Xin chào các bạn ngày nay thì thiền đã trở thành một khái niệm tương đối phổ biến trong xã hội hiện đại phần đông mọi người đều đã từng nghe qua về thiền nhưng để hiểu chính xác về thiền thì không nhiều kể cả những người đã hành thiền lâu năm
Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thiền là gì?, và lợi ích của thiền thực sự trong đời sống này như thế nào? mình cũng sẽ nêu ra những hiểu nhầm cơ bản mà phần lớn mọi người đều mắc phải khi nghĩ về thiền
Đầu tiên hiểu nhầm cơ bản nhất về thiền đó là thiền chỉ là thiền định thực tế là không. Thiền gồm 2 phần thiền định và thiền niệm
Thiền định hay còn gọi là thiền chỉ. Định có nghĩa là sự nhất tâm, khả năng trụ tâm tại một đề mục cố định. Ví dụ như hơi thở
Có tám tầng thiền gồm bốn tầng thiền sắc giới là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền( Trong Phật giáo khi một vị hành giả chứng quả A La Hán thì cũng đã thành tựu xong bốn mức thiền sắc giới) và bốn tầng thiền vô sắc giới là không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Khi tụ tập thiền định tốt tùy vào khả năng của từng người mà họ sẽ sinh ra những khả năng đặc biệt khác nhau chúng ta gọi đó là thần thông. Người thì có khả năng kết nối với năng lượng vũ trụ có người thì mở được luân xa. Có người thì có thể tách tâm ra khỏi thân và đi sang các cõi giới khác cao hơn và về sau có thể trở tái sinh tại những tầng này( như chư thiên trong Phật giáo và thiên thần ở trong văn hóa Tây phương)
Tuy nhiên, chỉ thiền định và nâng cấp linh hồn thôi thì chưa đủ để đạt được trạng thái giải thoát và diệt trừ tham sân si. Chính Đức Phật đã chứng ngộ ra điều này khi ngài quan sát thấy rằng sau khi ngài xuất định thì các phiền não của mình vẫn còn.
Định lúc này chỉ giống như đè một tảng đá lên cỏ. Khi chúng ta định tâm thì sẽ không thấy phiền não đâu. Nó sẽ sinh ra một cảm giác an lạc tạm thời nhưng khi xả thiền thì cỏ tức là phiền não vẫn còn nằm ở đó.
Vì vậy chúng ta cần có phần thứ hai đó là thiền niệm
Thiền niệm còn gọi là thiền quán, thiền Tuệ, thiền chánh niệm, thiền tứ niệm xứ, Minh Sát, Vipassana
Niệm tức là sự quan sát chú tâm, chúng ta quan sát những gì đang xảy ra trên thân và tâm của mình ở giây phút hiện tại có gì khởi lên thì chúng ta đều nhận biết khi niệm với một thái độ đúng đắn, tức là quan sát khách quan, không phán xét thì sẽ được gọi là chánh niệm. Khi bạn thực hành chánh niệm bạn sẽ diệt trừ được bản ngã tham sân si

Tại sao lại như vậy?

Vì bản chất tham sự ham muốnsân sự khó chịu chỉ đơn giản là thích và không thích xuất phát từ sự phân biệt nên khi thực hành chánh niệm tức là ta nhìn mọi vật một cách khách quan không bị cảm xúc chi phối thì lúc này sẽ không có thích và không thích. Chính là trừ bỏ tham và sân ở dạng đơn giản. Chính nhờ việc quan sát một cách khách quan nên ta sẽ nhìn được bản chất của sự vật sự việc vì thế trí tuệ khởi sinh diệt trừ được Si(Vô minh) tức là sự thiếu hiểu biết
Theo lý thuyết thập nhị nhân duyên(Vòng luân hồi của chúng sinh) khi tuệ phát triển mạnh cũng diệt trừ luôn được cả tham và săn ở cấp độ cao hơn
Trong thiền niệm cũng có mười sáu tầng tuệ và khi đạt được sẽ giúp cho hành giả chứng ngộ được tứ thánh quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán. Từ đắc đạo chính là việc chứng mộ được những thánh quả này. Tóm lại để có được hạnh phúc, sống hòa hợp với mọi người xung quanh. Chúng ta cần phải diệt trừ được tham sân si
Thiền là định và niệm đi song hành cùng nhau như chân trái và chân phải giống như một cốc nước có lẫn những hạt bụi trắng và đen. Hạt trắng đại diện cho những hạt giống tốt, hạt đen là những hạt giống không tốt tham sân và si. Thiền định là sự lắng tâm giúp cho các hạt vụn lắng đọng xuống lúc này thiền nhiệm sẽ quan sát và gắn bỏ những hạt đen ra khỏi cốc nước. Đó là sơ qua về ý nghĩa và đích đến của thiền
Mình sẽ lấy một số ví dụ nữa thực tiễn hơn và gần gũi hơn để các bạn hiểu được áp dụng được thiền vào trong cuộc sống nó như thế nào. Ví dụ khi ta bị ai đó chửi mắng bình thường chúng ta sẽ rất khó chịu. Có người thì sẵn sàng đôi coi lại với người kia. Có người nín nhịn được nhưng lại giữ sự bực bội đó trong lòng và xả sang chỗ khác có thể là với đồ vật hoặc người thân... Lúc này thiền niệm sẽ giúp làm chậm và lắng tâm của chúng ta lại. Và thiện niệm sẽ giúp chúng ta nhận diện được sự sân hận và thuần hóa được cái tâm của mình.
Hoặc khi chúng ta có bất kỳ ham muốn không tốt nào định và niệm sẽ giúp chúng ta quan sát được cái đang nổi lên trong tâm của mình và biết dừng lại nó kịp thời
Việc ngồi thiền lâu sẽ giúp chúng ta huấn luyện được thân của mình làm chủ được thân giúp chúng ta làm việc và nghỉ ngơi với giờ giấc theo ý muốn. Còn ngồi lâu mà tâm ít bị vọng động chính là làm chủ được tâm khiến cho nó không ham muốn và sân hận theo bản năng. Sự hiểu biết của chúng ta đối với cuộc sống cũng sẽ nhiều hơn nhưng mình đã phân tích ở phần đầu
Tóm lại thiền sẽ giúp chúng ta diệt trừ được tối đa cái bản năng của phần con mà phát triển phần người nhiều hơn
Tác giả: Vô Minh đến Minh Chỉnh lý, hình ảnh: Chơn Nguyên