CONTENT WARNING: [Satire, duh]
Bài viết gốc bình luận trong bài: https://trantuansang.com/feminism-va-binh-dang-gioi/


[NGÀY 6/8/2020][BẢN TIN THỜI SỰ]

Gần đây có một người anh hùng nổi tiếng mang cái tên Trần Tuấn Sang - một người “đầy trách nhiệm” đã dũng cảm đứng lên chống lại âm mưu tàn độc của Quái Thú Nữ Quyền. Anh cũng nổi tiếng với câu châm ngôn “Lời giải cho hầu hết các vấn đề là cứ để mặc mọi việc dưới các tác động của cung và cầu.” Con quái thú này này âm mưu tẩy não, lột đồ các bạn nữ; biến tất cả thành Phụ-Nữ-Có-Nhiều-Cơ-Bắp-mà-tôi-không-thích và đưa vào hang ổ Nữ Giới Thượng Đẳng ở núi Cánh Tả - nơi cư trú của dân tộc Simp, Beta và Soyboy cùng với giống cừu Báo Chí của họ. 
Được biết anh Trần Tuấn Sang còn là một anh hùng Alpha mang trong mình dòng máu Đông Âu thuần chủng cùng với sự thông thái của thần Apollo.

[NGÀY 20/8/2020][TIN SỐC]:

Anh hùng Trần Tuấn Sang được phát hiện đang th* d** tinh thầ----------------

[Tắt TV]

____________________________________________________________________________


1. Mở Đầu.

Đọc bài bạn Trần Tuấn Sang, tôi mất hai phút để cười, bởi vì không biết bạn có phải Alumni của PragerU không mà sao viết hay thế! (đoán xem này: Anh ta trích dẫn PragerU :)))
Trước khi đi vào bài viết, mình xin nhấn mạnh rằng vấn đề của bạn Trần Tuấn Sang không chỉ của riêng bạn, đây còn là sự ngu ngốc khó bỏ của nhiều trang như HER for Right-Wing hay mấy hố rác điện tử tương tự (xin lỗi vì đầu tôi không nhét nổi mấy page rách như vậy). Những lập luận trong bài, mình không lấy làm ngạc nhiên, chỉ có điều không hiểu sao một mớ rác trôi sông vừa được vớt lên mà mọi người (hay theo lời bạn Sang, lũ cừu) coi như bông hồng Đà Lạt. Nếu sau này bạn bỏ viết về Kinh tế mà đi làm ở rạp xiếc trung ương thì mình cũng không ngạc nhiên, bởi vì trong CV của bạn cũng có kinh nghiệm làm trò hề cho hơn 1000 bạn đọc Việt Nam.
Một điều nữa trước khi chúng ta bắt đầu thưởng thức món ăn tinh thần của bạn Sang đó là chủ nghĩa nữ quyền… là chủ nghĩa nữ quyền. Nó không phải là một con quái vật gầm rú rình mò nuốt sống đàn ông, cũng không phải một tổ chức với một thể chế và người lãnh đạo nhất định. 
Một điều thứ hai là  không ai có thể đồng tình với nhau khi họ nói về feminism, hay phong trào nữ quyền. Bản thân tôi không ủng hộ Rad Fem, SWERF, TERFs (nếu gõ Telex sẽ là Tè, lmao), và tôi cũng không có ý định lập luận ủng hộ họ. Bản thân phong trào nữ quyền đã thu hút quá nhiều sự chú ý và tham gia đến nỗi cả những người ở trong cũng khó mà đồng bộ về mặt tư tưởng. Taylor Swift có thuộc phong trào nữ quyền không? 
Ở đầu bài viết, bạn Tuấn Sang cũng có một cố gắng để nhận định lại về sự “dịch láo” của một số cá nhân Việt Nam. Theo bạn, vì trong từ không có chữ RIGHT(S) hay từ không đi kèm với từ RIGHTS nên không nên dịch là Chủ nghĩa Nữ quyền. Chắc hẳn rồi, thì ra bấy lâu nay tôi cũng đã nhầm khi tham khảo định nghĩa, tìm hiểu các ngữ nghĩa trước khi dịch thuật, bởi cách làm của bạn Sang mới đúng; đã đúng lại tiện lợi, ngắn gọn. Điều này tôi nên học hỏi từ bạn!


Bài của bạn Sang, rất đáng tiếc, cũng coi Nữ quyền như là một phong trào thuộc về “cánh tả”, một định nghĩa chỉ đúng trong hệ thống chính trị Mỹ (Lưu ý là ở Việt Nam, từ ngữ hệ thống chính trị mới chỉ xuất hiện trong 5-7 năm trở lại đây). Thực chất, phong trào nữ quyền hay được gắn với phe cánh tả, chứ feminists - các bạn theo phong trào nữ quyền thì cả bên cánh hữu cũng có (mặc dù tôi chả hiểu mấy bạn đó đang nghĩ gì nữa). Cũng có vô vàn cá nhân với vô vàn tư tưởng khác nhau, từ naturalist, SWERF đến extremist tự nhận mình là nhà hoạt động nữ quyền. Việc vơ đũa cả nắm này được lặp lại trong suốt bài viết.

1. Có cái gì mới không hả Sang?

Theo Trần Tuấn Sang, feminism (Sang đã nói là không phải phong trào nữ quyền nha) là thứ Chủ nghĩa Nữ giới Thượng đẳng (ý bạn là mấy phần tử cực đoan tự nhận mình là feminist? Liệu bạn có đang pigeonhole cả một phong trào lớn không). Các quan điểm được đưa ra:
I. Bình đẳng không tồn tại, […một số thuyết âm mưu ], và hoạt động bình đẳng giới sẽ dẫn đến sự bài trừ đàn ông; dẫn chứng là trong lịch sử tầng lớp tư sản bị lật đổ bởi chủ nghĩa cộng sản với mong muốn bình đẳng (Câu hỏi đặt ra: thì sao? Phép so sánh này mình xin miễn bình luận)
II. Bình luận về hình ảnh được chủ ý chọn: Một số cô gái (Câu hỏi dặt ra: không rõ có phải/ tự nhận là feminist hay không? Context của hình ảnh - dẫn chứng duy nhất không có. Theo như trên facebook thì đây là một dòng cap được dùng đi dùng lại bởi nhiều người (tôi có thể hình dung Trần Tuấn Sang tự hỏi liệu đây có phải một câu nói tẩy não?), nên coi như dẫn chứng vô dụng. 
Tấm ảnh cũng đi theo lối mòn thủ d** tinh thần, hay tỏ ra thượng đẳng: 
1. Một người (thường là phụ nữ, queer, da màu, dân tộc thiểu số,...) viết một câu nhận định (thường là ngây ngô và dễ tấn công) nào đó, 
2. Chủ bức ảnh chọc giận, công kích cá nhân,... 
3. Người kia phản ứng. 
4. Chủ bức ảnh khoe chiến lợi phẩm với khán giả của mình.

