Tạo nên một thế giới đáng tin: Cách xây dựng thế giới (World Building)
Cho dù là bạn đang viết một quyển sách, một bộ phim hay một trò chơi điện tử, thì thế giới mà bạn xây dựng trong đó phải khiến khán giả cảm thấy đáng tin. Có nghĩa là thế giới đó sẽ phải hoạt động với một quy tắt riêng. Việc tìm ra những quy tắt này sẽ cần thời gian và sự chú ý đến từng chi tiết, nhưng cuối cùng chúng sẽ thiết lập cấu trúc cơ bản nhất của vũ trụ của bạn.

WORLD BUILDING là gì?

World Building là một phần của quá trình viết nhằm thiết lập nơi mà câu chuyện của bạn sẽ xảy ra. Khi bạn xây dựng một thế giới, bạn tạo ra những phong cảnh nơi nhân vật của bạn sống, tông màu cho câu chuyện của bạn, mối quan tâm và chủ đề chính của nó, cũng như bản chất đạo đức của nó. World Building tạo nền tảng cho nhân vật của bạn phát triển, tạo ra một sân khấu cho tác phẩm của bạn tỏa sáng. Cũng chẳng sao nếu bạn không thể trả lời tất cả câu hỏi về thế giới của bạn, nhưng việc đặt ra những câu hỏi cơ bản sẽ giúp bạn bắt đầu viết và xây dựng dễ dàng hơn.

WORLD BUILDING để làm gì?

Mục đích của việc World Building đối với các nhà văn là để cung cấp cho câu chuyện của họ một cấu trúc, cũng như một nơi đủ “thật” để sống. Một điểm khởi đầu rất cần thiết để thiết lập các quy tắt cũng như ranh giới cho thế giới tưởng tượng của bạn và cách mọi thứ tồn tại trong đó. Kể cả khi thế giới đó có giống thế giới nơi chúng ta đang sinh sống đi chăng nữa, nó đều phải có những quy tắt nhất định. Ở thế giới thực thì những quy tắt đó đều đã có sẵn, và đọc giả đều biết những quy tắt đó là gì. Tuy nhiên, trong một thế giới tưởng tượng, những quy tắc đó có thể khác biệt - và đó chính là một phần khiến cho tác phẩm của bạn khác biệt so với phần còn lại. Có một ý tưởng chung về những gì mà nhân vật chính của bạn sẽ chống lại (cả với những xung đột bên ngoài hoặc với những nhân vật khác), sẽ giúp bạn xác định bản chất của bối cảnh và thế giới của bạn.

4 ví dụ về WORLD BUILDING thành công:

Các tác giả của thể thoại Khoa học viễn tưởng (Sci-fi) và giả tưởng (fantasy) đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng một thế giới giả tưởng nhằm cung cấp các bối cảnh phức tạp, đa chiều với các sinh vật sống đa dạng.
-George R.R Martin, tác giả của bộ sách sử thi giả tưởng Game of Thrones, được biết đến với một thế giới trung cố rộng lớn và dàn nhân vật đầy chiều sâu và ngày càng phát triển.
-Star War của George Lucas đặt bối cảnh trong một thế giới tương lai nơi các chủng tộc người ngoài hành tinh tương tác với con người với sự xuất hiện của công nghệ tân tiến pha chút cổ đại.
-Một nhà văn viết truyện fantasy nổi tiếng khác, đó chính là J.K Rowling, người đã tạo ra thế giới phù thủy Harry Potter với sự pha trộn giữa bối cảnh thế giới thực với các yếu tố kỳ ảo, đã làm say mê biết bao nhiêu thế hệ trẻ trên toàn thế giới.

8 Lời khuyên để World Building tốt hơn

Một số nhà văn kết hợp thế giới thực với các yếu tố kỳ ảo, số khác thì tạo ra một thế giới hoàn toàn mới với các quy luật vật lý, cũng như quần thể các sinh vật giả tưởng riêng của họ. Tuy nhiên khi bạn bắt đầu xây dựng một thế giới, có một số câu hỏi mà bạn cần trả lời (nếu nó có thể áp dụng cho câu chuyện của bạn) để giúp bạn xây dựng thế giới một cách tốt hơn:
1. Quyết định xem bạn nên bắt đầu từ đâu: Cho dù đó là ngôn ngữ được nói bởi cư dân hay khung cảnh ngày tận thế, hãy chọn khía cạnh của thế giới mà bạn thích thú nhất khi khám phá và bắt đầu ở đó.
2. Liệt kê các quy tắt và luật lệ: Người dân sống trong thế giới mà bạn tạo ra đều có sự tồn tại độc lập của họ. Họ sống dưới một chế độ cai trị như thế nào ? Ai là kẻ đứng đầu ? Họ có sử dụng phép thuật không ? Nếu có, vậy thì ai là những người được sử dụng phép thuật ? Thiết lập những luật lệ như thế này khiến cho thế giới của bạn thực tế hơn, hoạt động giống một thế giới có thực.
3. Thiết lập kiểu thế giới mà bạn muốn: Chọn một thể loại. Đây sẽ là thể loại fantasy hay sci-fi (hay cả hai ?) ? Nó diễn ra trên trái đất hay một hành tinh khác ? Biết được những điều này sẽ giúp bạn bước đầu mường tượng được thế giới mà bạn sáng tạo nên.
4. Mô tả môi trường: Thời tiết ở đây như thế nào? Nó ảnh hưởng đến thế giới hoặc hành tinh như thế nào? Có thiên tai không? Có nhiệt độ khắc nghiệt không? Những tài nguyên thiên nhiên nào tồn tại ở đây? Con người sử dụng đất như thế nào? Thiết lập môi trường và cách nó tác động đến cuộc sống bên trong nó có thể là một chi tiết hữu ích trong việc tạo ra thế giới của bạn.
5. Xác định văn hóa:  Những cư dân của vũ trụ này tin vào điều gì?Họ có tôn giáo riêng không? Có vị thánh thần nào tồn tại không? Họ có phong tục thiêng liêng nào không? Họ ăn mừng những dịp lễ gì? Thổi sự sống vào những nhân vật cư trú tại thế giới của bạn bằng cách mang lại cho họ một sự tồn tại có ý nghĩa.
6. Xác định ngôn ngữ: Các sinh vật ở đây giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ gì ? Có ngôn ngữ chung không? Biết những gì có thể và không thể nói trong thế giới của bạn có thể là một nguồn thích hợp cho xung đột phát triển.
7. Xác định lịch sử:  Lịch sử của thế giới này là gì? Đã có cuộc Thế Chiến nào chưa? Các quốc gia/vương quốc trong thế giới của bạn có kẻ thù không? Có tên phản diện chung cho cả thế giới không? Cung cấp cốt truyện cho thế giới của bạn có thể mang lại cho nó một chiều sâu bổ sung và làm cho nó trở nên hữu hình hơn. (Các bạn có thể tham khảo lịch sử Westeros của series Game of Thrones).
8. Tìm nguồn cảm hứng từ các tác phẩm đi trước: Tìm Xem/Đọc/Chơi các tác phẩm  thành công để lấy cảm hứng. Đừng bao giờ ăn cắp ý tưởng, nhưng hãy xem lại tác phẩm của các nhà văn viễn tưởng khác để xem cách họ trả lời những câu hỏi về xây dựng thế giới trong quá trình viết tiểu thuyết của chính họ.
Từ những điều ở trên, mình mong mọi người có thể tạo được một thế giới tưởng tượng có chiều sâu và cảm xúc. Cảm ơn mọi người đã kiên nhẫn đọc hết bài viết của mình, chúc mọi người đạt được thành công trong công việc của mình.
Bài viết này được dịch từ Masterclass, link bài viết gốc: https://www.masterclass.com/articles/how-to-write-a-believable-world#8-tips-to-guide-your-worldbuilding-process