Tâm sự dưới hầm: Sự cay nghiệt
Thực ra nhan đề này cũng chưa đúng. Tôi phân vân không biết nên đặt tên nó là "Sự báo thù" hay sự "Sự cay nghiệt". "Cay nghiệt" là...
Thực ra nhan đề này cũng chưa đúng. Tôi phân vân không biết nên đặt tên nó là "Sự báo thù" hay sự "Sự cay nghiệt". "Cay nghiệt" là hành vì hà khắc và độc ác trong cách đối xử với người khác. Nhưng đây là biểu hiện hơn là động cơ còn có lẽ "Báo thù" sẽ mang hàm ý về động cơ. Cái tôi đang muốn nói đến là gì? Tôi cũng không rõ nữa, nhưng hãy để tôi kể cho bạn một vài câu chuyện. Trước hết xin phép trích một đoạn trong cuốn "Beyond order: 12 more rules for life" của GS Jordan Peterson.
Người vợ chăm chồng
My wife told me a terrible story once, about a couple she observed while volunteering in a palliative care ward. The husband was dying, and his wife was trimming his nails - a little too close. With each clip, there was blood, as she trimmed close enough to damage the quick. You see something like that, and wisdom speaks its terrible truth: "I know exactly what is going on there." That is the end stage of an unbelievably deceitful and brutal relationship. It is subtle. It does not announce itself loudly as murderous. No one knows, except the couple (even though they are perhaps striving with all the might, under the circumstances, not to know) and the careful observer, who sees a dying man and a wife who has determined, for whatever reasons, to make his death a little worse.
Tạm dich: Vợ tôi từng kể một câu chuyện kinh khủng về một cặp vợ chồng mà cô ấy từng quan sát khi làm tình nguyện tại bộ phận chăm sóc giảm nhẹ của bệnh viện. Người chồng đang chết dần, và người vợ cắt móng tay cho chồng - hơi sát. Với mỗi bấm, máu rỉ ra, người vợ cắt đủ gần để làm tổn thương da dưới đầu móng. Bạn thấy sự việc như vậy, trí tuệ nói cho bạn sự thật khủng khiếp rằng: "Nó biết đích xác điều gì xảy ra ở đó". Đó chính là giai đoạn cuối của một mối quan hệ gian dối và tàn bạo. Nó rất tinh vi. Nó không rõ ràng như giết người. Không ai biết, ngoại trừ cặp vợ chồng (mặc dù họ cố gắng hết sức, trong hoàn cảnh của họ, để không phải biết) và những người quan sát cẩn thận, họ sẽ thấy một người đàn ông sắt chết và một người vợ quyết tâm, với một lý do nào đó, khiến cái chết của chồng mình đau đớn hơn.
Đó là một đoạn sách tôi từng đọc. Tất nhiên sách cũng chỉ là sách và rất có thể đây chỉ là hư cấu của tác giả, chẳng có người vợ nào lại trả thù chồng mình một cách nhỏ nhen đến vậy. Cũng có thể đây là hiểu nhầm của vợ tác giả và người vợ trong đoạn văn chỉ là vì mắt kém mà làm tổn thương chồng mình thôi. Nhưng tôi đã gặp điều gì giống thế.
Người đàn bà ở sảnh chờ bệnh viện
Một lần tôi đưa mẹ đi khám. Trong sảnh chờ đông đúc của những người bệnh và người nhà đợi chờ mình đến khám, có một người đàn ông đứng ở một góc thoáng hút thuốc. Rất không may cho ông này, tôi, mẹ tôi và một người phụ nữ lớn tuổi khác ngồi gần đó. Tôi cảm thấy bình thường nhưng mẹ và người phụ nữ kia cảm thấy phiền vì mùi khói thuốc. Như muốn xác nhận, mẹ tôi hỏi người phụ nữ bên cạnh:
- Chị có ngửi thấy mùi thuốc lá không?