III. Tuấn Sang không phải là một fuckboy.
(Ở đây, không cần đọc tiếp cũng có thể thấy bài này sẽ đi về đâu: phụ nữ và đàn ông là hai loài khác nhau rạch ròi (chắc chắn có vơ đũa cả nắm - overgeneralization), còn có một lũ LGBTabc gì đó nhắc vào nghe cho có kiến thức.)
IV. Phụ nữ có chịu “nhiều thiệt thòi”, và đàn ông cũng có thiệt thòi ở… và “thiên mệnh không thể chối bỏ”. 
Tiếp đến, anh Sang có lập luận về sựu thiệt thòi của hai giới tính:
1. Phần phụ nữ: tuy tôi không đồng ý cách sắp xếp, lựa chọn câu từ của Tuấn Sang, tôi có thể nắm được một số ý mơ hồ như:
- Phụ nữ có chịu đau khi sinh con, đàn ông không “quý trọng sự hy sinh” này vì họ không đau đẻ. (Một lần nữa, không phải ai cũng sinh con hay không phải ai cũng không quý trọng sự đánh đổi về sức khỏe của phụ nữ. )
- Ngày xưa phụ nữ không được học hành (Ngày nay, phụ nữ vẫn nằm trong một trong những nhóm bị từ chối cơ hội học tập lớn nhất: trên toàn thế giới, hơn một nửa các bé gái chưa tới trường sẽ không bao giờ bước vào trường nữa, trong khi con số đó là 29% đối với các bé trai [1]), nhưng có lẽ điều này không quan trọng với bạn Trần Tuấn Sang)
- Một câu trích dẫn (“All men are rapists, and that’s all they are.”) từ tiểu thuyết năm 1977 của Marilyn French?
- Phụ nữ không được tham gia bầu cử (ở Việt Nam, phụ nữ không phải đấu tranh giành quyền bầu cử. Vậy Trần Tuấn Sang đang nói phụ nữ ở đâu?)
- Phụ nữ chịu giáo điều khắt khe (hay định kiến xã hội về hầu hết các mặt: y tế, giáo dục, gia đình, kết hôn,...)  
2. Phần đàn ông: Theo quan điểm của tôi, tôi đồng ý với các ý kiến sau (với cách sắp xếp từ ngữ không thay đổi):
- Rất nhiều quốc gia trên thế giới buộc nam giới phải tham gia quân đội nhưng không áp dụng cho nữ. Tất nhiên là vì định kiến giới.
- Đàn ông chịu định kiến xã hội nặng nề nếu lên tiếng về việc bị hiếp dâm/ tấn công tình dục. Các phiên tòa xét xử cũng có truyền thống coi nhẹ việc này. Tất nhiên, cũng là vì định kiến giới: đàn ông không có tổn thương, luôn hứng tình, hoặc đơn giản là “chẳng ảnh hưởng gì đến nó đâu”
- Đàn ông bị gán trọng trách về mặt gia đình, hay khuôn mẫu giới.
- Còn một số thứ nhảm nhí về luật Coverture và chế độ phong kiến thì tôi không hiểu anh đang đáp lại câu “Thời phong kiến thì bầu củ khoai à?” cho ai, hay một nhà hoạt động nữ quyền tưởng tượng nào đó.
Tóm lại, những nhận định trên mang tính vơ đũa cả nắm, vừa mơ hồ (“nhiều thiệt thòi”, “mối quan hệ toxic với vài thằng khốn”,...) và tất nhiên đã được chọn lọc và rút ngắn để làm nổi bật luận điểm sau của Trần Tuấn Sang: Chính đàn ông mới là người chịu thiệt thòi kìa. Và vì đàn ông có chịu thiệt thòi, thì liên quan gì tới Chủ nghĩa nữ quyền? Liệu đàn ông chịu thiệt thòi thì các nhà hoạt động nữ quyền có phải dừng kêu la cả ngày và ra đồng cảm giúp các anh - những con người thực-ra-là-rất-đau-khổ? 
Thực chất, anh ta chẳng thực sự quan tâm xem liệu rằng phụ nữ có nhận được đầy đủ quyền con người hay không, người queer có tồn tại hay không (chắc theo anh là không, sẽ nói ở phần sau). Rất dễ để chọn lọc một số những ví dụ xấu nhất (extremist, những người cực đoan) để mong muốn hạ bệ một phong trào nào đó mà không thực sự coi trọng những giá trị cốt lõi của phong trào: nhân quyền. 
Tôi cũng nói luôn: đàn ông cần có phong trào nam quyền riêng thay vì một chỗ đó mà cap ảnh hay đổ rác từ đầu lên blog cá nhân. Có những câu chuyện như James Landrith, bị bắt quan hệ với một người phụ nữ quen trong phòng khách sạn trong khi bị chuốc rượu đến mất cảnh giác. Kẻ hiếp dâm của anh ta nói rằng cô đang mang thai để khuyên anh ta không kiện cáo, vì điều này có thể làm tổn thương em bé. James không nói ra điều này sau gần hai thập kỷ. 
Và, những người thực sự quan tâm về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đàn ông, hay việc bất bình đẳng và định kiến xã hội trong xét xử ấu dâm, thì đã viết các bài như “Chúng ta cần bàn về sức khỏe tinh thần của đàn ông” chứ không phải ngồi lê đôi mách, cherry-pick dẫn chứng.

