9toTalk #3: Nghe hay không nghe "cộng đồng mạng"?
Lời ngỏ Xin chào các bạn, Từ những ngày đầu thành lập, Spiderum luôn hướng tới giá trị cốt lõi: đem tới một môi trường trao đổi cởi...
Lời ngỏ
Xin chào các bạn,
Từ những ngày đầu thành lập, Spiderum luôn hướng tới giá trị cốt lõi: đem tới một môi trường trao đổi cởi mở, đa chiều nhưng văn minh và tôn trọng lẫn nhau. Với mong muốn giúp cho Spiderum trở thành một nơi gặp gỡ tin cậy của các bạn trẻ—những người cần một địa chỉ lành mạnh hơn các tờ báo lá cải và newsfeed Facebook tràn ngập fake news—chúng tôi nhận ra rằng cộng đồng Spiderum cần nhiều hơn những nội dung tranh luận gắn liền với hơi thở thường nhật, để thể hiện góc nhìn riêng, hoặc để chia sẻ kinh nghiệm, hoặc để tâm sự... về bất cứ thứ gì có thể hữu ích với một người trẻ.
Và vì thế, chuyên mục mới mang tên [9toTalk] sẽ được lên sóng hàng tuần vào lúc 9 giờ tối Thứ Ba tại Spiderum.com với các chủ đề trao đổi hoặc mang tính thời sự, hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện chia sẻ.
Nếu bạn là chiếc lá, thì việc của bạn chỉ là xanh thôi. Nhưng bạn là một người trẻ, vậy nên chúng tôi mong rằng các bạn sẽ hưởng ứng nhiệt tình hoạt động nhỏ này và đem tới một giá trị gì đó—bất kể ít hay nhiều—cho những người xung quanh.
Từ những ngày đầu thành lập, Spiderum luôn hướng tới giá trị cốt lõi: đem tới một môi trường trao đổi cởi mở, đa chiều nhưng văn minh và tôn trọng lẫn nhau. Với mong muốn giúp cho Spiderum trở thành một nơi gặp gỡ tin cậy của các bạn trẻ—những người cần một địa chỉ lành mạnh hơn các tờ báo lá cải và newsfeed Facebook tràn ngập fake news—chúng tôi nhận ra rằng cộng đồng Spiderum cần nhiều hơn những nội dung tranh luận gắn liền với hơi thở thường nhật, để thể hiện góc nhìn riêng, hoặc để chia sẻ kinh nghiệm, hoặc để tâm sự... về bất cứ thứ gì có thể hữu ích với một người trẻ.
Và vì thế, chuyên mục mới mang tên [9toTalk] sẽ được lên sóng hàng tuần vào lúc 9 giờ tối Thứ Ba tại Spiderum.com với các chủ đề trao đổi hoặc mang tính thời sự, hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện chia sẻ.
Nếu bạn là chiếc lá, thì việc của bạn chỉ là xanh thôi. Nhưng bạn là một người trẻ, vậy nên chúng tôi mong rằng các bạn sẽ hưởng ứng nhiệt tình hoạt động nhỏ này và đem tới một giá trị gì đó—bất kể ít hay nhiều—cho những người xung quanh.
***
Sự phát triển của Internet tại một đất nước đang phát triển như Việt Nam thường sẽ đem lại những góc nhìn thú vị. Khác với đám đông ở ngoài, khi bạn có thể chỉ mặt đặt tên, và biểu tình cùng lắm được dăm ba tiếng đồng hồ dưới nắng là ngất, "cộng đồng mạng" là một đám đông giấu mặt hoạt động 24/7, không bỏ qua bất kể một cái gì, từ chuyện hôm nọ chỗ kia nổ xe phân tới chuyện hôm nay tranh chấp ngoài biển Đông hoặc chuyện đặc khu kinh tế.
Hãy khoan bàn đến giọng mỉa mai châm biếm ở đây, bởi ngoài việc mào đầu và xỉa xói thì nó không có ý nghĩa gì cả. Cái chúng ta muốn bàn ở đây là: Liệu có nên coi ý kiến của "Cộng đồng mạng" là có trọng lượng hay không? Và nếu có, thì đến mức độ nào?

Các thảo luận khác:
Cộng đồng Spiderum

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Phàm nhân tu tiên
Ngay từ định nghĩa về "cộng đồng mạng" đã thấy rất mơ hồ.
Cộng đồng spiderum có phải là một phần trong cộng đồng mạng không ? Mình nghĩ là có. Về mặt xã hội học, mình nghĩ rằng "cộng đồng mạng" là một tập hợp quá lớn và phức tạp để có thể quy kết thành một định nghĩa mang tính thống nhất. "Cộng đồng mạng" không phải là một đám đông, mà là sự tập hợp của rất nhiều đám đông với vô vàn quan điểm.
Với bản chất như vậy, ý kiến của "cộng đồng mạng" về một vấn đề nào đó cũng rất đa chiều, theo kiểu "vàng thau lẫn lộn". Nên mình nghĩ vấn đề không phải là có coi ý kiến "cộng đồng mạng" có trọng lượng hay không, mà là việc chúng ta có khả năng phân biệt ý kiến nào có trọng lượng, ý kiến nào thì không.
Cần nói thêm rằng, đám đông không phải luôn trong tình trạng cảm tính, "vô thức". Trong cuốn Trí Tuệ Đám Đông, tác giả James Surowiecki đã dẫn ra trong một số trường hợp hoàn cảnh nhất định, ý kiến của một đám đông sẽ vô cùng có trọng lượng hơn bất cứ một cá nhân nào, cụ thể trong các điều kiện sau:
1/ Đám đông có sự đa dạng về ý kiến. Mỗi người nên có một thông tin riêng nào đó, dù đó có thể là một cách diễn giải đặc biệt về những sự kiện đã biết.
2/ Đám đông có sự độc lập. Các ý kiến của mọi người không được hình thành theo ý kiến của những người xung quanh.
3/ Đám đông có sự phân cấp - phi tập trung hoá. Không có bất cứ một sự chỉ đạo (từ trung tâm) nào đối với từng thành viên trong nhóm.
4/ Đám đông có sự tổng hợp. Nhóm phải có cơ chế để biến những ý kiến riêng thành ý kiến tập thể.
Tóm lại, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta có nhận thức được đám đông nào có trí tuệ để tạo ra những thông tin chất lượng. Phía trên là 4 yếu tố căn bản mà bạn cần quan sát trong một đám đông để rút ra kết luận cho bản thân.
Và spiderum là một hình mẫu của đám đông tri thức, mình nghĩ vậy.
- Báo cáo

tuna_salad
Mình chỉ nghĩ đơn giản, là mỗi người tự tìm đến 1 cộng đồng cho họ cảm giác phù hợp để sinh hoạt, thể hiện và tìm thấy những người tương đồng giống mình.
Cá nhân thấy, như những beatvn hay bất kì những page FB soi mói vào diễn biến những chuyện giải trí cướp giết hiếp, đa phần tập trung những tay hiếu kỳ, manh động và bầy đàn ( như kéo nhau đi report những page cá nhân, chia sẻ fake news, chửi nhau xuyên diễn đàn,.. ). Nó cho thấy sự nông cạn lẫn thiếu hiểu biết của những user này, chưa kể lời ăn tiếng nói của họ cũng không khiến những người muốn tranh luận như mình không thèm liếc 2 lần ( hoặc do mình nông cạn quá, chưa nhìn kịp được hết đức tính của họ )
Dựa vào những phẩm chất đó, mình cho rằng những ý kiến đến từ 2.8 triệu follower của page beatvn, 1.3 triệu của page không sợ chó ( mình mới search ) có thể sẽ được gộp chung lại, đem đến cho chúng ta cái nhìn của "cộng đồng mạng". Nếu là 1 tay nhà báo thèm tin và cho ra những bài viết cho tuoitre, vietnamnet, thanhnien, kenh14,.. thì dựa vào những trang mạng xã hội như 2 trang kể trên, có thể vơ gộp ý kiến " cộng đồng mạng " dựa vào số đông trên FB, thay vì ngó vào diễn đàn Spiderum ít ngừơi và trầm lặng. Và ý kiến của cộng động mạng, là không quan trọng.
- Báo cáo