Trong sự ngạc nhiên của cả tôi và mẹ, người đàn bà kia trỏ về phía người đàn ông đang hút thuốc đằng sau bắt đầu chửi: "Cái thằng chó kia nó hút thuốc kìa, cái thằng khốn nó hút ngay ở chỗ bệnh nhân. Hút cho lắm vào để cả nhà nó chết ..." và một loạt những chửi rủa kinh khủng khác. Tôi và mẹ lặng lẽ lùi xa người đàn bà này trong khi bà ấy vẫn tiếp tục thoá mạ ông kia nhưng không đủ to để ông ấy nghe thấy. Mẹ tôi lại gần người hút thuốc và nói:
- Anh làm ơn ra ngoài hút thuốc!
Lúc mẹ tôi nói câu này, trong đầu tôi nghĩ người đàn ông này chí ít sẽ cãi giả kiểu: "Tôi hút đâu kệ tôi!" vì theo cái cách mà người đàn bà kia chửi bới, có lẽ hai con người này quen biết nhau và chắc ông này phải là loại người tệ lắm để bị chửi rủa kịch liệt như vậy. Một lần nữa tôi lại bị ngạc nhiên vì ông này chỉ xin lỗi và dập điếu thuốc đi trước khi cho vào thùng rác. Một vài phút sau thì người đàn bà kia được gọi tên đăng ký khám và hai người này ai đi đường nấy như thể không quen biết. "Có lẽ họ thực ra họ không biết nhau".
Cái khiến tôi thấy lạ là sự căm thù của người đàn bà này, một người lớn tuổi, với một người xa lạ vì một hành vi vô ý. Nên nhớ rằng bà này chỉ bộc lộ sự thù hận bằng cách chửi rủa chứ không làm gì để mọi chuyện tốt hơn. Hơn thế nữa sự chửi rủa này khá hèn hạ và tinh tế vì bà ấy nói đủ to để bà ấy, ... và một vài người ngồi cạnh biết được sự căm hận nhưng lại không đủ lớn để phải đối đầu với kẻ bị chửi.
Người đàn ông trước cửa công viên
Người đàn ông trước cửa công viên mặc quần đùi áo cộc trắng bước vào công viên khi có người bán rong đứng trước cửa. Vì một lý do gì đó mà người đàn ông này vướng phải người bán rong. Tiếng chửi rủa vang lên. Một thứ tiếng khá khó nghe nội dung vì giọng bị dằn xuống mạnh nhưng ko rõ ràng. Tiếng nói to để cả những người đã qua cổng công viên 15m như tôi có thể nghe thấy. Cuối cùng có lẽ là:
- ...Tao cũng muốn chết lắm rồi đây...
Lúc chuyện này xảy ra bản thân tôi không nghĩ nhiều về nó. Đó suy cho cùng cũng chỉ là một ngày bình thường và chuyện như này hiếm khi là lạ. Tôi đoán rằng người đàn ông này đã chịu nhiều áp lực dòn nén. Người bán rong kia chỉ kém may mắn đứng đó đúng lúc mọi áp lực này bùng nổ ra (một phần) thành những chàng chửi rủa. Tuy nhiên lúc đó tôi biết rõ rằng dù cách nhau 15m, thế giới của tôi và người đàn ông đó rất khác nhau. Liệu có thể nào tôi trở thành như thế? Rơi vào thế giới đó và hành xử như vậy?
Chắc chắn là được!
Kết luận
Sự cay nghiệt là bước đầu tiên trong ngưỡng cửa của tự sát (người đàn ông trước cửa công viên), sau đó là giết người (người đàn bà ở sảnh chờ) và thảm sát. Thế nhưng thật dễ hiểu nếu ta có ít nhiều cay nghiệt dưới gánh nặng của sinh tồn và trách nhiệm.
"When things are bad we are not ashamed of our God. We are only ashamed of Him when things go well" - Alexandr Solzhenitsyn
Có thể đây là một gợi ý. Tôi không thể tiếp tục sống vô thần như tôi đang sống.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất