Thiện - Ác - Thiên kiến nhị nguyên (vài dòng tự vấn)
Nhân một ngày đọc được bài về "Cái ác" của Andy Luong, cũng là vấn vấn đề mình suy nghĩ thời gian gần đây. Thật ra là mình suy nghĩ...
Nhân một ngày đọc được bài về "Cái ác" của Andy Luong, cũng là vấn vấn đề mình suy nghĩ thời gian gần đây. Thật ra là mình suy nghĩ về sự cân bằng và làm sao để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống. Một vài dòng viết ra, cũng với mong muốn được giải tỏa và hệ thống lại tư duy của mình.
Thiện và ác nếu nhìn ở góc độ tổng quan của toàn vũ trụ, không lấy con người làm trung tâm, thì không có gì gọi là thiện ác, và mọi thứ vừa thiện lại vừa ác. Thiện ác vốn dĩ đã cân bằng, chỉ có sự mất cân bằng ở trong lòng mình mà thôi.Có thiện ác là bởi có cái tôi, đứng trên hệ quy chiếu của bản thân, của con người. Vậy để không có sự mất cân bằng thì ta phải nhìn đời bằng con mắt tổng quan.
Trang Tử cũng nói rằng, cái sống của ai, của loài nào cũng quý trọng. Cái sống của con muỗi hay cái sống của con bướm cũng quý trọng như cái sống của con người vậy. Xưa nay chúng ta cứ nghĩ kiếp người là kiếp cao thượng nhất, nhưng không, nếu ta sống một cách trọn vẹn, thì cái sống nào cũng đẹp như nhau, chúng ta đâu có đứng trên góc nhìn của các loài động vật đâu mà biết rằng mình sướng hơn chúng?.
Và giờ thì câu hỏi đặt ra đó là, nếu như thiện ác là một, chẳng có gì gọi là thiện ác, thì chẳng phải chúng ta làm gì cũng được hay sao. Nếu vậy thì luật pháp luân lý, trật tự đặt ra để mà làm gì. Cũng theo Trang Tử (theo ý hiểu của mình), thì cái quan trọng nhất trong cuộc đời này là sự sống, và chúng ta hay các loài khác đều có quyền được an toàn và tự do trong tinh thần và thể xác, để sống tới cái tận thiện của mình mà không bị tước đoạt hay ngăn cản. Vậy nên đối với mình những luật lệ đặt ra hãy chỉ là để phục vụ cho mục đích đó thôi, luật lệ đặt ra không phải để phân chia thiện ác. Chúng ta có quyền được sống và các loài khác cũng vậy.
Và chúng ta, với tư cách là một con người cần làm gì? Theo mình thì có 2 việc:
1. Tôn trọng sự sống (sự tự do và an toàn trong tinh thần và thể xác) của người khác/vật khác như của mình vậy. Vì trước tiên phải được sống cãi đã, rồi mới nghĩ đến sống như nào.
2. Sống cho tới tận thiện của mình chứ không phải tận thiện của người khác. Xóa bỏ thiên kiến nhị nguyên về thiện ác, tốt xấu, vô vi trong từng hành động.
Có một điều mà mình vẫn đau đáu đó là khi mình nói tôn trọng sự sống của mình và những thứ ngoài mình, thì ngay lúc đó đã có sự phân chia nhị nguyên thiện ác tốt xấu rồi. Nghĩa là lợi cho cái sống là tốt và hại cho cái sống là xấu. Nhưng mình nghĩ nó là cái duy nhất mà mình nên phân chia, vì không có gì quý bằng sự sống, và tự do được sống. Và quan trọng là, ta khát khao được sống, nhưng nếu cái chết đến thì ta cũng thản nhiên mà đón nhận.
Mong nhận được ý kiến tranh biện từ mọi người về vấn đề này.
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất