ mẫu hoạt động trong tâm thần sinh ra mục tiêu và hình thức này, Jung chọn thuật ngữ The Self tự ngã theo như Kinh Upanishads của Ấn Độ để chỉ một nhân cách cao hơn, atman.

“Tôi sống, không phải tôi sống, mà là Đấng Christ sống trong tôi” (Galati 2: 20). Đứng trên bình diện tâm lý, Tự ngã được định nghĩa như là sự “thuần nhất” và “tròn đầy” của con người (Collected Works 11, p231).

2. Đinh nghĩa Toàn Thức

Tự ngã là tầng vô thức sâu nhất trong vô thức, được gọi là “hạt nhân của tâm thức”. Nếu so sánh hệ tâm thức với một quả cầu, thì ý thức chỉ là một vạt đất trắng nhỏ (tương tự phần nổi 10% của một tảng băng trong dòng sông hay biển cả) với một chấm ở giữa gọi là cái Tôi, trong khi Tự ngã là cái trung tâm trong lòng cầu và đồng thời là toàn bộ quả cầu. (theo Marie-Louise von Franz.)

Tự ngã (The Self). Nguyên mẫu (archetype) của sự toàn vẹn, hòa hợp (wholeness) và trung tâm vận hành của tâm thức; một thế lực siêu việt cá nhân vượt lên trên cái tôi (ego).

Tự ngã không chỉ là trung tâm, mà còn là toàn bộ ngoại vi, tức bao hàm cả ý thức lẫn vô thức, nó là trung tâm của tổng thể này, cũng giống như cái tôi là trung tâm của ý thức. ("Introduction," Collected Works 12, page 44.)
Ở tầng sâu nhất của vô thức Tự Ngã chi phối tổng thể hoạt động tâm thần với quyền lực cao nhất.
Sơ đồ tâm hồn theo Carl Jung. The Self là sự liên hợp của toàn bộ yếu tố. Mọi bản ngã (cá thế) đều nằm bên trong là một phần của Toàn Thức.
Sơ đồ tâm hồn theo Carl Jung. The Self là sự liên hợp của toàn bộ yếu tố. Mọi bản ngã (cá thế) đều nằm bên trong là một phần của Toàn Thức.
Jung cho rằng tất cả chúng ta đều có hình ảnh Chúa (Imago Dei) - dấu ẩn của tự ngã - trong mình. Imago Dei dịch theo tiếng la tinh là "Image of God" được tìm thấy trong sách Sáng thế ký trong câu chuyện về sự sáng tạo. Có nghĩa giống với Chúa, phản ánh bản chất thiêng liêng của Đức Chúa Trời. “Sau đó, Thiên Chúa nói, "Chúng ta hãy tạo ra con người theo hình ảnh của chúng ta, sau sự giống nhau của chúng ta. Và hãy để họ có quyền thống trị đối với cá biển và trên những con chim của thiên đàng và trên gia súc và trên khắp trái đất và trên mọi thứ leo thang trên trái đất. Vì vậy, Thiên Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của chính mình, trong hình ảnh của Thiên Chúa, ông đã tạo ra con người; Nam và nữ được tạo ra.” (Sáng-thế Ký 1:26-27)
Tự Ngã, hay Toàn Thức; đồng thời vừa là một trung tâm lại vừa là toàn thể. Việc coi cái tôi và tự ngã như hai thực thể tách biệt chỉ là phương tiện lý tính cần thiết để hiểu về chúng.

Nói chung Toàn Thức chỉ một chiều kích của tâm thức (mà có vẻ là cả thực tại vì tâm thức quyết định thực tại), là chiều kích cao hơn nơi mà không còn phân định nhị nguyên, thiện – ác (bên kia thiện ác), nơi đó cũng có các trung tâm tự trị như là những cá thể riêng biệt, với quy tắc là chiều kích cao hơn bao gồm và cấu thành bởi toàn bộ các chiều kích nhỏ hơn). Ở một mật độ nào đó, Nguồn (Source) hay Chúa Cha, hay các Thượng đế ở chiều kích của Toàn Thức.

3. Các biểu hiện của Toàn Thức

Những hình ảnh Tự ngã đến với con người thường được diễn tả thông qua (1) hình dạng người, (2) hình dạng các sinh vật hay các vật thể trong trời đất; các sinh vật, như sư tử, bạch tượng, chim, cá, rắn; các vật thể, như cây, cây đa, cây phượng vĩ; đá, đá tảng, đá quý; hoa, hoa hồng, hoa sen, (3) hoặc thông qua các biểu tượng hình học có tính trừu tượng hơn, như hình tròn, hình cung nguyệt (mandala), hình vuông (bộ tứ), ngôi sao hay “thập tự giá” của Kitô giáo.
Trong các nền văn hóa khác nhau của loài người, những hình ảnh “thần”, “con người nguyên thủy”, “con người hoàn vũ”. Truyền thống Do Thái và Kitô giáo có Adam – Adam thứ nhất và Adam thứ hai là Đấng Christ; truyền thống Ba Tư có Gayomart (người nguyên thủy); truyền thống Trung Hoa có Bành Tổ: (vị thần tạo hình sông núi bốn phương đất trời Trung Quốc); truyền thống Ấn Độ có Purusha.
Jung và Mandala Tây Tạng.
Jung và Mandala Tây Tạng.

“Những hình ảnh này trong các truyền thống văn hóa và tâm linh đều muốn diễn tả cái cơ sở thâm sâu của con người là Tự ngã, với những đặc tính vượt lên trên cảm giác, ý thức và những mục đích thực dụng, những đặc tính nội tâm, tâm linh, bền vững, vĩnh viễn, những đặc tính thuần nhất và thành toàn.” (Collected Works 6, 891; 11, 231tt).

