Trong Marketing có một thuật ngữ “quyền lực” là Insight, hay còn gọi là “thấu hiểu”. Cắt nghĩa đơn giản, thấu hiểu là những suy nghĩ, cảm xúc thầm kín của khách hàng. Nếu nắm và chạm vào được những suy nghĩ ít-được-diễn-đạt-thành-lời này, ta có thể dựa vào đó để xây dựng lên những hoạt động Marketing (chiến dịch truyền thông, phát triển sản phẩm…) chạm đến trái tim của người tiêu dùng.
Có chạm “đến" hay không thì còn tuỳ chiến dịch, nhưng nỗ lực thực hiện điều này thì rất dễ gặp như gần đây thương hiệu giày Bitis ra mắt chiến dịch Marketing hướng đến gen Z, đi từ “thấu hiểu” rằng gen Z rất tin vào… tâm linh, đặc biệt là bộ môn bói bài Tarot. Gen Z sẵn sàng chọn tụ bài, nghe theo tiếng nói vũ trụ trước khi đưa ra một quyết định quan trọng. Bạn xem Bitis đã triển khai insight này như thế nào trong các print ads của mình nè.
Đương nhiên, ứng dụng của insight không chỉ bị bó hẹp trong Marketing. Kể cả khi bạn không theo Marketing, bạn cũng không thoát khỏi những tình huống đòi hỏi bạn phải nắm trong tay một insight chuẩn, ví dụ như khi định tổ chức một dự án xã hội hoặc khi làm bài tập nhóm trên trường, v.v.
Vậy câu hỏi quan trọng là, làm thế nào để tìm được insight?
Nhanh nhất và chuẩn xác nhất, đó chính là… hỏi thẳng người dùng, khỏi mất công quan sát rồi phỏng đoán vòng vo (mà chưa chắc đã đúng). Trong Marketing cũng vậy thôi: nếu muốn hiểu khách hàng cần gì, nghĩ gì, cảm thấy gì, nhanh nhất là setup một buổi thảo luận theo nhóm với họ - tức tập hợp khách hàng lại, đặt câu hỏi, rồi để họ trả lời mình nghe thôi. 
Nghe dễ dàng đúng không? Nếu thấy dễ là do chúng mình quên mất một yếu tố vô cùng quan trọng của insight - đó chính là đây là những cảm xúc THẦM KÍN, khó diễn giải được thành lời, mà đôi khi khách hàng cũng không biết mình đang cảm thấy điều đó cho tới khi ai đó diễn giải ra giúp họ. 
Chính vì THẦM KÍN và KHÓ NÓI (:D) như thế, nên người đại diện nhãn hàng đứng lên điều phối cuộc thảo luận nhóm phải là một người có kỹ năng cực kỳ tốt. Hỏi CÁI GÌ chỉ là một phần, quan trọng là bạn phải biết đặt câu hỏi NHƯ THẾ NÀO để người nghe cảm giác thoải mái khi đưa ra câu trả lời. Khi đó câu trả lời mới trung thực và chính xác - chính là insight mà mình cần tìm.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tìm insight này thay cho những phương pháp khảo sát truyền thống. Thay vì hì hụi tạo form khảo sát mà kết quả có độ chính xác không cao, bạn chỉ cần đơn giản xin các đối tượng tiềm năng cho phép mình phỏng vấn trực tiếp chừng 30 phút - 1 tiếng. Đảm bảo các thông tin và thấu hiểu bạn thu về được sẽ xịn hơn gấp 1000 lần.
Nếu chưa biết về kỹ năng này, không còn khởi đầu nào tốt hơn là học từ chuyên gia. Mình xin một phút quảng cáo cho một lớp học nho nhỏ (miễn phí) nhà WeCreate, sẽ diễn ra vào tối thứ Tư 11.08 tới đây với chủ đề: MODERATION SKILL - BÍ-THUẬT “ĐÀO” INSIGHT do chị Võ Như Ái đứng lớp.
Chị Ái có 16 năm kinh nghiệm trong mảng Market Research tại Nielsen và GCOMM - đồng thời cũng là một trong những moderator uy tín nhất trong thị trường Marketing với nhiều khách hàng “ruột” như Masan, BAT, Unilever, Greenfeed. Với profile khủng như vậy, chắc chắn chị Ái sẽ đặt cho bạn viên gạch foundation cực kỳ tốt trước khi bạn dấn thân thực hiện các buổi phỏng vấn nhóm. 
Sự kiện diễn ra vào tối thứ Tư ngày 11.08, từ 19:30 đến 20:15. Bạn có thể đăng ký ngay tại đây.
Vậy có còn cách tìm insight nào khác không? 
Có chứ, có nhiều là đằng khác. Bạn có thể tham khảo mô hình Insight 3-D dưới đây. Chúng mình sẽ cập nhật thêm các mô hình khác trong những bài viết tiếp theo.
*Mô hình insight 3-D này được tham khảo từ khóa học Quy trình khám phá insight 3-D trên Brandsvietnam.
Quy trình tìm insight 3-D - bao gồm ba giai đoạn: Direction (xác định phạm vi tìm kiếm), Discovery (khám phá thông tin) và Distillation (chắt lọc). 
1. Giai đoạn Direction: Xác định xem đối tượng mục tiêu của bạn là ai và mục đích tìm insight của bạn là gì.
2. Giai đoạn Discovery: Có mục tiêu rồi, mình bắt đầu đi khám phá! Bước này chia ra làm hai phần.
Phần 1: Internal discovery. Bạn sẽ phải tìm và đọc các dữ liệu sau:
Phần 2: External discovery: Bạn sẽ được ra ngoài xem xét ngó nghiêng và nói chuyện với khách hàng, yay!
Sau khi thu thập được đủ nhiều thông tin rồi, chúng mình sẽ tới giai đoạn 3.
3. Giai đoạn Distillation: Tổ chức một buổi insight workshop để các thành viên tiến hành thảo luận các thông tin đã thu thập. Chúng mình sẽ xử lý các thông tin đã thu thập được theo những cách sau:
Sau khi xử lý, kết nối các thông tin, bạn sẽ nhận thấy có những cụm thông tin rất chung chung, nhưng cũng sẽ xuất hiện các diễn giải khiến bạn cảm thấy “nói hoài không hết ý”. Hãy tập trung đào sâu những diễn giải ấy, bóc tách từng lớp, và insight đang chờ bạn ở cuối con đường đó ;)
Còn bạn? Bạn có nghĩ mình có nên nhất nhất tuân theo các mô hình tìm insight có sẵn hay không? Đã bao giờ bạn không làm theo một quy trình nào hết mà vẫn tìm ra và ứng dụng được một insight trúng-đích? Hãy kể cho chúng mình những trải nghiệm vác cuốc đi đào insight của bạn nhé!