2. Lại là về “lằn ranh giới tính”

Nếu như ta đã nói ở trên về sự độc hại của khuôn mẫu giới, thì ở đây các bạn sẽ thấy một phiên bản sử dụng kiến thức paraphrase của IELTS: “Lằn ranh giới tính”. Cũng như các luận điểm trên, Trần Tuấn Sang không quên thêm thắt những thuyết âm mưu cũ rích cho kịch tính như: Người chuyển giới nữ thực ra là lũ đàn ông lông lá rình rập ở nhà vệ sinh nữ (ý bạn là Donald Trump?). Về dẫn chứng, có lẽ tôi sẽ khỏi bình luận về bức ảnh chủ ý về võ trường đấm bốc, vốn… là một môn thể thao mà càng đấm vỡ sọ thì càng vui, dành cho mấy dân không xem boxing nhưng cứ thích bình luận. Tôi cũng sẽ không bình luận về câu chuyện Adam, Eva (thật sự) và mấy sự phân biệt vai trò giới rõ lồ lộ của Trần Tuấn Sang (TTS: “sự khác biệt này là một FACT (sự thật)”; tôi: wow, thật ấn tượng, hahahahahaha). Thực sự, trong đầu Trần Tuấn Sang là một “bọn cánh tả” (chúng tôi, ngạc nhiên chưa nào, thực sự cũng rất khác nhau thưa anh) tưởng tượng đầy âm mưu nham hiểm:
- Phá bỏ định kiến giới thay vì khăng khăng giữ lại nó.
- Coi trọng bản dạng giới của người chuyển giới, đối xử với họ đúng với nhận định về bản dạng giới của họ. 
- Không làm lố hay coi họ như một mối đe dọa nhân loại.
- Chấp nhận rằng nam và nữ giới có cách sự khác biệt nhất định (chứ không phải hoàn toàn khác biệt như mấy ông kễnh nói) nhưng không vì thế mà không tạo cơ hội cho nhau phát triển toàn diện theo ý mình muốn.
Tất nhiên, sau đó sẽ là những lập luận mang tính tôi tưởng tượng ra rồi tự dập tắt; có thể dễ dàng được đáp lại bằng câu: “Một bộ phận những người tự nhận là theo phong trào nữ quyền có thể suy nghĩ như vậy, còn số đông thì không”. Các luận điểm được trình bày dưới dạng câu nói, có lẽ anh Sang đang tưởng tượng một số strawman của Feminism để dễ trò chuyện. Sau đây là các luận điểm chính:
- “Ngày xưa phụ nữ toàn làm xyz, suy ra đấy là bản chất của phụ nữ” (1. Nhắc lại: nữ quyền không làm gì cả, nó không phải một con quái vật hay một tổ chức, nó chỉ là một hệ thống các ý tưởng; và nói như vậy thì có liên quan gì đến “bản chất” của người phụ nữ)
- “Không phải nam giới được trả lương cao hơn, mà là phụ nữ luôn CHỌN những công việc trả lương thấp hơn.” Điều hề hước là ngay trong bài báo mà Trần Tuấn Sang trích dẫn, nhân vật cũng có nói rằng cô ấy quen một người bạn phải từ chối làm director vì phải mang thai. Không biết anh Sang có còn trân trọng sự hy sinh này không? Cô cũng nhận định rằng cô cảm thấy bị nản chí khi thấy những công ty bị độc chiếm bởi đàn ông. [3] Phụ nữ luôn (luôn?) chọn công việc trả lương thấp hơn, lý do vì sao cũng đã được nói trong bài báo trích dẫn.
- “nhưng mỗi phái đều có những phẩm chất giúp chúng ta vượt trội hơn một nửa còn lại trong vài lĩnh vực.”  Chuyện dài rút ngắn thì như mọi vấn đề trong tâm lý học, các nhà tâm lý học không thể đồng ý với nhau về liệu nam và nữ có các đặc điểm VƯỢT TRỘI đáng kể không. Mọi kết luận được dựa trên giả định này (“phân chia lao động” đảm bảo “hiệu quả kinh tế”) đều mang tính suy diễn. Tôi cũng không biết bạn Sang đã học về chế độ mẫu hệ chưa, hay cố tình ngó lơ lịch sử Việt Nam mà viết một cách tự tin thái quá như vậy.
- “Feminist luôn chống đối đàn ông, nhưng lại thèm khát các giá trị của họ.” Một bộ phận những người tự nhận là theo phong trào nữ quyền có thể suy nghĩ như vậy, còn số đông thì không. Trong phần lớn các trang về nữ quyền, chẳng trang nào tuyên bố rằng họ muốn quyền của đàn ông. Tôi cũng không nghĩ rằng những người như vậy nên tự gọi mình là nhà hoạt động nữ quyền.
Nhưng nếu bạn Sang có nhầm quyền được bỏ thai, được trả lương cho những cố gắng của mình hay đơn giản là đi trên đường không bị catcall là quyền của đàn ông thì mình nên nhắc bạn là đây là nhân quyền.
Họ chủ yếu muốn nhân quyền. Và họ đang cố gắng từng ngày. 
Kết thúc bằng lời vàng bạc của bạn Trần Tuấn Sang:
"... đừng hạ thấp người khác, vì nó không giúp nâng cao giá trị của bản thân. Bởi, chỉ những điều bạn làm mới chứng tỏ được bạn là ai trên thế giới này.”
[1] U. (n.d.). “A Growing number of children and adolescents are out of school as aid fails to meet the mark”. Retrieved August 06, 2020, from https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000233610
[2] "I've Got the T-Shirt and the Trauma Response to Go With It -". The Good Men Project.
[3] Lisa Chow (11/9/2013). Why Women (Like Me) Choose Lower-Paying Jobs. National Public Radio.