Trong những năm tôi tham gia chương trình tư vấn (tham vấn) cho chính khách hàng (bệnh nhân) của mình. Ngoài những trường hợp liên quan đến những vấn đề Tâm Thần thì tôi có thể nêu ra được đại khái 4 nhóm bệnh nhân liên quan đến vấn đề Tâm Lý dựa theo độ tuổi, ngành nghề, môi trường tiếp xúc sống. Gồm:
-Khủng hoảng Danh Tính.
-Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn.
-Trầm cảm.
-Trầm cảm chức năng cao. 

Identity crisis - Khủng hoảng danh tính

Thực sự đây là dạng bệnh tôi gặp nhiều nhất, không có giới hạn cho độ tuổi sẽ gặp phải, không có giới tính thiên về, không phân chia giai cấp, không phân chia tầng lớp xã hội. Chỉ đơn giản là bạn va phải nó thôi. Khách hàng sẽ gặp phải một thời kỳ không chắc chắn và mơ hồ khi mà ý thức của một người về vai trò của chính bản thân họ trở nên bấp bênh, thường sẽ là do sự thay đổi trong mục tiêu lâu dài đã đặt ra hoặc vai trò dự kiến của họ trong xã hội, môi trường xung quanh của họ sống. 
Một số câu hỏi phổ biến nhất mà người ta thường tự hỏi khi gặp khủng hoảng danh tính là: Tôi thực sự là ai? tôi khao khát hay mong muốn đạt được điều gì? Cuộc đời của tôi rồi sẽ đi về đâu?
Bạn cảm thấy quen không? Chắc hẳn tôi nghĩ ai cũng đã một lần trong đời tự hỏi chính bản thân mình những điều đó. Và....
“Gần đây mình có một ham muốn, ham muốn được thoát ra. Dù cho là chết đi hay chuyển đến một nơi khác cũng được. Mình chỉ có mỗi một ham muốn mãnh liệt là được thoát khỏi đây. Và mình cũng nghĩ đến lý do mà ham muốn đó phát sinh. Mình sẽ không nói dối, thật sự không biết mình là ai. Mình dành cả cuộc đời tuân theo những tiêu chuẩn của người khác chỉ để làm hài lòng họ.”
Sự thật là bất kỳ ai tại một số thời điểm trong cuộc sống đều buộc phải đối mặt với những khủng hoảng này, bởi vì ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, chúng ta phải đối mặt với những tình huống khác nhau, ở tuổi thiếu niên, đối mặt với tất cả những thay đổi xảy ra ở mức độ thể chất và tinh thần, tuổi trưởng thành và phải đối mặt với những thách thức mới như tìm kiếm việc làm, tan hợp hôn nhân, hay đối mặt với sự mất mát của người thân, và nhiều nhiều những điều khác. Tất cả điều này khiêu khích chúng ta trong thời điểm nó xảy ra dẫn đến mất cân bằng về cảm xúc, mà nếu được kiểm soát đúng cách, có thể giúp chúng ta phát triển và trưởng thành tốt hơn vào một giai đoạn tiếp sau đó của cuộc đời. Tôi mừng vì bạn đã kiểm soát một cách hoàn hảo cho những cảm xúc cuộc đời mình. 
Triệu chứng:
•Có cảm giác lạc lõng, sống không mục đích
•Cảm thấy cô đơn và trống rỗng
•Khó đưa ra quyết định vì không biết mình thực sự muốn gì
•Lo lắng
•Không biết cách giải quyết các vấn đề mới vì các phương pháp cũ đã không còn hiệu quả cho tình huống mới
•Sự bất ổn về cảm xúc
•Có cảm giác không được chuẩn bị cho những thay đổi đang bắt đầu diễn ra.
Nếu vô tình bạn gặp được bài viết này, tôi sẽ để vào đây nhẹ nhàng vài tip để có thể hỗ trợ bạn có thể tự vượt qua cơn khủng hoảng này nhé:
- Nhất định phải tìm cho mình một mục tiêu sống: gia đình, du lịch, học tập, người yêu, từ thiện và vv...vv sẽ có rất nhiều mục tiêu để bạn có thể chọn. Có thể bạn nghĩ nó vô nghĩa, nhưng hãy một lần tin tưởng bản thân mình. Chỉ cần lấy ra 1 mục tiêu để theo đuổi. 
- Rút ngắn mục tiêu dài của bản thân thành mục tiêu ngắn hạn. Hoặc chỉ đơn giản là chia nhỏ mục tiêu dài hạn của chính mình nếu bạn đã có sẵn mục tiêu trước đó
- Hãy học thêm một thứ gì đó mới theo sở thích của bạn. Hãy tìm hiểu về nó, hãy tìm lớp học môn học đó. Ở bất cứ độ tuổi nào, việc học hỏi luôn là cần thiết và không thừa thãi. Bạn sẽ không bao giờ chán nó nếu bạn tìm được thú vui với nó. 
- Trước khi phải quyết định một điều gì đó. Hãy suy nghĩ kỹ trước 3 lần với công thức thứ tự suy nghĩ sau: Kết quả, Sự ảnh hưởng, Tổn thất.
- Mỗi khi cảm thấy lo lắng hãy tự thưởng cho mình một thứ gì đó bản thân thích. Và tự nói với chính mình rằng: Bạn đang làm điều tốt nhất có thể trong trường hợp đó rồi. Vậy nên, hãy nhẹ nhàng với chính bản thân mình. 
- Khi bạn cảm thấy bất lực vì không giải quyết tình huống, hay chỉ đơn giản là bạn cảm thấy hoang mang với trường hợp đó thì hãy tham khảo ý kiến của người khác. Bạn có quyền tham khảo ý kiến của người khác, nên nhớ là chỉ tham khảo còn quyết định là ở bạn. Một khi quyết định, hãy nghĩ đến công thức ở trên.
Hãy tin tưởng ở chính mình. Một khi bạn đã suy nghĩ theo công thứ với thứ tự ở trên. Tôi tin chắc bạn sẽ có thể đối mặt với bất cứ hoàn cảnh tiếp theo đến trong tương lai.


2. Complex-PTSD (C-PTSD) - rối loạn căng thẳng hậu sang chấn phức tạp

Đối tượng tấn công sẽ chủ yếu là đối tượng nhỏ tuổi, tuổi thơ của mỗi con người. Cậu ta rất hiếm khi tấn công người trưởng thành. Chỉ bắt nạt trẻ nhỏ. 
Nhiều biến cố sang chấn (điển hình như tai nạn xe hơi, thảm hoạ tự nhiên…) thường giới hạn trong một khoảng thời gian ngắn, thậm trí có thể nói nó chỉ cần một vài khoảnh khắc quyết định. 
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người bị ảnh hưởng sẽ phải trải nghiệm cơn sang chấn mãn tính. Việc này có thể tiếp diễn trong vòng nhiều tháng, hoặc thậm chí là nhiều năm. Sang chấn kéo dài, lặp đi lặp lại sẽ để lại thương tổn tinh thần. Ở thời điểm hiện tại, khái niệm PTSD (như một kết quả chẩn định tâm lý) thường không mô tả chính xác mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Ngoài những triệu chứng chính thức của PTSD, những người trải qua sang chấn mãn tính thường gặp phải những triệu chứng khác (ví dụ như sự thay đổi trong cả việc định hình bản thân và cả cách họ thích ứng với những biến cố gây căng thẳng). Thường thì những đứa trẻ với những nhận thức non nớt nhất sẽ dễ bị tấn công bởi những sang chấn. Và nếu không thể khắc phục và được điều trị trong thời gian gần nhất với thời điểm xảy ra biến cố sang chấn sẽ gây lên hậu quả khôn lường cho tương lai của đối tượng nói riêng, xã hội nói chung. 
Một số ví dụ (điển hình) cho những hoàn cảnh gây sang chấn bao gồm:
•Trại tập trung (concentration camps)
•Trại giam tù nhân chiến tranh (POW camps)
•Nhà chứa mại dâm
•Bạo lực gia đình kéo dài
•Hành hạ thể chất trẻ nhỏ kéo dài
•Xâm hại tình dục trẻ nhỏ kéo dài
•Tổ chức lạm dụng/bóc lột trẻ nhỏ có sắp đặt.
Triệu chứng:
- Nhận thức và tâm trạng tiêu cực: có những suy nghĩ và cảm xúc đổ lỗi, xa lánh và ký ức về sự kiện đau thương.
- Tăng nhạy cảm: dễ dàng xuất hiện các cảm xúc quá mức, cũng có thể gặp những triệu chứng thực thể như tăng nhịp tim, huyết áp, thở nhanh, căng cơ, buồn nôn và tiêu chảy. 
- Né tránh: né tránh mọi người, địa điểm, suy nghĩ hoặc tình huống có thể nhắc nhở họ về sang chấn.
- Cơn hồi tưởng: liên tục có những cơn hồi tưởng về sự kiện thông qua những suy nghĩ và ký ức về sự kiện sang chấn. Chúng có thể bao gồm hồi tưởng, ảo giác và ác mộng.
- Nguyên tắc để điều trị cho những khách hàng này cần phải thực hiện một cách nghiêm khắc: Sự chuẩn bị chu đáo, có mục tiêu, và không bao giờ được đổ lỗi. 
Thực sự, để có thể điều trị dứt điểm rất khó vì không chỉ đơn giản là điều trị những triệu chứng sau sang chấn mà còn có thể đi kèm cả những biến chứng sau đó như: trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần, vvv...vvv. Thế nên, tôi bên trên mới nói rằng thời điểm xảy ra sau sang chấn càng ngắn càng tốt có thể tiếp cận và điều trị luôn rất quan trọng vì nếu càng kéo dài sẽ gây ra hậu quả khôn lường. 
Tiếp đến, con chó Mực