Đối với nhiều thể thức của “hình dạng người”, Tự ngã đã tự biểu lộ như một “bản vị cao siêu”: không những như ngọc hoàng, anh hùng, ngôn sứ, cứu tinh... (Collected Works 6, 891), không những như một “thực hữu” vừa gần mà cũng vừa xa, vừa hoàn toàn là ta mà cũng vừa hoàn toàn khác ta (Collected Works 7, 398), mà còn – theo nguyên văn của C.G. Jung – như là Atman của Ấn giáo, như là Đạo của Lão giáo, như là “Thượng đế trong ta” của Kitô giáo, như là “Đấng Christ trong ta” với các ý nghĩa theo truyền thống John cũng như Paul (theo Kinh thánh Tân ước Kitô giáo).
Thái cực.
Thái cực.
Thái cực đồ (âm dương hiệp nhất) hay biểu tượng chữ Vạn(bộ tứ) cũng mô tả Toàn Thức.
Đối với Đức Lão Tử, nguyên thủy của vũ trụ và vạn vật là Đạo. Đạo là thể vô hình vô tướng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời. Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Một đó là Thái cực, Hai đó là Âm Dương, Ba đó là Tam Thiên Vị (Ba ngôi: Thái cực, Dương và Âm). Âm và Dương thu nhận Sinh từ ngôi Thái cực, rồi vừa xung đột vừa hòa hiệp, để tạo thành trời đất, vũ trụ và vạn vật. Cho nên theo ông, trong vạn vật đều có Âm Dương: Vạn vật đều cõng một Âm và bồng một Dương.
Vì vậy theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ thành hình, trong khoảng không gian hư vô bao la, có một chất sinh rất huyền diệu, gọi là ĐẠO. Đạo biến hóa ra Âm Dương. Âm Dương xô đẩy và hòa hiệp tạo ra vũ trụ và vạn vật. Vạn vật được hóa sinh ra, tác động với nhau, phồn thịnh với nhau, rồi cuối cùng tan rã để trở về trạng thái không vật không hình, tức là trở về nguồn gốc của nó là Đạo.
Chữ Vạn là một biểu tượng được tìm thấy rộng rãi trong cả lịch sử loài người và thế giới hiện đại. Ở Trung Quốc nó được đặt tên là 萬 (Vạn, pinyin: Wàn), nghĩa gốc là "10 ngàn" nhưng còn có nghĩa chuyển là "mọi thứ" (như vạn vật thường được hiểu là "mọi vật", hay trong câu "vạn sự như ý") và coi nó là một chữ, do vậy 卍 hay được gọi là "Vạn tự" (萬字 - pinyin: Wànzì).

4. Tác động và ý nghĩa của Toàn thức

“kinh nghiệm cho thấy rằng các biểu đồ vũ trụ của cá nhân Mandala là những tượng trưng của trật tự và xuất hiện ở các bệnh nhân chủ yếu trong những lúc mất định hướng hoặc hồi phục định hướng tâm thần”. Jung, Collected Works, 9ii, đoạn 60.
Khi mọi người vẽ hoặc mơ một cách tự phát về Mandala thì đó là gợi ý cho thấy điều trị rằng có một khủng hoảng tâm lí trong ý thức. Sự hiện diện của kí hiệu tượng trưng của tự ngã có nghĩa là tâm thần cần được thống nhất trở lại.
Trong thời kì rối loạn cao trào nhất, Jung đã tự phát vẽ ra các Mandala. Những tượng trưng bù trừ của tổng thể được tạo ra bởi tự ngã khi hệ tâm thần có nguy cơ bị suy sụp. Đây là thời điểm mà cổ mẫu tự ngã can thiệp và nỗ lực để thống nhất lại. Nhiệm vụ của tự ngã dường như là để tập hợp hệ tâm thần cùng nhau và duy trì nó ở trạng thái cân bằng. Mục tiêu của nó là sự thống nhất.
Sự thống nhất này không phải là tĩnh mà là động như chúng ta sẽ thấy trong bài về cá thể hóa (individuation).
Nhân tố chi phối toàn bộ hệ tâm thần và kết hợp chúng với nhau là một tác nhân vô hình được gọi là tự ngã. Nó là yếu tố tạo ra sự cân bằng giữa nhiều nhân tố khác nhau và gắn bó chúng lại thành một tổ chức duy nhất.
Tự ngã là trung tâm, và nó thống nhất các phần với nhau. Nhưng nó chỉ thực hiện được điều này từ một khoảng cách nhất định, giống như mặt trời ảnh hưởng tới quỹ đạo của các hành tinh. Bản chất của nó nằm ngoài những ranh giới của tâm thần. Nó là phần giống tâm thần psychoid, và nó mở rộng tới những vùng nằm ngoài kinh nghiệm và hiểu biết của con người. Theo nghĩa này, Jung nói tự ngã là vô tận. Ít nhất chúng ta không thể nói từ bằng chứng thực nghiệm là những ranh giới của nó có thể nằm ở đâu. (Bản đồ tâm hồn con người của Jung, Murray Stein.)
Yin yang 3D Torus Fibonacci. Pinterest.
Yin yang 3D Torus Fibonacci. Pinterest.
Còn tiếp... Chi Hoàng.
------------------------------------------------- Tham Khảo: Bản đồ tâm hồn con người của Jung, Murray Stein. Wikipedia Jung Collected Works Tâm lý học chuyên sâu, Lưu Hồng Khanh Jung Lexicon