Windd01
Không !
- Báo cáo

lalala
chuẩn và súc tích !!!
- Báo cáo

Nguyễn Thành Đạt
Tào lao
- Báo cáo

Cung Huyền Anh
Một câu hỏi quan trọng ở đây là thế nào là ý kiến có trọng lượng? Dựa vào tiêu chuẩn hay giá trị nào để đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cộng đồng mạng (CĐM)? Trong comment này mình sẽ phân tích một số góc nhìn về trọng lượng của CĐM, và đưa ra câu trả lời của mình cho câu hỏi chính ở cuối comment.
Nếu đánh giá dựa trên khả năng ảnh hưởng và quy định thái độ của CĐM đối với các cá nhân thì có thể thấy sức ảnh hưởng này khá lớn. Ý kiến CĐM có thể gây nên những phản ứng khác nhau ở người tiếp nhận thông tin, và mức độ phản ứng có thể trở nên khá mạnh mẽ cũng như khiến cho hình thành những luồng ý kiến chính xung quanh tin tức được chia sẻ. Trong bối cảnh người tiếp nhận tin cũng có thể là người tạo ra tin ở thời buổi hiện nay, thì ý kiến cộng đồng mạng càng tăng thêm sức ảnh hưởng và quy định
Lấy vụ em Dung làm ví dụ. Tình tiết bố em xin giấy xác nhận em bị bệnh tâm thần có xuất hiện trong một cơ số bản được-cho-là kể lại sự việc. Phải qua một thời gian kể từ khi tin đó được phát tán mới có xác nhận từ Dung là ko có việc như vậy. Đặt trong bối cảnh trước đó đã có bằng chứng cho thấy em Dung kêu cứu nguy kịch mà gia đình ko làm gì để bảo vệ, thì mẩu tin về giấy chứng nhận tâm thần có thể làm tăng thêm đáng kể sự phẫn nộ của người tiếp nhận thông tin đối với gia đình em. Một cách diễn giải ý nghĩa mẩu tin có thể như sau: đã để em phải chịu quá nhiều thiệt thòi, sao còn tìm cách chứng minh lỗi là ở em?
Cộng dồn của những chi tiết thế này có thể vẽ nên một bức tranh về vụ việc có thể gây phản ứng cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ ở người tiếp nhận trong khi chưa chắc đó đã là sự thật. Và với cách thức lan truyền thông tin hiện nay (tốc độ này, động lực và khả năng ở mỗi cá nhân để bộc lộ suy nghĩ riêng ngày càng tăng này) thì ko có gì lạ khi những thái độ quan điểm đó sẽ kịp trở thành một làn sóng gây ảnh hưởng lên những người biết tin muộn hơn, và những người theo dõi tin tức qua mạng nhưng ko tham gia bình luận hay chia sẻ gì. Nó khiến người ta đưa ra các ý kiến đồng tình hay bất bình, gợi lên những cảm xúc phẫn nộ hay xót thương; hoặc sự thoả mãn và vui vẻ khi tin tức liên quan đến chuyện tình của các celebrities (chắc mọi người vẫn nhớ hồi Brad Pitt và Angelina Jolie còn hoà thuận thì cặp đôi đó được khắc hoạ, và được tin rằng, là cặp đôi hạnh phúc nhất Hollywood ntn). Có thể thấy, với tiêu chí là sức ảnh hưởng và quy định thì ý kiến CĐM thật là có trọng lượng.
Nhưng ngay trong ví dụ trên của em Dung, cũng có thể thấy nếu lấy tiêu chí là sự trung thực thì cộng đồng mạng đã fail lòi. Các ý kiến và cảm xúc họ lan toả ko có nhiều ý nghĩa vì nó ko dựa trên một bản tường thuật đúng đắn, có thể khiến nhiều người hiểu sai về sự việc, và gây hệ luỵ tới người khác (gia đình em Dung bị chửi tới tấp). Nói tóm lại, tiêu chí sự trung thực sẽ dẫn chúng ta tới kết luận gì ý kiến CĐM chả có trọng lượng gì.
Tuy nhiên, trên một phương diện khác, thực tế đã cho thấy CĐM thực sự có thể định nghĩa nên chuẩn mực cho một số sinh hoạt đời sống như thế nào, hoặc ít nhất là những sinh hoạt cơ bản trong đời sống của bọn con gái. Các trends quần áo, makeup, skincare routine, nấu ăn, v.v..., nhờ có Internet và Internet users liên tục reconfirm các concepts cũ hoặc giới thiệu và lan toả concepts mới, mà tìm được chỗ đứng của nó. Đọc comment ở những trang như Tasty, Foody, hay channels của các makeup artists nổi tiếng, các chuyên gia da liễu nổi tiếng, và nhìn lại vào thực hành ngoài đời của bọn con gái lứa 9x-2000s thì sẽ thấy sức mạnh của CĐM trong lĩnh vực được nói đến.
Câu hỏi cuối bài là có "nên" coi ý kiến CĐM là có trọng lượng hay ko. Như vậy đây là câu hỏi về giá trị và tiêu chuẩn. Theo mình thì vẫn là có, vì lợi ích của chính bản thân. Dù trung thực hay ko, đặc sắc hay ko, thì ý kiến CDDM vẫn phản ánh cho chúng ta thấy xu hướng chính cũng như sự đa dạng trong suy nghĩ của xã hội bây giờ. Nhờ biết những suy nghĩ này mà chúng ta biết cái gì nên nói, cái gì không trong giao tiếp xã hội, cũng như định vị được bản thân qua các mqh xã hội. Ví dụ? Phản ứng của CĐM đã thực sự cho Dan Hauer một bài học về ứng xử khi sống ở VN. Vụ đó cũng giúp Dan lọc được một đống followers và subscribers, những người có thể đón nhận được suy nghĩ của Dan, tức khả năng cao là họ có trùng một số quan niệm văn hoá cơ bản và tiếp tục xem được các vid mới Dan cho ra sau đó mà cũng đình đám ko kém vì chúng có liên quan tới một trong những quan niệm văn hoá cốt lõi của người Việt - quan niệm về thế nào là người giáo viên. Về lợi ích mà nói, CĐM có sức quyết định khá lớn tới cần câu cơm của Dan trong vụ đó, vì nó liên quan trực tiếp tới sự duy trì YouTube channel - một kênh hiệu quả để những English learners biết đến Dan và lựa chọn có đi học tại lớp offline của Dan hay ko.
- Báo cáo

rc09
Nếu nói là "không nghe" cộng đồng mạng thì thực sự là nói không đúng sự thật. Cộng đồng mạng bản chất cũng là tập hợp từ số đông ý kiến, luôn có những luồng quan điểm trái chiều và nhờ có sự trái chiều đó chúng ta mới nhìn thấy được những khía cạnh khác biệt của vấn đề (thực sự nếu ko có cộng đồng mạng phanh phui thì nhiều câu chuyện chẳng phải mãi mãi bị truyền thông dắt mũi?)
- Báo cáo