3. Depression - Trầm cảm

“I have a black dog, his name is depression!”
Chắc hẳn rất nhiều người đã từng nghe đến câu nói này. Rất rất nổi tiếng đó. Có thể bạn không biết, có rất rất nhiều người phải vật lộn với chứng trầm cảm hàng ngày, sự suy nhược của trầm cảm làm khốn khổ mọi khía cạnh cuộc sống của họ, khiến cho việc thực hiện những việc nhỏ nhặt như thậm chí là tắm rửa trở nên vô cùng khó khăn.
Thường thì khách hàng sẽ có một câu này: “Tôi cảm thấy như thể mình đang sống một cuộc đời hai mặt”
Theo tôi thấy thì hơn con số 2, mà có lẽ là nhiều hơn nhiều. Để tôi cho bạn đọc qua một đoạn trích này:
“Mình sống theo một kịch bản chính xác như cậu hàng ngày. Mình làm mọi người cười trong công việc. Mình đã tận tâm và đáng trông cậy. Sau đó mình về nhà trong một căn hộ cô đơn và suy ngẫm về lý do mà mình phải tiếp tục. Rồi mình tiếp tục đi làm vào ngày hôm sau với chiếc mặt nạ của bản thân lần nữa. Mọi người đều thích mình nhưng không ai trên hành tinh này yêu mình cả.”
Giống như nhiều bệnh, trầm cảm tồn tại trên một phổ rộng, với mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến suy nhược hoàn toàn. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường đo lường tác động của tình trạng bằng cách đánh giá mức độ hoạt động của người bệnh.
Triệu chứng điển hình: 
- Cảm thấy buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọng. 
- Thay đổi thói quen ăn uống—sụt cân và không muốn ăn hoặc thèm ăn kèm tăng cân
- Thay đổi giấc ngủ—ngủ quá nhiều hoặc không đủ
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn để có động lực làm việc gì
- Mất hứng thú với những người và/hoặc những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho bạn
- Gặp khó khăn trong tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch. 
- Thờ ơ với sức khỏe thể chất và vẻ bề ngoài của bản thân
- Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình
- Những triệu chứng về thể chất liên tục không đáp ứng điều trị, như là đau đầu, rối loạn tiêu hóa, và đau cổ và lưng mạn tính
Một vài tip nho nhỏ dành cho các bạn có thể giúp các bạn không phải tìm đến gặp bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn(là tôi nè). Vì tôi có thể chia sẻ và nó free:
- Đặt ra ranh giới của bản thân 
- Luyện tập thể thao
- Thực hành chánh niệm (đặt ý thức vào hiện tại)
- Thiền
- Thử thách những suy nghĩ không có ích mà mình có
- Dùng lời khẳng định tích cực
- Tập thở (breathwork - tìm các kĩ thuật thở trên youtube nhé)
- Tìm sự trợ giúp, động viên từ những người xung quanh
- Học về sức khỏe tâm lí
- Massage/ chăm sóc bản thân
- Kết nối với mọi người
- Ghi chép trong ngày
- Ăn những món ăn bổ dưỡng
Nếu muốn có lộ trình cụ thể: hãy liên hệ 

4. High Functioning Depression - Trầm cảm chức năng cao

Nhiều nhà trị liệu và người mắc bệnh gọi là trầm cảm "tê liệt", một trạng thái mà người ta không thể giữ công việc, giữ vệ sinh cơ bản, ra khỏi giường hoặc cam kết với bất kỳ mối quan hệ nào. Sẽ thật khó cho tôi để có thể diễn tả cho bạn hiểu về anh bạn này. 
Một dạng bệnh không đủ mạnh để ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thực hiện các trách nhiệm hàng ngày như công việc và nhiệm vụ khác tại nhà. Tuy nhiên, trầm cảm chức năng cao có thể mang một số triệu chứng giống như bất kỳ dạng rối loạn nào khác, đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng trong ít nhất 2 năm. Bạn có thể hiểu đơn giản nôm na rằng: Trầm cảm như một con dao sắc nhọn. Còn anh bạn chúng ta đang nói đến ở đây thì lại là một con dao cùn. Cả hai con dao đều gây tổn thương đối tượng chỉ là bằng hai cách khác nhau nhưng kết quả thì chỉ có một. 
Và sự dày vò của trầm cảm chức năng cao được các sinh viên đại học Đại học Northwestern -Evanston, Illinois- Mỹ thực hiện khảo sát miêu tả rằng:
“Dù tôi không mắc phải căn bệnh này nhưng nó như một sự dày vò đáng sợ”
“Nó như một bộ phim kinh dị mà bạn không bao giờ có thể quên đi được phần đáng sợ nhất vậy”
“Thật khó chịu khi phải chịu những điều đó. Sao họ vẫn có thể chịu đựng được”
“Bạn phải bỏ ra một số tiền lớn để chữa trị bệnh ung thư. Nhưng với những điều này (danh sách câu hỏi) bạn sẽ sẵn sàng chết đi còn hơn”
Triệu chứng cơ bản giống như bệnh Trầm cảm thông thường. Nhưng có sự khác biệt để các bác sĩ và nhà tư vấn có thể xác định và phân biệt giữa 2 trường hợp bệnh này và đưa ra những câu hỏi, gợi ý đến với khách hàng. 
Người bị trầm cảm chức năng cao vẫn đi làm, tương tác tốt với mọi người nhưng ngoài giờ làm việc, họ có thể không thích gặp gỡ bạn bè, lấy cớ “công việc căng thẳng” để từ chối những lời mời của người khác. Họ có thể tự cách ly mình và tạo ra khoảng cách với các mối quan hệ khác. Trong công việc, họ có thể là người mà mọi người yêu thích, hài hước, năng nổ và chu đáo, luôn có những người khách hàng yêu cầu được họ phục vụ. Và rồi mình về nhà và nó như thể hoàn toàn là một thế giới khác vậy...
Họ cảm thấy sống theo một kịch bản chính xác như những người khác làm hàng ngày. Làm mọi người cười trong công việc. Tận tâm và đáng trông cậy. Nhưng khi về nhà trong một căn hộ cô đơn và suy ngẫm về lý do mà họ phải tiếp tục làm những điều như vậy. Rồi lại tiếp tục đi làm vào ngày hôm sau với chiếc mặt nạ của bản thân lần nữa. Họ sẽ luôn có suy nghĩ:”Mọi người đều thích họ nhưng không ai trên hành tinh này yêu họ cả.”
Chắc chắn khách hàng có thể (Hoặc không) trải qua nhiều ngày mà không tắm gội hay đánh răng, có những giai đoạn chỉ có thể khóc và tự làm đau bản thân. Ý nghĩ về việc tự tử cũng vẫn tồn tại trong họ. Nhưng vẫn cũng đến trường, nhưng cũng ra ngoài với bạn bè, có những con điểm tốt và đậu hết tất cả các môn. Và Có hoặc không cảm thấy như thể mình có một cuộc sống hai mặt.
Dùng Effexor (T/N: một loại thuốc chống trầm cảm, lo âu và rối loạn hoảng sợ) được một thời gian bạn sẽ không còn cảm thấy tồi tệ như trước nữa từ lúc bắt đầu. Chuyện hồi phục là hoàn toàn có thể. Vậy nên đừng bỏ cuộc. Hãy hỏi xin được giúp đỡ. Bắt đầu với những công việc nhỏ nhặt như nấu ăn hay dọn dẹp là có thể cảm thấy khá vĩ đại rồi. Nếu cậu có thể có ai đó giúp đỡ một chút nữa thì tình hình sẽ có thể tiến triển xa hơn nữa đó. Tất nhiên bạn cũng có thể tham khảo những tip bên trên tôi đã từng đề cập.
Tại sao người ta lại mong đợi những người mắc các bệnh về tâm lý vẫn sẽ cư xử như một người bình thường, ổn định vậy?
Điều đó thật là ác độc. Họ đã đủ vất vả lắm rồi.
Nếu không thể là một người thấu cảm. Hãy là một người đừng phán xét. Nếu không thể ở bên họ hãy cho họ một không gian yên lặng nhất có thể. Vì đã từng có lúc Chúng tôi chỉ ước giá như trầm cảm đơn thuần chỉ là một chút "buồn bã".
Tổng hợp kiến thức và soạn thảo: Lê Mai

Đọc thêm: